Có gì nhục bằng Việt Nam ngăn dân tưởng niệm ngày 17 tháng 2, còn Trung Quốc thì không * - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Có gì nhục bằng Việt Nam ngăn dân tưởng niệm ngày 17 tháng 2, còn Trung Quốc thì không *


HÀ NỘI - Nhà nước CSVN thì hoàn toàn nín lặng. Một số nhân sĩ, trí thức tới Ðài Liệt Sĩ ở thủ đô Hà Nội đặt vòng hoa tưởng niệm những người lính đã bỏ mình vì bảo vệ quê hương khi bị quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 bị công an cản trở.

Nhóm nhân sĩ, trí thức tới Ðài Liệt Sĩ ở Hà Nội để đặt vòng hoa tưởng niệm những người lính đã chết
trong cuộc chiến Việt-Trung 1979 đang bị công an CSVN ngăn cản. (Hình: xuandienhannom.com)


Trong khi đó, tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc, các cuộc tưởng niệm lính Trung Quốc chết trận trong cuộc xâm lăng đó được tổ chức khá trang trọng và đông đảo.

Tin tức từ hôm 17 tháng 2, 2013 đã cho biết chế độ Hà Nội cho công an và đám người tay chân ngăn chặn một nhóm trí thức, nhân sĩ, gồm cả những người từng nắm các chức vụ cao trong guồng máy nhà nước CSVN như bộ trưởng, đại sứ, giáo sư đại học, mang vòng hoa tới đặt tại Ðài Liệt Sĩ và dâng hương tưởng niệm.

Người Trung Quốc tập trung với vòng hoa đến đài kỷ niệm làm lễ truy điệu các người lính chết trận trong
cuộc chiến 17 tháng 2, 1979. (Hình từ Basam)

“Lực lượng bảo vệ đài tưởng niệm đã gây cản trở và tìm đủ mọi cách để ngăn không cho đoàn nhân sĩ trí thức vào viếng, thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, đặc biệt là những người đã ngã xuống trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 chống giặc Tàu xâm lược.” Bản tin trên xuandienhannom.blogspot.com viết.

Một đoạn video clip phổ biến trên youtube cho thấy cuộc tranh cãi giữa những người tới tưởng niệm với ‘lực lượng bảo vệ’ ở Ðài Liệt Sĩ rất gay gắt. Ðám người ‘lực lượng bảo vệ’ bị mắng là “hèn”, đại diện cho một chế độ “hèn”.

Các cựu quân nhân Trung Quốc kỷ niệm cuộc chiến thắng mà họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ”.
(Hình trên Basam)


Vì không được đặt vòng hoa ở Ðài Liệt Sĩ, họ đành kéo tới tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ để “đặt vòng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong mặt trận chống Tàu Cộng Mùa Xuân năm 1979”. Ðồng thời họ còn đến Gò Ðống Ða, nơi đại quân nhà Thanh phơi xác ngày 5 Tháng Giêng Kỷ Dậu (tức năm 1789) để tưởng niệm nhưng cũng bị cấm cản.

Ngược lại với hành động của nhà cầm quyền CSVN, bên Trung Quốc, một số trang mạng bên đó đã đăng tải bài viết và hình ảnh kỷ niệm rất hoành tráng tại nhiều địa phương cuộc xâm lược Việt Nam kéo dài một tháng bắt đầu từ ngày 17 tháng 2, 1979 mà kẻ cầm đầu Bắc Kinh lúc đó là Ðặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học” nhưng trên mặt tuyên truyền chính thức thì nói “đánh trả tự vệ”.

Khoảng 600,000 quân (theo nhà cầm quyền CSVN nhưng phía Trung Quốc nói hơn 200,000) gồm nhiều binh đoàn của Trung Quốc với hàng ngàn đại bác và xe tăng đã được Trung Quốc lùa qua biên giới đánh phá đồng loạt cả 6 tỉnh của Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến chỉ kéo dài một tháng thì Bắc Kinh đột ngột rút quân về nước nhưng thiệt hại nhân mạng cả hai bên được mô tả rất lớn. Ngoài thiệt hại tài sản gần như toàn bộ, rất nhiều người dân Việt Nam tại 6 tỉnh đã bị quân xâm lăng giết hại. Tại một địa điểm của tỉnh Lạng Sơn có tấm bia ghi lại 43 phụ nữ và trẻ em của một làng đã bị quân Trung Quốc giết hại rồi ném xác xuống giếng.

Hà Nội loan báo giết được 30,000 quân xâm lược Trung Quốc nhưng một số tài liệu của họ nói lính Trung Quốc chết khoảng 7 ngàn người, bị thương khoảng 21 ngàn người. Tạp chí Time nói khoảng gần 10,000 lính CSVN thiệt mạng và hàng ngàn thường dân vô tội bị giết hại.

Nơi hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến “phản kích tự vệ” đối với Việt Nam của các cựu chiến binh tham
chiến quê ở Quý Châu. (Hình trên Basam)

Trang thông tin điện tử Basam ngày Thứ Sáu có một số bản dịch từ các mạng điện tử của Trung Quốc từ New.ifeng.com đến people.com.cn, hxcy1965.blog.163.com, và bbs.tiexue.net.

Không có hình ảnh nào cho thấy cả những người mang quân phục hoặc thường phục nào tham dự các cuộc kỷ niệm này bị cản trở gì cả khi họ tiến đến các đài kỷ niệm ở nhiều địa phương từ Quý Châu đến Quảng Châu. (T.N.)

Bài liên quan:

Còn ở Việt Nam đi viếng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược thì bị công an ngăn chặn


Chữ trên băng rôn: Tổ quốc muôn năm

Chữ trên các băng rôn: Tưởng nhớ chiến hữu







NỖI ĐAU DÂN TỘC

Nghĩ về Đại-nạn Quốc-dân,
Ai người tranh đấu vì dân chung lòng.
Đồng tâm cùng trở về nguồn,
Ngẫm suy công khó Cha Ông …phi thường.
Đuổi phường giặc Hán vô lương,
Xâm lăng, vơ vét… đủ đường gian ngoa.
Khởi đầu: Tần Thủy (Hoàng) can qua,
Sau khi làm chủ nước Tàu, một phương.
Bên kia lưu vực Trường Giang (*),
Xâm lăng đoạt lấy Lĩnh Nam sau này.
Mỵ Châu, Trọng Thủy an bày…
Sau thời Âu Lạc lên thay vua Hùng.

Cháu con Viêm Đế: Anh-hùng,
Thắng quân man rợ – lẫy lừng phương Nam.
Từ thời giành lại Lĩnh Nam,
Sáu Lăm thành quách vẻ vang giống dòng.
Tức thời Nhị-vị họ Trưng,
Đuổi tên Tô Định, tiếp đường Lạc Vương.
Lập nền Tự-chủ một phương,
Trải bao sóng gió cương cường chí nhân.
Ngẫm xem trải mấy ngàn năm,
Trường Sơn sừng sững, Nam Quan chọc trời.
Nhìn chung vận nước tả tơi,
Việt gian bán nước, lòng người phân ly.

Người người vì nước ngẫm suy,
Tây Nguyên xương sống mất rồi: Làm sao?
Ải Nam Quan trải bao triều,
Thành trì kiến cố giữ bờ cõi Nam!
Ai dâng cho bọn giặc Tàu
Đã từng trải thảm mời vào Thăng Long (*)
Việt gian bọn chúng phải không?
Hô hào từng rất “anh hung” chỗ mô?
Còn đâu nguyện vẹn cơ đồ?
Bao quanh Tàu cộng: Trường Sa sóng gào.
Bao triều xương trắng máu đào,
Đảng gian cộng sản: Rước Tàu nghĩ sao???

Vĩnh nhất Tâm 11.06.2012



(*) Sông Dương Tử
(*) Ý tác giả muốn khơi lại nguồn gốc khởi đầu của Việt-tộc trên lưu vực sông Dương Tử (thuộc những tỉnh Giang Tây, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và Tứ Xuyên bên nước Tàu bây giờ) tức Trương Giang bây giờ. Và xác định rõ nét từ thời Hai Bà Trưng tới Ngô Quyền Đại-đế, đã hoàn toàn độc lập và xác định lằn ranh Hán Việt. Những triều đại sau đó tiếp giữ giang san và phát triển đất nước, là Nhà Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý, Trần, Hậu Lê và triều họ Nguyễn Tây Sơn (39-1789).
(*) Xin mời Độc giả vào xem dòng thơ “1000 Năm – Thăng Long – Ngày Đại Lễ”. Đúng theo lịch sử, ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long vào tháng thượng tuần tháng bảy tức mùa thu năm 1010. Chính là ngày Hoàng-đế Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư Về thành Đại La và đổi sang là Thăng Long thành. Trong khi cộng sản việt gian tổ chức ngày ấy vào 1 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 tức là dành cho hai ngày lễ của Tàu. Thứ nhất, là ngày 1 tháng 10 năm 1949, kỷ niệm ngày Mao trạch Đông đánh đuổi Quốc Dân Đảng Tàu do Tưởng giới-Thạch lãnh đạo chạy ra Twain (Đài Loan). Thứ hai, ngày mà ông Tôn dật-Tiên lật đổ được triều đại Mãn Thanh để Hán-tộc trở lại làm chủ nước Tàu vào ngày 10 tháng 10 năm 1911. Và chính ngày ấy bọn Việt gian cộng sản mời Tàu vào Thăng Long. Khi biết bao nhiêu người dân miền Trung bị ngập lụt đói khát không cơm ăm áo mặc, thì Việt gian cộng đảng phải ngày đêm phục vụ bọn Tàu cộng sang ăn trên ngồi chốc trên nỗi thống khổ của máu, của mồ hôi và của nước mắt đồng bào Việt Nam từ ngày 1.10 đến 10.10.2010 (mồ hôi nước mắt không phải chỉ riêng hơn 80 triệu dân trong nước, mà cả hơn 3 triệu đồng bào chạy giặc từ sau 30.4.1975 ngày Đại-nạn; mỗi năm theo sự thống kê trên dưới 4 tỉ Mỹ kim hàng năm, chưa tính tiền của Việt gian ở hải ngoại về hà hơi tiếp sức để thống trị đồng bào). Chưa tính Miền Bắc từ sau 20.7.1954 và Miền Nam từ 30.4.1975. Tiền bọn chúng chi trên 4 tỷ rưỡi đồng Đô-la, bằng 10% tổng sản lượng quốc gia, theo tàn mạn trên nhiều bài viết về “Lễ hội 1000 năm Thăng Long” của Việt gian cộng sản.


Theo Người Việt



* Tựa bài do VAOL đặt tên lại.

Nguồn:

oOo

Trong lúc đảng và nhà nước ta kiên định thực hiện “cam kết không nhắc lại qúa khứ nữa” với bạn vàng phương Bắc. Thì người anh em cùng ý thức hệ vẫn tưng bừng kỷ niệm cái ngày mà theo họ, đó là ”cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới”.

Song song với các chương trình “ăn mừng chiến thắng” ở khắp nơi trong cả nước, tại các nghiã trang, các nghi thức tưởng nhớ các liệt sỹ cũng được ông “bạn vàng” dâng hương hoa tri ân một cách trang trọng.

Ta hãy xem bài báo sau đây khắc rõ thực hư!

全国各地举行纪念对越自卫反击战胜利三十四周年活动
2013-02-20 09:48:27| 分类: 博主原创作品精选|字号 订阅


KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

20-02-2013
正月初八即2013年2月17日又正值中国对越自卫还击战首战34周年纪念日,全国各地举行纪念对越自卫反击战胜利34周年活动。参加活动参战老兵代表讲话,回顾了对越作战的历史,总结了对越作战的意义,倾诉了幸存老兵对牺牲战友的怀念之情,诉说了和英烈战友一起在战场战斗的情形,表达了参战老兵的爱国之心,歌颂了英烈的丰功伟绩,鞭挞了当今社会遗忘英雄的不良现象,呼吁全社会加强爱国主义教育、关爱英雄、敬重英雄,不忘历史,怀念英烈!


Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!

Chữ trên băng rôn: Tổ quốc muôn năm

2013年春节,西安的大街小巷挂起了造型各异的大红灯笼和各种“春”的塑雕,千年帝都营造出了浓厚的节日气氛。当人们还沉浸在喜迎蛇年春节的氛围中时,正月初八即2013年2月17日又正值中国对越自卫还击战首战34周年纪念日,古城西安,天气阴沉,好似老兵的心情一样沉重。早10点钟西安各区县的战友陆续从四面八方向西安烈士陵园集结,参加对越自卫反击战胜利34周年活动。

Mùa xuân năm 2013, trên đường phố Tây An treo đầy những chiếc đèn lồng đủ hình đủ dạng và các bức điêu khắc chữ “Xuân” (“春”), tạo nên bầu không khí ngày tết nồng ấm ở nơi đế đô ngàn năm. Khi mọi người còn đang đắm chìm trong không khí mùa xuân năm con Rắn, ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối vớiViệt Nam, cổ thành Tây An thời tiết ẩm ướt, nặng nề như tâm tình của các cựu chiến binh vậy. 10 giờ sáng, các chiến hữu từ khắp các quận của thành phố Tây An về tập kết ở xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Tây An để tham gia hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Chữ trên các băng rôn: Tưởng nhớ chiến hữu

参加纪念活动的参战老兵们一起合影留念。
Các cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động chụp ảnh lưu niệm


正月初八即2013年2月17日,广州市(含珠三角周边地区、市、县)参战、退役军人1000余人在广州烈士陵园举行纪念自卫还击战34周年暨拜祭烈士活动。

Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013, hơn 1000 quân nhân tham chiến, xuất ngũ ở thành phố Quảng Châu (bao gồm cả các khu, thành phố, huyện xung quanh Châu Tam Giác) đã tổ chức hoạt động viếng liệt sĩ nhân kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu.

Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam Sư đoàn 163 Quân đoàn 55 Quân khu Quảng Châu tưởng nhớ các chiến hữu
 hi sinh vẻ vang (băng rôn lớn nhất)

Cựu chiến binh Sư đoàn 124 Quân đoàn 42


Cựu chiến binh tham chiến kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam (băng rôn)

Kỷ niệm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam (dòng chữ trên cùng)


Long trọng kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam (băng rôn)

贵州籍参战老兵纪念对越自卫反击战胜利34周年活动现场

Hiện trường hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
của cựu chiến binh tham chiến quê ở Quý Châu


Vợ chồng ông Yan Xiqing – chủ cửa hàng bán hoa tươi ở Quảng Tây, hàng năm cứ dịp này cung tiến mỗi mộ một
bông cúc vàng để tri ân các liệt sỹ tử đạo trong trận phản kích tự vệ…


广西龙州彩燕喜庆花店的老板,每年的这个时候,夫妻俩都会在每一位烈士的墓碑前献上一朵美丽的菊花,深切的悼念缅怀对越自卫反击战斗中光荣牺牲的烈士们

Chủ cửa hàng hoa Thái Yến Hỷ Khánh ở Long Châu Quảng Tây hàng năm cứ vào dịp này là cả hai vợ chồng đều dâng một bông cúc tươi trước mộ từng liệt sĩ, hoài niệm sâu sắc những liệt sĩ đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam


我们强大的祖国,是倒下的英烈们用年轻的生命,创造了彪炳千秋的功绩。国富民强的辉煌历史,是参战勇士们,用沸腾的热血,从硝烟弥漫的战场,从血雨腥风的苦难,换取了我们今天的和平盛世。祖国!我为你自豪!参战老兵,我为之骄傲!

历史铭记沧桑,苦难铸就辉煌。一段段血与泪凝结的苦难,一页页中国人民不懈的抗争,一次次战争与和平交织而成的希望与辉煌,站在历史的制高点上,昔日的战场已硝烟散尽,在这个物欲横流的社会,还有什么能让我们感动不已?我们能做的就是铭记历史沧桑,铸造属于我们的辉煌。

Nỗi đau của bà mẹ TQ (hay VN) mất con
nào có khác gì nhau?

Tổ quốc to lớn của chúng ta là do những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống đã dùng sinh mệnh trẻ trung của mình để tạo nên những chiến tích rạng rỡ muôn đời. Lịch sử vẻ vang quốc phú dân cường là các cực chiến binh ham chiến đã dùng bầu máu nóng sục sôi, từ chiến trường khói súng mịt mù, từ gian khổ thấm đẫm máu đào đánh đổi lấy nền hòa bình thịnh vượng ngày hôm nay của chúng ta. Tổ quốc! Ta tự hào vì người! Cựu chiến binh tham chiến, ta hãnh diện vì anh!

Nguồn: hxcy1965.blog.163.com (Theo bản dịch trên trang ABS)

Cũng có người cho rằng, các lễ kỷ niệm “trận chiến phản kích tự vệ…” này chỉ diễn ra ở diện hẹp ở các địa phương với sự tham gia của các cựu chiến binh từng tham chiếm để tưởng nhớ các đồng đội cũ của họ. Nhưng không hiểu cái “cam kết không nhắc lại qúa khứ nữa” giữa hai đảng kiểu gì mà tờ Phượng Hoàng cơ quan ngôn luận của Đảng CS Trung Quốc lại cho đăng những dòng tin như thế này vào đúng cái ngày qúa khứ buồn của cả hai bà mẹ Việt Nam và Trung Quốc đã mất tới hơn nửa triệu những đứa con yêu của mình (Việt Nam: trên 30.000; Trung Quốc: trên 20.000)???

Ảnh chụp bài đăng trên Nhân Dân Nhật báo



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad