Vùng phòng không TQ ‘là cuộc chơi dài’ - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Vùng phòng không TQ ‘là cuộc chơi dài’



Việc Trung Quốc đưa ra “vùng nhận dạng phòng không” tại Biển Hoa Đông để khẳng định tuyên bố về chủ quyền trước Nhật Bản là một cuộc chơi dài hơi, theo giới quan sát.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dùng từ “nguy hiểm” để mô tả việc Trung Quốc thành lập “vùng nhận dạng phòng không” trên vùng biển Hoa Đông.

Vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh mới tuyên bố bao phủ cả quần đảo có tranh chấp mà hiện do Nhật quản lý với tên gọi Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc nói các máy bay đi vào khu vực này phải tuân theo các quy tắc của họ.

Chính quyền Tổng thống Obama từng tuyên bố tự vệ cho Nhật tại quần đảo này.

Giới ngoại giao nước ngoài nói Trung Quốc đang đánh giá thấp cả năng lực hải quân Nhật lẫn cam kết hỗ trợ của Washington cho Tokyo.

Động thái của Trung Quốc đang gây phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, kể cả Hoa Kỳ hiện đang đồn trú hơn 70.000 binh lính tại Nhật Bản và Nam Hàn.

Washington, với hàng trăm phi cơ quân sự đóng trong vùng, nói họ không có kế hoạch tuân thủ các qui định mà Bắc Kinh mới tuyên bố.

Cả Đài Loan và Nam Hàn là những nơi thân Hoa Kỳ đều bác bỏ bước đi này của Trung Quốc.

'Lợi ít hại nhiều'




Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc"

Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C.
Ông Dương Ngọc Quân, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cuối tuần qua đã yêu cầu Hoa Kỳ "thật lòng tôn trọng an ninh quốc gia của Trung Quốc và ngừng đưa ra những phát ngôn thiếu trách nhiệm về việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông.

“Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm dứt toàn bộ các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình luận thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng thẳng trong khu vực,” ông Dương nói.

Nam Hàn đã phản đối Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không vì bao trùm cả một số khu bãi cạn mà Seoul kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.

Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã triệu tập tùy viên quân sự Trung Quốc ở Seoul tới và nói vùng này là không thể chấp nhận bởi được đơn phương vẽ ra.

Seoul nói sẽ không thông báo cho Trung Quốc về các phi cơ bay qua vùng này.

Về ngắn hạn, động thái này gây ảnh hưởng tiêu cực cho nỗ lực của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng cấp vùng, Bonnie Glaser, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C. cho biết.

“Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc,” bà Glaser nói.

Denny Roy, một chuyên gia an ninh tại Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng chọn giải pháp to tiếng trước.

“Trung Quốc nay có thể bắt đầu đếm và đưa tin về điều họ gọi là sự vi phạm của Nhật, và biện luận rằng phía Trung Quốc đã kiềm chế bằng việc họ gọi là không thực hiện quyền bắn hạ, sau đó biện luận tiếp là Trung Quốc không thể nhẫn nại mãi được,'' ông Roy nói.


Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad