HÀ NỘI, Việt Nam (AP) - Tàn tích còn sót lại của kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu lớn ở Việt Nam là 114 trụ cột dẫn ra Biển Đông và một sà lan đầy máy móc rỉ sét.
Trong bức ảnh chụp ngày 10 tháng tư năm 2011 ảnh, một chiếc thuyền đi ngang qua cảng Vân Phong bị bỏ hoang ở miền Nam Việt Nam. VIETNAM OUT Photo: TuoI Tre Newspaper, Van Ky / AP |
Cảng bị bỏ rơi ở miền Nam Việt Nam đứng trơ trụi như một biểu tượng của sự tồi dở của các nhà lãnh đạo Cộng sản và nhu cầu phải cải cách cấp bách một hệ thống doanh nghiệp quốc doanh đang đè nặng lên một nền kinh tế đã nở rộ trước đây.
Những người lên án cầm quyền nói rằng điều này nó cũng cho thấy cách thức chính quyền địa phương và các công ty nhà nước thường được cho phép theo đuổi các dự án hạ tầng cơ sở sai lạc, đắt cắt cổ, và đầy dẫy những tham nhũng mà kết quả chỉ mang lại giàu có cho một thiểu số, không phải sự phát triển kinh tế mang lại lợi ích chung cho đất nước của 87 triệu dân.
Nhà nước đang yêu cầu các nhà đầu tư trong và ngoài nước tài trợ cảng biển Vân Phong khi mà hiện nay Đường Hảng Hải Quốc Gia/Vietnam Shipping Lines, hoặc Vinalines, đã ra khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đó là chuyện không tưởng bởi vì các dự án, được dự kiến sẽ có 37 bến, không nằm gần bất kỳ một cơ sở sản xuất quan trọng nào trong khu vực và đã thiếu thực tế ngay từ đầu.
Họ nói lựa chọn tốt hơn là phát triển đường bộ và đường sắt xung quanh các cảng nằm trong vòng đai mở rộng của TP Hồ Chí Minh, cũng như Vietnam có thể phát triển một cảng nước sâu gần thành phố Hải Phòng. Một đề xuất mở 1 cảng lớn gần Hải Phòng gần đây đã gây sôi nổi vì dự đoán các chi phí leo thang và các khả năng phải nạo vét đáy sông.
Vũ Tú Thành, đại diện cho US-ASEAN, có trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn cho biết Việt Nam đã mất đi tiếng tốt của mấy năm trước đây là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ở châu Á. Ông nói các nhà đầu tư tương lai muốn chính phủ đẩy mạnh các cải tổ kinh tế quy mô lớn sẽ loại bỏ các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả nhất.
"Không có gì sai về việc có doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án lớn, các công trình thâm dụng vốn như hải cảng", ông Thanh, đại diện cho nhóm vận động các công ty Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. "Vấn đề là: Có doanh nghiệp quốc doanh nào thích đáng không?".
"Câu trả lời điển hình tại Việt Nam là: Không".
Việt Nam có đường biển dài 3.200 km (1988 dặm) dài hơn so với bờ biển mạn tây của Mỹ - và vị trí hoàn hảo trên Biển Đông, bao gồm một số các kênh hàng hải lớn nhất thế giới. Nhưng Việt Nam thiếu cơ sở hạ tầng nối kết, đặt cảng của họ ở một vị thế cạnh tranh bất lợi so với các giao điểm thương mại toàn cầu lâu đời như Singapore, Thượng Hải và Hồng Kông.
Kết quả là, các nhà sản xuất ở Việt Nam thường bị ép buộc trước tiên phải gửi thùng chứa/containers đến những cảng biển lớn hơn và từ các nơi đó hàng hóa sẽ được vận chuyển đến châu Âu và Bắc Mỹ.
Các doanh nhân và quan sát viên cho rằng khu vực cảng là một ví dụ điển hình về sự bảo che chính trị và nạn tham nhũng cố hữu đang phá hoại sự phát triển của đất nước.
Việt Nam có khoảng ba chục cảng biển và dăm bảy bến có chất lượng cao đang chào đón các hãng tàu quốc tế, nhưng không có cảng lớn nào có nối kết nhanh chóng với các đường giao thông và đường sắt một cách hiệu quả.
"Tất cả các tỉnh ven biển muốn có một cảng nước sâu", ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc các chương trình chính sách công cộng thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh do Mỹ tài trợ cho biết. "Chính quyền trung ương cần được hậu thuẫn chính trị từ các tỉnh này, để họ không từ chối những đề xuất này".
"Ai cũng muốn có phần trong đây", ông nói.
Trong năm 2010, quốc doanh xây tàu Vinashin đã gần sụp đổ với một khoản nợ là 4,5 tỷ USD, dẫn đến sự hạ cấp xếp hạng tín dụng quốc gia và gây báo động với một áp lực lớn ở 1 nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam. Tháng trước, cảnh sát đã bắt hai cựu giám đốc điều hành cấp cao tại một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Ngành ngân hàng đã tăng tốc với các khoản nợ xấu trong những năm gần đây, nhiều món nợ trong số này đã cho công ty nhà nước vay.
Vinalines cũng đã bị soi rọi kỹ. Trong tháng Ba, cảnh sát đã bắt một số các giám đốc điều hành của họ và cáo buộc họ quản lý yếu kém trong việc mua một ụ tàu dẫn đến thiệt hại khoảng 5 triệu USD. Trong tháng 5, thanh tra chính phủ đã ban hành một báo cáo nói rằng công ty đã có 5 khoản vay mặc định trị giá 1 tỉ mốt USD và đã mua 73 tàu thủy nước ngoài, nhiều tàu trong số đó đã gây thua lỗ và thiệt hại hàng triệu đô la. Đầu tháng này, cựu lãnh đạo của Vinalines, Dương Chí Dũng, đã bị bắt tại một nước láng giềng sau một cuộc truy nã quốc tế.
Các vấn đề tại các ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò chủ chốt trong sự suy thoái của nền kinh tế Việt Nam. Từ mức tăng trưởng 7% trong năm 2010 sụt xuống trên 4% trong khoảng 6 tháng đầu của năm nay. Đầu tư nước ngoài cũng giảm trong bối cảnh lạm phát và sự bất lực của đất nước trong việc xây dựng đường sá, điện lưới và cầu cống các doanh nghiệp cần phát triển để thịnh vượng.
"Điều tối quan trọng là Chính phủ tiếp tục đặt ưu tiên cao cho cơ sở hạ tầng trong chương trình nghị sự", ông Peter Smidt-Nielsen, Tổng giám đốc công ty vận tải hàng hải toàn cầu Maersk Line tại Việt Nam và Cam-pu-chia nói.
"Nếu mậu dịch tăng trưởng mà bạn không chịu cải thiện bất cứ điều gì cho cơ sở hạ tầng, bạn sẽ tiếp tục có sự đình trệ và tắc nghẽn nhiều hơn và nhiều hơn nữa, và tất cả điều này sẽ đưa đến chi phí cao cho các nhà xuất cảng và nhập cảng," ông nói.
MIKE IVES, Associated Press -NewsTimes
---------------------------------------------------------
Nguồn: Seaport delay highlights shaky Vietnam economy - NewsTimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét