Thực hư vụ điều tra Chu Vĩnh Khang - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Thực hư vụ điều tra Chu Vĩnh Khang


Truyền thông từ Trung Quốc cho thấy Đảng Cộng sản đang tăng cường điều tra tham nhũng đối với ông Chu Vĩnh Khang, 70 tuổi, cựu Ủy viên Văn phòng ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và từng có chân trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Chu Vĩnh Khang còn là trùm an ninh cho đến năm ngoái
Một loạt quan chức hàng đầu của PetroChina đã bị giam giữ điều tra kể từ tháng Tám. Ông Chu từng là tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), công ty mẹ của PetroChina Co (niêm yết ở Hong Kong), trong giai đoạn 1996-98.

Động thái này có thể cho thấy quyết tâm của lãnh đạo mới trong nỗ lực giải quyết thực trạng tham nhũng tràn lan của đất nước, nhưng mục tiêu của các cuộc điều tra này nhắm tới ông Chu, người nhà và cả thành viên trong họ hàng của ông. Các nhà phân tích nói rằng đây là bước nhằm làm tê liệt mạng lưới hỗ trợ của ông Chu, người cho đến năm ngoái còn là chóp bu an ninh của Trung Quốc.

Vào ngày 22/11/2013, trang mạng Caixin tại Trung Quốc đưa tin rằng Mễ Hiểu Đông, một cựu quan chức cấp trung tại China National Offshore Oil Corp (CNOOC) bị nhà chức trách tới giải đi vào tháng Mười.

Caixin không đề cập trực tiếp đến tên của Chu Vĩnh Khang, nhưng nó chỉ ra mối quan hệ của ông Mễ với con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Tân. Hai nguồn độc lập ở Bắc Kinh cũng xác nhận mối quan hệ giữa Chu Vĩnh Khang và Chu Tân với BBC vào ngày 24.

Thỏa thuận với Iraq

Trong tin đưa, Caixin cho biết ông Mã, 43 tuổi, là người bạn thân của Chu Tân. Trong những năm qua, ông Mễ đã quản lý các doanh nghiệp dầu cho Chu Tân. Chu Tân là cựu Chủ tịch của Công ty dầu và khí tự nhiên Bắc Kinh Zhongxu Yangguang Technology Ltd. Cả hai người này bắt đầu thành lập công ty riêng của mình vào năm 2006, một năm sau khi ông Mã rời CNOOC .

Các nguồn tin nói với Caixin rằng Chu Tân bán các thiết bị sử dụng trong các giếng dầu và khí đốt của công ty dầu khí quốc doanh Missan Oil của Iraq vào năm 2010 và 2011. "Ông Mã đã tiến hành các giao dịch cho Chu Tân,” các nguồn tin cho biết .

Trong cùng năm đó, CNPC, công ty năng lượng lớn nhất của Trung Quốc một thời dưới quyền quản lý của cha ông Chu Tân là Chu Vĩnh Khang, đã mua một hợp đồng dịch vụ kỹ thuật của Halfaya, Iraq. Mỏ này thuộc sở hữu của Missan Oil. Cũng vào khoảng thời gian đó, CNOOC cũng đạt một thỏa thuận tương tự với Missan Oil ở đông nam Iraq.

Ông Chu từng dẫn dắt Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)
Caixin cho biết hai người đàn ông này mua thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau của Trung Quốc, và đã cố để tạo ra lợi nhuận bằng cách bán các thiết bị này cho Iraq. " Nhưng vì Iraq từ chối mua thiết bị giếng dầu từ Trung Quốc vì lý do chất lượng , ông Mã đã gửi một số thiết bị của họ sang Hoa Kỳ trước rồi mới đưa tới Iraq."

Các thiết bị, với giá mỗi thiết bị từ 20 ngàn đến 100 ngàn đôla, rốt cùng được các công ty Trung Quốc đóng tại Iraq mua, và kể từ đó vẫn chưa sử dụng. Các nguồn tin cho biết rằng cả ông Mễ và ông Chu "đã dùng quan hệ" để giúp bán các thiết bị tại Iraq.

Thành viên gia đình

Kể từ tháng Chín, các tổ chức truyền thông khác nhau của Trung Quốc đã đăng tải tin tức tiết lộ vụ bê bối tham nhũng trong lĩnh vực dầu khí của Trung Quốc. Trong tháng Tám, chính quyền Trung Quốc bắt giữ cựu Chủ tịch của PetroChina và bốn chuyên viên cấp cao của công ty, là công ty lớn thứ hai thế giới về vốn hóa thị trường.

Một số quan chức lãnh đạo các công ty dầu khí nhỏ hơn có mối liên hệ kinh doanh với PetroChina cũng đang bị điều tra .

Một phóng sự điều tra 21st Century Business Herald, báo đặt tại Thượng Hải phát hành vào ngày 09/09/2013 phát hiện ra một thỏa thuận chuyển giao tài sản năm 2007 được tiến hành bởi một công ty con của CNPC có tên là Tập đoàn Tứ Xuyên Hoa Du.

Phóng sự cho hay công ty con của CNPC đã bán quyền được khai thác mỏ nhiều lợi nhuận cho một công ty tại Bắc Kinh ít được biết đến là Công ty Đầu tư Hồng Phong Gia Phi, có 90% cổ phần thuộc sở hữu của một công ty tại Bắc Kinh có tên là gọi là Công ty Đầu tư Hồng Phong. Cổ đông lớn thứ hai của công ty là bà Chu Linh Anh, 62 tuổi.

Một cuộc điều tra riêng của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho thấy bà Chu Linh Anh là em gái ông Chu Vĩnh Khang. Mối quan hệ được xác nhận bởi một luật sư tại Giang Tô là Tô Long Hi, nguời nói rằng ông có quan hệ làm ăn với Chu Linh Anh.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở chiến dịch chống tham nhũng
Hai cuộc điều tra khác của Caixin được đưa ra tháng trước phát hiện được tên của vợ Chu Tân và bố mẹ vợ ông có dính líu vào làm ăn tại CNPC.

"Người nhà của các quan chức cao cấp Trung Quốc đại lục thường sử dụng bí danh, người trung gian và các công ty con để che giấu cổ phần hoặc danh tính của họ," Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay vào ngày 21/09.

'Đơn vị đặc biệt'

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thiết lập một "đơn vị đặc biệt" để điều tra ông Chu Vĩnh Khang. "Cảnh sát trưởng Bắc Kinh Fu Zhenghua sẽ lãnh đạo đơn vị và báo cáo trực tiếp cho ông Tập." Báo này cho hay như vậy, trích dẫn các nguồn thạo tin chống tham nhũng của Trung Quốc nhưng muốn ẩn danh.

Cùng ngày, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo trên trên tài khoản Twitter của mình rằng ông Tập đã bắt đầu điều tra "những cáo buộc tham nhũng chống lại các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu Chu Vĩnh Khang." Tin nhắn này được gỡ bỏ ngay sau vừa đăng và CCTV sau đó đổ lỗi cho "tin tặc" đăng thông tin này.

Từng một thời là người đứng đầu ngành an ninh của Trung Quốc, ông Chu Vĩnh Khang đôi khi được mô tả như là Dick Cheney của Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp lâu năm của mình trong hệ thống chính trị mờ ám của Trung Quốc, sự nghiệp của ông Chu kéo dài từ ngành công nghiệp dầu khí với các dịch vụ quân sự và an ninh.

Nhiều người tin rằng việc ông Chu bị thất sủng là vì mối quan hệ của mình với ông Bạc Hy Lai, từng là Bí thư Trùng Khánh, người đã bị kết án tù chung thân hồi tháng trước. "Việc ông Chu bảo vệ đồng chí của ông (Bạc Hy Lai) đã góp phần vào sự sụp đổ chính trị của ông, Financial Times nhận định trong bài ngày 11/10/2013.

Liệu Đảng Cộng sản sẽ thông báo công khai cáo buộc tham nhũng của ông hay không vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Nếu Đảng công bố thì vụ này nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng hơn vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai, bởi vì nó sẽ phơi bày sự chia rẽ giữa giới lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc, những người cho đến nay chỉ miễn cưỡng thừa nhận về sự chia rẽ sâu sắc trong hệ thống cầm quyền của họ.

Vincent Ni
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad