(Tất cả các nội dung dưới đây được viết dựa trên giả định rằng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc là do hành vi gửi bài “Vài lời với TBT ĐCSVN N guyễn Phú Trọng” cho blog Anh Ba Sàm).
Mình có nói rằng, “càng ở trong một quốc gia có xu hướng (và thực tế là) vô luật, người dân càng phải hiểu biết về hiến pháp và luật pháp như là những công cụ bảo vệ công dân, đặc biệt là ý thức được về các quyền của bản thân. Nếu không, họ sẽ bị chính các lực lượng công quyền (như công an) lợi dụng, nhẹ thì bắt nạt, nặng thì hà hiếp, đàn áp”.
Hôm nay, nhân sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc, mình xin nhắc lại câu đó, một lần nữa.
Bởi vì, theo luật pháp (của nước CHXHCN Việt Nam), nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện báo Gia đình và Xã hội. (Mình đang nói ở góc độ luật pháp, không xét đến các khía cạnh khác như tình cảm, tình nghĩa, tình đồng nghiệp v.v.)
Bởi vì, theo luật pháp – cụ thể là theo Luật Báo chí nước CHXHCN Việt Nam, báo Gia đình và Xã hội KHÔNG CÓ QUYỀN đuổi việc một phóng viên của mình khi phóng viên đó không viết bài cho báo mà lại viết rồi gửi “ra bên ngoài”, kể cả đứng tên thật và nêu rõ thông tin nhân thân, trong trường hợp này là thông tin “nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, báo Gia đình và Xã hội”.
Mọi quy chế hoạt động, hợp đồng lao động của báo với anh Kiên, nếu có điều khoản nào quy định rằng anh Kiên không được viết bài gửi ra bên ngoài với thông tin nhân thân của anh, đều là trái luật và do đó, vô giá trị.
Mình muốn khẳng định điều này: Não trạng tự kiểm duyệt, não trạng nịnh trên nạt dưới, não trạng khúm núm và xúm xít quanh “lãnh đạo Đảng và Nhà nước” của các toà soạn báo Việt Nam đang ở mức báo động. Chính cách làm đó, cách nghĩ đó mới bôi nhọ chính quyền nhanh hơn bao giờ hết. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn là không có một chỉ đạo cụ thể, trực tiếp nào đến toà soạn báo Gia đình và Xã hội trong trường hợp nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Chỉ có toà soạn hối hả ra quyết định đuổi việc nhân viên của mình trong vòng chưa đầy một ngày mà thôi (và điều đó có dấu hiệu vi phạm Luật Viên chức).
Vì sao các nhà báo, các vị lãnh đạo toà báo, các toà báo, không chịu nghiên cứu hiến pháp và luật pháp kỹ hơn và sử dụng chính hiến pháp, luật pháp làm công cụ bảo vệ mình? Sao lại để bị cơ quan công quyền bắt nạt?
Mình không biết đã có bao nhiêu lần anh em trong toà soạn mình nhận những lời “hỏi thăm, trao đổi” của “các cơ quan hữu quan” về “trường hợp phóng viên Đ.T.”, nhưng chưa bao giờ mình phải sợ các cơ quan ấy, vì một lý lẽ rất đơn giản mà xác đáng của toà soạn, đại ý là “nếu phóng viên vi phạm pháp luật, xin các đồng chí cứ xử lý theo pháp luật, và có văn bản; còn nếu phóng viên không vi phạm pháp luật thì cô ấy làm gì ngoài cơ quan, là việc của cô ấy”.
_________________________
Phát biểu của TS Nguyễn Quang A về việc TBT Nguyễn Phú Trọng ra chỉ thị xử lý những người có ý kiến trái chiều
Sáng nay, tại trụ sở Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội, RED đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề: Tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách; Đông đảo các nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, truyền thông-báo chí; đại diện Cục Báo chí-Bộ Thông tin-Truyền thông; Đại diện cơ quan thông tin truyền thông Văn phòng Quốc hội đã đến dự nghe và tham luận…
Có trên 10 tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo này nhấn mạnh, phân tích và chỉ ra những mặt tích cực, tiêu cực của các phương tiện thông tin truyền thông đối với việc ban hành các chính sách của nhà nước…
Cuộc hội thảo đã diễn ra tới 12 giờ trưa, nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắng, cởi mở và hàm chứa nhiều thông tin bổ ích…
Xin trích một trong những ý kiến phát biểu tại hội thảo này của Tiến sĩ Nguyễn Quang A và ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang mạng Anhbasam về hệ lụy của việc TBT Giadinh.net buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:
Theo blog Đoan Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét