Một chính quyền Biden có nghĩa là một “sự đảo ngược ngớ ngẩn” đối với những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump - được xem là có “sức mạnh răn đe” đối với những kẻ thù chính của Mỹ: Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên.
Chính quyền giả định Biden có kế hoạch nhấn mạnh vai trò của quân đội đối với ngoại giao, mà không thừa nhận rằng ngoại giao như vậy sẽ có rủi ro cao - khi không có được sức mạnh của “lực lượng quân sự áp đảo”.
Biden thích tập trung vào các phương pháp khác như ngoại giao và thương mại - như những phương tiện của quyền lực quốc gia.
Một nguồn tin giấu tên nói với Axios: “Có dấu hiệu rằng đây không phải là một chính quyền sẽ đặt Lầu Năm Góc vào trung tâm của mọi thứ”.
Nền ngoại giao ‘quỳ gối’ yếu kém và quân đội rỗng tuếch
Chính quyền giả định Biden đại diện cho sự quay trở lại của “nền ngoại giao quỳ gối yếu kém và quân đội rỗng tuếch” của những năm trong thời kỳ Obama. Quay lại năm 1975, Biden đã lên án ý tưởng rằng Hoa Kỳ nên làm nhiệm vụ “cảnh sát thế giới” bằng cách chống lại chủ nghĩa xã hội. Ông ta không bao giờ hiểu được giá trị của việc răn đe như một công cụ ngoại giao.
Ông ta thích xây dựng sự đồng thuận với "các đồng minh của chúng ta" thay vì hành động quyết đoán, như trường hợp của thỏa thuận hạt nhân thảm khốc Iran — một sự quay trở lại… phía sau đuôi.
Những “kẻ thù hung hãn” như Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Ayatollah Ali Khamenei và Kim Jong Un “bỏ túi” mọi nhượng bộ mà họ nhận được.
Biden nổi tiếng vì đã thúc đẩy quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với nước Nga vào năm 2011.
"Thưa ông Thủ tướng, trong trường hợp ông không nhận thấy, có một sự khác biệt thực sự giữa việc trở thành Tổng thống và Phó Tổng thống. Tin rất tốt là Tổng thống và tôi đồng ý 100% về sự cần thiết phải tiếp tục thiết lập một mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Nga”, Biden nói trong cuộc gặp năm 2011 với Putin.
“Đó là lý do tại sao tuyên bố chính sách đối ngoại đầu tiên mà chính quyền của chúng tôi đưa ra khi tôi thực hiện bài phát biểu tại Munich, rằng đã đến lúc ‘nhấn nút khởi động lại’ và thay đổi bầu không khí. Tôi cho rằng tám năm trước đã không tận dụng được những cơ hội tồn tại cho cả hai quốc gia của chúng ta. Nó thực sự không quan trọng bằng cách nào — đó là lợi ích của chúng ta và tôi hy vọng lợi ích của Nga sẽ giúp mối quan hệ của chúng ta phát triển”, Biden đã phát biểu.
Điều này không ngăn được Nga xâm lược Ukraine ba năm sau đó.
Cơ sở lý luận tương tự đã được áp dụng cho Trung Quốc và Iran. Các biện pháp ngoại giao và thương mại không mục tiêu hiếm khi khuất phục được kẻ xâm lược. Thương mại trong thời Obama-Biden đã không thể ngăn cản Trung Quốc xây dựng căn cứ ở các vùng biển quốc tế ở Biển Đông - vốn đe dọa Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Những tuyên bố ‘rỗng’
Biden tin rằng Hoa Kỳ nên giảm bớt sự “phụ thuộc” vào vũ khí hạt nhân, ngay cả khi các đối thủ của Mỹ muốn hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ và vô hiệu hóa khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ.
Ông ta phản đối việc sản xuất vũ khí hạt nhân “năng suất thấp” và ủng hộ ý tưởng về “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, nhưng ông ta lại không có ý tưởng về cách thực hiện điều đó “một cách có trách nhiệm”.
Mong muốn có được hòa bình bằng mọi giá, bao gồm cả việc khuất phục kẻ thù, đã đánh dấu toàn bộ sự nghiệp chính trị 48 năm của Phó Tổng thống Joe Biden. Trong suốt những năm 1980, Biden làm ngơ việc Liên Xô gian lận trong cuộc chạy đua vũ trang. Ông ta phản đối việc Tổng thống Ronald Reagan rút khỏi “hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân SALT II” - vốn hầu như không giúp gì để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Biden vẫn có ý định tham gia hoặc duy trì các hiệp ước hạt nhân - mà các đối tác không mấy quan tâm đến việc tôn trọng và chấp hành đầy đủ.
Ông ta có kế hoạch tiếp tục Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) mà chính quyền Obama đã ký vào năm 2010 - mà không cần điều kiện tiên quyết. Hiện đại hóa hạt nhân của Nga sẽ không bị dừng lại. Và Biden cũng không có kế hoạch rõ ràng nào để chấm dứt hay hạn chế sự phát triển của Nga đối với các phương tiện vận chuyển hạt nhân siêu thanh.
Điều này cũng đúng với thỏa thuận hạt nhân Iran mà các giáo sĩ hồi giáo của Iran đã lừa dối.
Trong nhật ký của mình, Tổng thống Reagan đã gọi Biden là “một kẻ phá bĩnh thuần túy”, người đã cố gắng ra tay “cứu thế giới” khỏi mục tiêu thành công thiết yếu của Reagan là ngăn chặn và đánh bại Liên Xô.
Michele Flournoy, cựu thứ trưởng bộ quốc phòng về chính sách dưới thời Tổng thống Obama - người được xem là một bộ trưởng quốc phòng dưới thời Biden, đã cùng với Biden ủng hộ việc gia hạn START III vô điều kiện - ưu tiên chi phí hơn khả năng hiện đại hóa hạt nhân.
Biden có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp công nghệ cao của chính quyền Trump. Hoa Kỳ đang nỗ lực để bắt kịp Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Nếu chính quyền giả định Biden muốn thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên, Biden (nếu có thể thắng cuộc bầu cử) nên tránh quản lý về mặt vi mô khả năng chiến đấu của quốc gia từ Nhà Trắng. Việc quản lý vi mô thời Obama đã dẫn đến phản ứng thảm hại đối với ISIS, khiến chính quyền Obama không thể tiêu diệt được quân Hồi giáo ISIS.
Tương tự, việc từ chối có đường lối cứng rắn hơn đối với Pakistan, Iran, Trung Quốc và những người ủng hộ Taliban khác khiến thế lực Hoa Kỳ trở nên suy yếu.
Sự thiếu hiểu biết của Biden về khả năng răn đe - vốn là điểm chính trong chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ - sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và các đồng minh của Hoa Kỳ.
Tác giả: John Rossomando là nhà phân tích cấp cao về chính sách quốc phòng tại Trung tâm Chính sách An ninh và từng là nhà phân tích cấp cao về chống khủng bố tại Dự án Điều tra về Khủng bố trong 8 năm.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả.
© Thủy Tiên
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét