BANGKOK (AFP) – Tương lai chính trị của Thủ tướng Việt Nam chưa biết được thua tại Hội nghị 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam nơi những vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh tế đang là đề tài chính, các chuyên gia nói.
Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, không có nhiều lý do để ăn mừng kể từ khi quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát thông qua việc bổ nhiệm ông làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai từ tháng 7 năm 2011.
Vì một chuỗi các vụ bê bối và một danh sách ngày càng dài của các vấn đề kinh tế, giới quan sát nói, khiến vị trí lãnh đạo của ông có thể lung lay, mặc dù việc loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Sự bất mãn của công chúng vì tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát hồi sinh, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng đã đặt Dũng dưới sức ép ngày càng tăng khi 175 thành viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản họp trong tuần này.
Hội nghi 6 có khả năng là “đấu trường tỉ thí giữa thủ tướng VN và phe chỉ trích”, chuyên gia về những vấn đề Việt Nam Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Úc nhận xét.
“Ít nhất, có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cắt giảm các quyền hạn rất lớn mà Dũng và văn phòng thủ tướng đã thu tóm từ lâu nay,” Carl Thayer viết hôm thứ Ba.
“Câu hỏi lớn là phe chỉ trích Dũng có tìm cách đẩy Dũng khỏi ghế thủ tướng hay không,” Thayer nói thêm.
Cuộc họp bí mật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản bắt đầu vào thứ hai và sẽ kéo dài hai tuần - gấp đôi thời gian bình thường - cho thấy những vấn đề quan chức chính trị Việt Nam phải giải quyết là một danh sách dài.
“Đây là chuyện bất thường khi có nhiều vấn đề phải bàn đến tại hội nghị trung ương và hội nghị phải kéo dài quá lâu,” Tổng Bí thư ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng, được xem là một trong những đối thủ chính của ông Dũng, tuyên bố trên một bài báo trên tờ Nhân dân, báo của Đảng CSVN.
(Từ trái) Dũng, Sang, Trọng Nguồn: OntheNet. |
Giới chuyên gia về vấn đề VN cho biết Ban Chấp hành Trung ương, gồm cả Dũng có quyền lật đổ bất kỳ thành viên nào trong 14 người trong Bộ Chính trị, ban lãnh đạo hàng đầu của Đảng CSVN.
Chính phủ độc tài của Việt Nam đang phải vật vã kềm giữ độ bất mãn ngày càng tăng của quần chúng vì sự phổ biến ngày càng lớn của các blog và các phương tiện truyền thông bằng những mạng xã hội hay các trang web là diễn đàn bày tỏ những quan điểm chính trị.
Chính quyền VN đang trấn áp các blogger với một loạt các bản án tù khắc nghiệt, cùng kiểm duyệt chặt chẽ thông tin trên Internet nhưng blog chính trị trên mạng vẫn là một nguồn thông tin tức rất phổ biến tại Việt Nam.
“Chưa bao giờ Thủ tướng bị tấn công ác liệt vì các vấn đề kinh tế và tham nhũng [như hiện nay],” một đảng viên Đảng Cộng sản, dấu tên, cho biết.
“Đây là một cuộc chiến giữa phe tiền và phía quyền lực, ngay trong lòng Đảng CSVN, để giải quyết vấn đề tham nhũng và làm sạch hàng ngũ,” ông nói thêm, cho biết Dũng và các đồng minh kinh tế của mình ở một bên [tiền] và các đối thủ chính trị khác thuộc về phía quyền lực.
Dũng, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương, nhậm chức vào năm 2006, được cho là đã trở thành thủ tướng nước quyền lực nhất từ trước đến giờ.
Được xem như là một người theo khuynh hướng đổi mới khi mới được bổ nhiệm lần đầu, ông đã sử dụng quyền lực của mình để tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng theo mẫu của Nam Hàn dựa vào các đại công ty quốc doanh để điều khiển nền kinh tế.
Nhưng trong những tháng gần độ phát triển kinh tế đã chậm hẳn, lạm phát lại gia tăng, số đầu tư trực tiếp nước ngoài sút giảm và những lo ngại về khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng èo uột tăng hẳn lên.
Sự gần sụp đổ của công ty vận chuyển khổng lồ Vinashin trong năm 2010 đã rọi đèn vào các vấn đề tài chính của các công ty nhà nước khổng lồ, trong khi việc bắt giữ một tài phiệt trong giới ngân hàng được xem là đồng minh của Dũng, trong tháng tám, khiến giới đầu tư mất tin cậy vào ngân hàng tại Việt Nam và làm người ký thác rút tiền đồng loạt ra khỏi các trương mục tại Việt Nam.
Quan tâm ngày càng tăng đã khiến tuần rồi Moody đã hạ cấp hạng tín dụng của Việt Nam, viện dẫn những yếu kém trong hệ thống ngân hàng và “nguy cơ cao” có khả năng chính phủ Việt Nam phải tốn rất nhiều tiền để cứu hệ thống ngân hàng.
Giới quan sát nói rằng đối thủ của ông Dũng, đặc biệt là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Nguyễn Phú Trọng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, dường như đều muốn Dũng phải trả gia cho những thất bại của ông.
“Với nền kinh tế của Việt Nam phải đối phó với vấn đề sâu xa, rủi ro của một cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Điều đó có thể đưa đến sự lật đổ Thủ tướng và các đồng minh chính trị của ông đang tăng,” Said Rajiv Biswas, kinh tế gia đặc trách Châu Á Thái Bình Dương của công ty tư vấn IHS Global Insight nhận xét.
Nhưng Dũng, theo giới quan sát ghi nhận, đã thoát khỏi những vụ đấu đá trong quá khứ có thể tránh để khỏi bị sứt mẻ thêm một lần nữa.
“Đuổi ông ấy không phải là một điều dễ dàng” đảng viên Đảng Cộng sản, dấu tên, nói.
Theo DCVOnline
Nguồn: Vietnam PM's future uncertain as communists meet. Didier Lauras (AFP), 3/10/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét