Nhiều người tin rằng Tổng thống Donald Trump đã thua trong cuộc bầu cử (mặc dù kết quả cuối cùng vẫn chưa ngã ngũ), và giới truyền thông cũng không phải ngoại lệ khi liên tục đưa tin về “kết quả bầu cử”, thậm chí còn tự phong chức cho ứng viên Joe Biden. Sự thất bại về mặt lý thuyết của ông Trump đã khiến giới truyền thông trở nên bớt náo nhiệt hơn.
Hai tuần sau cuộc bầu cử, nhà báo Nicholas Kristof - người từng đoạt giải Pulitzer của tờ New York Times - ngập ngừng và miễn cưỡng phải thừa nhận rằng, Tổng thống Trump đã đúng. Việc cấm cho phép trẻ em đến trường như một phương án để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán là một chính sách tai hại.
Ông Kristof viết: “Ngay cả khi đó là lời tuyên bố phát ra từ miệng của Tổng thống Trump, thì một số điều vẫn đáng để lắng nghe. Ông Trump đã đề cập đến vấn đề này trong nhiều tháng yêu cầu tái mở cửa trường học, xét về khía cạnh này, ông ấy gần như đúng hoàn toàn. Trường học, đặc biệt là trường tiểu học, không phải là nguồn lây virus chính, và việc cho phép học từ xa đang được chứng minh là một thảm họa đối với nhiều trẻ em trong gia đình có thu nhập thấp.”
Tất nhiên, ông Kristof sẽ không thể thừa nhận cách nhìn chính xác của Tổng thống Trump nếu không có “một số điều là đúng”. Nên nhớ rằng, đây là New York Times, một tờ báo không tán thành bất kỳ một Tổng thống Cộng hòa nào kể từ năm 1956. Điều đó có nghĩa đây là một bước tiến nhỏ.
Nhà báo Kristof thậm chí còn hướng những lời chỉ trích giống phong cách của Tổng thống Trump đến các thành phố do Đảng Dân chủ điều hành.
Và, dù vô tình hay không, ông đã đề cập đến Chương trình Phiếu thưởng K-12 dành cho trẻ em nội thành: “Đảng Dân chủ đã chủ trương đóng cửa các trường học dẫn đến sự tàn phá đối với hàng triệu gia đình và làm hỏng tương lai của trẻ em. Các thành phố như Boston, Philadelphia, Baltimore và Washington DC đã đóng cửa trường học trong khi cho phép các nhà hàng hoạt động… Việc đóng cửa trường học càng làm tăng thêm sự bất bình đẳng này. Vì nhiều trường tư vẫn mở cửa và các bậc cha mẹ giàu có thậm chí có thể giúp trẻ em thích nghi với việc học từ xa. Nhưng ngược lại đối với trẻ em trong gia đình có thu nhập thấp thì phải chịu thiệt thòi hơn và bị tụt lại phía sau.”
Vẫn là New York Times, sau khi phong chức “Tổng thống” cho ứng viên Joe Biden, đã bất ngờ đặt câu hỏi về tính khoa học đằng sau lệnh cấm ăn uống ngoài trời mà hầu hết các quận ở California mới ban hành.
Trong bài “Những đám đông nhỏ làm lây lan virus, nhưng liệu chúng đủ sức để tạo ra một cơn sóng không?”, tờ New York Times viết: “Liệu những bữa ăn tối và tiệc nướng ở sân sau của gia đình có thực sự là động cơ thúc đẩy sự gia tăng các ca nhiễm mới hiện nay hay không? Các nhà khoa học nói rằng các dữ liệu hiện có không ủng hộ cho ý kiến đó. Tuy nhiên, ý tưởng cấm tập trung đông người lặp đi lặp lại thường xuyên khiến nó trở thành một phản xạ theo thói quen thông thường, điều này làm hạn chế ở nhiều tiểu bang…”
“Mặc dù ít chắc chắn hơn, nhưng nhiều nhà dịch tễ học nói rằng có rất ít bằng chứng cho thấy việc tụ tập trong gia đình là nguồn gốc của phần lớn các ca nhiễm virus kể từ mùa hè. Thật vậy, việc xác định nguồn gốc của bất kỳ đợt bùng phát nào đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều, hiện nay virus đã lan rộng và người Mỹ có thể bị phơi nhiễm theo nhiều cách…”
Nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm Julia Marcus thuộc Đại học Harvard cho biết: “Gióng lên hồi chuông cảnh báo liên tục về rủi ro tiềm ẩn mà các cuộc tụ tập đông người có thể mang lại sẽ giúp truyền tải mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch bệnh. Nhưng mặt khác, ở một số bang, sự ngộ nhận đã dẫn đến những chính sách hà khắc không phù hợp với khoa học.”
Cựu phóng viên của tờ Washington Post, Carl Bernstein đã chia sẻ tâm trạng của phần lớn những người cánh tả ghét Tổng thống Trump khi anh cáo buộc chính ông đã “cẩu thả” trong cách xử lý với đại dịch “dẫn đến cái chết của nhiều người”. Nhưng trớ trêu thay khi sau cuộc bầu cử, không ai khác mà chính Tiến sĩ Anthony Fauci lại phát biểu những lời lẽ tương tự ông Trump hơn.
Về khả năng tiếp tục phong tỏa, ông Fauci gần đây cho biết: “Công chúng Mỹ không có hứng thú với việc đóng cửa, nhưng tôi tin rằng chúng ta có thể phòng chống đại dịch mà không cần phong tỏa. Tôi thực sự tin… Bạn vẫn có thể có những suy nghĩ về việc làm ăn trong khi làm điều này. Không nhất thiết phải đóng cửa mọi thứ. Hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải làm điều đó.”
Không “hứng thú” cho một đợt phong tỏa khác? Điều gì đã xảy ra để “làm theo khoa học”? Đây là một sự thừa nhận ngầm khác mà như Tổng thống Trump đã nhấn mạnh, chúng ta phải xem xét những hậu quả không mong muốn của việc đóng cửa nền kinh tế, bao gồm gia tăng tỷ lệ tự tử, trầm cảm, giết người, lạm dụng ma túy, nghiện rượu và bạo lực gia đình.
Nhưng cuối cùng, phải chăng đến cả một người như “chuyên gia” chỉ trích Tổng thống Trump trên CNN - Jake Tapper cũng phải cất tiếng khen ngợi, đúng theo nghĩa đen là khen ngợi và ghi công cho ông Trump đối với việc thúc đẩy các nhà máy sản xuất và phát triển vaccine cho Covid-19 một cách nhanh chóng?
Chính xác, Jake Tapper đã làm như vậy. Anh nói: “Chúng ta nên dành một chút thời gian, như chúng ta luôn nói về vaccine và Chiến dịch Warp Speed. Bạn biết đấy, gạt tất cả những ‘thất bại’ của chính quyền Trump sang một bên khi nói đến cách phòng chống dịch bệnh, phải nói là có rất nhiều, nhưng lần này là ngoại lệ, đây là một thành công không thể nhầm lẫn và chúng ta nên thừa nhận điều đó.”
Trong bốn năm, phương tiện truyền thông lớn, cùng với các “đồng chí” thuộc Đảng Dân chủ, đã phối hợp “nhịp nhàng” với nhau hòng hạ bệ một đương kim Tổng thống được dân bầu lên - Donald Trump. Họ gần như đã thành công trong cuộc bầu cử này. Tuy vậy, giới truyền thông cánh tả - vốn thường hay có những thành kiến ác ý chống lại những người theo Đảng Cộng hòa, nay đã phải nếm mùi thất bại hoàn toàn với chiến dịch vạch trần tin giả mà Tổng thống Trump là người khởi xướng. Người dân đã đánh mất lòng tin với truyền thông dòng chính. Về phương diện này, ông Trump đã thắng, mà thắng rất to.
© Trân Văn
NTDVN
Theo WND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét