Mới đây tác giả gốc Hoa, Lương Nguyên đã có bài bình luận về sự đối đầu Mỹ-Trung có thể sẽ tiến tới hình thức nào. Sau đây là nguyên văn bài viết của ông được đăng trên trang RFA.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã mang đến cho Hoa Kỳ những thách thức chưa từng có tiền lệ và cũng chưa hề được chuẩn bị trước. Các đảng cầm quyền Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đã bị ĐCSTQ thao túng mà không nhận ra.
Cuốn sách được xuất bản gần đây có tên “Hỗn loạn dưới thiên đường, Trump-Tập và trận chiến cho thế kỷ 21” về tình trạng khó khăn và nguy hiểm mà Hoa Kỳ phải đối mặt trước khi ông Trump lên nắm quyền, đã được tiết lộ một cách có hệ thống. Đây là một cuốn sách quan trọng và mang tính thời đại của thế hệ trí thức mới Hoa Kỳ, và tất cả những ai quan tâm đến quan hệ Mỹ – Trung đều nên đọc kỹ.>
Thông tin nội bộ quan trọng được tiết lộ trong cuốn sách này cho chúng ta biết rằng ông Trump đã mở ra một mô hình đối đầu và cạnh tranh toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc một cách điên cuồng và gần như thảm khốc. Dù bạn có thích Trump hay không, thì mô hình này là không thể đảo ngược. Tôi ủng hộ quan điểm này của tác giả.
Yếu tố quan trọng nhất trong mô hình này không phải tập trung vào Trump quá nhiều mà chính là Tập Cận Bình. Vì vậy, điều này có nghĩa là, một cuộc xung đột thảm khốc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sắp xảy ra, như Kissinger đã cảnh báo gần đây? Tôi ủng hộ quan điểm rằng, vì đại dịch toàn cầu viêm phổi Vũ Hán từ Trung Quốc, và bởi vì Tập Cận Bình đang cố gắng sử dụng cuộc khủng hoảng này để tìm kiếm quyền bá chủ toàn cầu, nên khả năng “chiến đấu không ngừng nghỉ” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng lên.
Lý do rõ ràng là bệnh dịch này đã mang lại cho Hoa Kỳ và toàn thể cộng đồng quốc tế sự hiểu biết sâu sắc và đồng thuận về mối đe dọa của Trung Quốc đối với trật tự thế giới dưới sự cai trị của Tập Cận Bình. Điều này sẽ giúp Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế vượt qua sự cám dỗ về lợi ích và gia tăng sức đề kháng và sự chống trả. Việc có được sự đồng thuận trong vấn đề Trung Quốc và thúc đẩy những thay đổi lớn, cũng như điều chỉnh chính sách đã và sẽ tiếp tục có tác dụng rất tích cực. Hoa Kỳ đã trì hoãn việc tái thiết cơ sở hạ tầng trong nhiều năm, và khả năng đạt được khởi đầu lịch sử vì đối đầu với Trung Quốc. Sự cần thiết phải cạnh tranh với Trung Quốc không chỉ làm giảm sức cản chính trị, mà còn làm rõ nhiều mục tiêu ưu tiên và lộ trình mà trước đây khó xác định.
Một lý do quan trọng khác là bệnh dịch toàn cầu này cũng đã làm gián đoạn các kế hoạch hay giấc mộng của Tập Cận Bình. Tôi chưa bao giờ tin rằng Tập Cận Bình thực sự muốn chiến đấu, nhưng kể từ khi đại dịch bùng phát, các lực lượng xoa dịu khác nhau ở Hoa Kỳ và phương Tây, cũng như các màn trình diễn khác nhau của các lực lượng ủng hộ ĐCSTQ ở Đài Loan, đã cho tôi thấy việc Tập Cận Bình cho rằng mình có cơ hội “bất chiến tự nhiên thành” không phải là một ảo tưởng vô căn cứ.
Đối với cuộc đối đầu Mỹ-Trung có liên quan đến sự phát triển của đại dịch toàn cầu lần này, các lực lượng chính trị và xã hội quốc tế tiềm năng khác nhau mà Tập Cận Bình dựa vào để hiện thực hóa quyền bá chủ của mình, đều đã quay đầu. Sự thay đổi về các yếu tố quyền lực mềm này, cùng với việc ĐCSTQ thiếu thời gian để hoàn thành việc triển khai đầy tham vọng vào năm 2025, khiến Tập Cận Bình rơi vào tình thế khó khăn đến mức nguy cơ chấp nhận rủi ro gần đây là quá lớn, và cả “thời gian lẫn thế trận” đều không thuộc về ông ta.
Tuy nhiên, dù Hoa Kỳ và Trung Quốc đều theo đuổi tình thế “đấu mà không đánh bại”, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không phải là mối đe dọa đáng kể nhất đối với trật tự thế giới. Các giá trị và quy tắc làm nền tảng cho trật tự nội bộ của Tập Cận Bình và Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ là nguồn gốc của mối đe dọa này. Khi Hoa Kỳ lãnh đạo cả thế giới đi kiềm chế con thú dữ này, càng làm gia tăng sức ép khiến cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội của Trung Quốc “bùng nổ”.
Trên thực tế, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã nói với các dân biểu Mỹ rằng nếu Hoa Kỳ kiên quyết yêu cầu Trung Quốc hạn chế nhập cư, Trung Quốc có thể thả hàng chục triệu người ra khỏi đất nước và tác động đến trật tự thế giới. Mối đe dọa này đối với Hoa Kỳ và thế giới tự do với tình trạng bất ổn dân sự của Trung Quốc không chỉ là một trò chơi chiến lược của những người cầm quyền ĐCSTQ, mà còn là một thách thức thực sự. Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể “đấu mà không đánh bại”, nhưng Hoa Kỳ và thế giới sẽ phải chuẩn bị cho vấn đề này.
Như vậy tác giả Lương Nguyên đã chỉ ra, dù cuộc chiến Mỹ-Trung không tới mức một mất một còn, chỉ là “đấu mà không đánh bại”, nhưng ĐCSTQ vẫn hết sức nguy hiểm cho toàn thế giới. Và dù Mỹ không cần tung ra hết sức mạnh để triệt để hủy diệt nó, thì những giằng co hiện tại cũng có thể khiến bất ổn xã hội Trung Quốc gia tăng, các mâu thuẫn nội tại của một Trung Quốc bị cai trị bởi ĐCSTQ cũng sẽ tự được đẩy ra và đến lúc nào đó sẽ “bùng nổ”.
* Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của tác giả.
© Lương Nguyên
Vũ Dương biên dịch
ĐKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét