|
∇ Nghe tường trình
|
Về sự kiện nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị đàm tiếu về sự giàu có không tương xứng với đồng lương cán bộ trước khi về hưu, Luật sư Trần Đinh Triển ở Hà Nội nhận định:
“Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên thông tin như vậy…chúng ta phải căn cứ vào đó như một nguồn thông tin và thông tin đó chính xác hay chưa chính xác thì cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước phải được tiến hành xác minh điều tra làm rõ, xem rằng nó có khối tài sản như vậy không, thật hay giả nguồn gốc từ đâu ra. Yêu cầu ông Truyền với tư cách là một đảng viên, nguyên là một cán bộ Tổng thanh Tra Nhà nước phải giải trình trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân về khối tài sản đó; yêu cầu ông Truyền nếu không giải thích được và nếu giải thích được nguồn đó từ tham nhũng và vi phạm pháp luật, thì cũng phải xử lý theo qui định của pháp luật. Tôi cho rằng có làm như vậy thì mới đem lại niềm tin yêu của người dân.”
Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.
- TS Nguyễn Quang A
|
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam nhận định:
“Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.”
Trong thực trạng hiện nay ở Việt Nam, cuộc chiến chống tham nhũng được mô tả như để cứu vãn chế độ, khôi phục niềm tin của nhân dân. LS Trần Đình Triển nhận định:
“Nếu chúng ta không đấu tranh chống tham nhũng triệt để thì để cán bộ nhà nước, những người có chức có quyền vẫn lợi dụng vào việc vơ vét tài sản của nhà nước của nhân dân, làm giàu cho bản thân mình. Trong khi đó ở các vùng sâu vùng xa, nhiều người dân khác, đặc biệt là người làm công ăn lương đang rơi vào tình cảnh kinh tế hết sức khó khăn là điều không thể chấp nhận được.”
Trong một lần trả lời chúng tôi, chuyên gia kinh tế độc lập TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội ghi nhận một nỗ lực phòng chống tham nhũng của giới lãnh đạo Đảng.
“Hiện nay về phía Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án trong thời gian vừa qua như Vinalines với Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.”
|
LS Trần Đình Triển nhấn mạnh đến việc phải có những quyết sách cụ thể :
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây.
- TS Lê Đăng Doanh
|
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một sự cải cách thể chế có thực chất thì mới có thể giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Năm 2006 khi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khảng khái nói rằng sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng. Tình trạng hiện nay không đổi khác mà còn có phần tệ hại hơn. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế năm 2013 Việt Nam bị xếp hạng 116/177 quốc gia về chỉ số cảm nhận tham nhũng.
Câu chuyện về ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ với biệt thự lớn như lâu đài, có thể chỉ là những nét chấm phá trong toàn cảnh bức tranh quyền lực và tham nhũng tại Việt Nam.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét