|
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam vừa xác nhận Đan Mạch tài trợ vốn xây cầu Chu Va 6, Lai Châu tới Bộ Tài chính, nhưng toàn bộ các khâu sau đó là do Việt Nam tự tiến hành.
Ông John Nielsen nói với BBC từ Hà Nội hôm 28/02: "Chúng tôi hôm nay đã nhận được xác nhận rằng một phần tiền của Quỹ Danida đã được dùng cho dự án cầu treo ở Lai Châu."
Các tin liên quan |
Ngài đại sứ cho rằng, cho tới thời điểm này, trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về chính quyền Việt Nam.
Khi được hỏi liệu các quỹ nước ngoài có thiếu trách nhiệm khi chỉ rót tiền tài trợ và không có đánh giá chất lượng dự án, chất lượng công trình hay giám sát thi công, trong khi có tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp khác nhau trong chính quyền, ông John Nielsen nói vẫn chưa có kết luận điều tra thì chưa biết lý do gây tai nạn thực sự là gì.
Ông Nielsen giải thích thêm, khi tiến hành tài trợ, phía Đan Mạch đã yêu cầu có những bản đánh giá và cam kết từ phía Việt Nam đối với việc dùng tiền vào mục đích xây cầu.
"Khi chính quyền địa phương làm theo những yêu cầu cụ thể của chính quyền Việt Nam điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm việc giám sát và kiểm định."
"Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu," ông Thăng được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói tại cuộc họp chính phủ sáng 28/2.
"Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực kém."
"Nếu là vật liệu đúc nguyên khối theo thiết kế thì có thể chịu tải trọng cả trăm người đi qua."
Trước đó, ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, cũng cho rằng nguyên nhân vụ sập cầu là do ốc neo không đạt chất lượng.
“Kiểm tra thực tế cho thấy cáp cầu treo là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, tự trọng của cầu cũng có tải trọng lớn nhưng kết cấu neo lại không đồng bộ với cáp," ông Sanh được báo Giao thông Vận tải dẫn lời nói.
Đại sứ Đan Mạch cũng nói trong số hơn ba mươi cây cầu ở huyện Tam Đường, chỉ có một vài cây cầu được xây từ quỹ Danida - quỹ hợp tác phát triển của Bộ Ngoại giao Đan Mạch.
Trách nhiệm của ai?
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 26/2, Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, cho rằng "nhất định phải có bên chịu trách nhiệm" trong vụ sập cầu ở Lai Châu.
"Bây giờ phải xem thiết kế tính toán để xem có phải sai sót của người tính toán hay không," ông nói.
"Nếu tính toán đúng mà lại xảy ra tai nạn thì tức là tại bên thi công. Xin nói thêm là tính toán đúng thì cũng phải sử dụng vật liệu cho đúng."
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng vì chính quyền huyện Tam Đường cũng phải có trách nhiệm, với tư cách là bên giám sát công trình.
"Cây cầu do cấp huyện quản lý. Cái gì thì cũng phải có tiêu chuẩn, dù là công trình ở cấp huyện. Bên thi công thì bao giờ cũng phải có bên giám sát, nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy nói là công tác giám sát có được thực hiện hay không," ông nói.
Ông Thăng cho biết dự án cầu treo Chu Va do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng nằm trên địa bàn này, theo VnExpress.
Tuy nhiên, theo ông, "công tác thẩm định thiết kế không có vấn đề mà nguyên nhân là do chế tạo thiết bị không theo thiết kế".
VnExpress cho biết công an tỉnh Lai Châu đang triệu tập nhiều đơn vị và người liên quan trách nhiệm trong vụ sập cầu treo đến làm việc, .
Tuy nhiên trang này cũng dẫn lời ông Bùi Gia Lượt, Phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, nói hiện chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án, mà phải chờ kết luận giám định về mẫu ốc neo.
Cho tới nay, con số người chết từ vụ sập cầu hôm 24/2 được nói đã lên 9 người, trường hợp mới nhất vào sáng thứ Ba 25/2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, theo báo trong nước.
Bệnh viện này cũng điều trị gần 30 người bị thương, nhiều người bị thương nặng.
Hồi tháng 10/2012, Chính phủ Bấm Đan Mạch loan báo đóng ba dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam sau khi cơ quan kiểm toán phát hiện nghi vấn trong quản lý.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét