Ông Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với đại diện Mặt trận Tổ quốc |
Cho tới nay, ông Dũng có lẽ là ủy viên Bộ Chính trị có nhiều phát biểu được đăng tải trên báo chí nhất về cuộc chiến 1979.
Các báo trong nước tường thuật hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ hôm thứ Tư 19/2 cho hay ông Dũng đã trả lời một số kiến nghị được đưa ra trong cuộc họp.
Bà Phạm Thị Trân Châu, quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ, đã đề nghị chính phủ xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến 1979 vào sách giáo khoa.
Một ý kiến khác cho rằng sự nhìn nhận về những cống hiến, hy sinh của quân và dân trong cuộc chiến biên giới còn chưa được thỏa đáng.
Ông thủ tướng được dẫn lời nói: "Đảng, Nhà nước không bao giờ cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng như quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc".
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hay Bộ Chính trị vừa qua đã tổ chức hai phiên làm việc để nghe về đề án liên quan tới sự kiện năm 1979 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước đó, cuối năm ngoái trong cuộc họp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Dũng đã yêu cầu đưa các chủ đề cuộc chiến biên giới 1979, Hoàg Sa-Trường Sa và chủ quyền Biển Đông vào sách giáo khoa lịch sử.
Cho tới nay, sách giáo khoa trong trường học gần như không nhắc tới các sự kiện như chiến tranh biên giới hay hải chiến Hoàng Sa.
Báo chí Việt Nam nhiều lần đăng tin bài về các sự kiện này rồi lại gỡ xuống mà không giải thích lý do.
'Lợi ích quốc gia'
Tại hội nghị với đại diện MTTQ, ông Nguyễn Tấn Dũng nói các quyết nghị của Bộ Chính trị về chiến tranh biên giới phía Bắc hay biển đảo, trong đó có về hoạt động kỷ niệm, đều phải cân nhắc kỹ.
“Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”.
Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
|
Các cuộc biểu tình bị cho là khích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc ở trong nước đều bị ngăn chặn và cản trở.
Ngược lại, Trung Quốc cũng được cho là đã có những động thái tương tự khi năm nay không cho báo chí viết bài đưa tin về cuộc chiến tranh 1979.
Một cuộc họp mặt kỷ niệm của cựu chiến binh Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây hôm thứ Hai 17/2 nhằm kỷ niệm sự kiện này đã bị giải tán.
Theo đài Á châu Tự do (RFA), hơn 3.000 cựu chiến binh Trung Quốc đã tới Bình Hương, Quảng Tây nhưng chỉ làm được một buổi lễ ngắn ngủi tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Việt Nam thì bị chính quyền can thiệp.
Sau đó những người này đã tới nghĩa trang các tử sỹ Trung Quốc để tưởng niệm.
Một cựu chiến binh nói với ban tiếng Trung của RFA: "Chúng tôi giương khẩu hiệu lên vài phút thì bị cảnh sát giật mất, họ cũng buộc chúng tôi phải rút đi ngay".
Một người khác thì tỏ ra bức xúc rằng chính phủ đã không có tin bài gì trên truyền thông, chứng tỏ không có sự tôn trọng các liệt sỹ.
Theo RFA, từ 2008 chính phủ Trung Quốc đã cắt trợ cấp cho cựu chiến binh và cựu sỹ quan quân đội, gây khó khăn lớn cho cuộc sống của những người này.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét