Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh - Đảng bộ Hà nam có vi phạm Hiến pháp? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh - Đảng bộ Hà nam có vi phạm Hiến pháp?


Hiến pháp của nước CHXHCN Việt nam kẻ từ năm 1992 tới nay đã qua 2 lần sửa đổi . Điều 4 của HP vẫn giữ 2 nội dung cơ bản:
  1.  Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội
  2.  Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật
Kể đã hơn 20 năm qua đảng lãnh đạo và mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ HP và PL vẫn mơ hồ, chấp chới, lấn sân, đôi khi đã bị đánh tráo một cách lộ liễu.

Vừa qua trưyền thông đưa tin Quốc hội ngừng việc lấy phiếu tín nhiệm của hơn 40 chức danh do quốc hội bầu. Nếu người có trách nhiệm phát ngôn rằng Ủy ban thường vụ quốc hội đã hop thông qua nghị quyết ngừng việc lấy phiếu tín nhiệm thì là hợp hiến. Nếu phát ngôn bộ chính trị chỉ đạo việc ngừng lấy phiếu tín nhiệm là vi hiến .

Trước đây tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ có đơn khởi kiện thủ tướng về việc Quốc hội chưa thông qua kế hoạch khai thác Bô xit mà thủ tướng đã ký Quyết định khai thác là phạm pháp vì rằng quốc hội đã quy định những Dự án có tổng đầu tư trên 600 triệu USD thì phải chờ quốc hội thông qua. Lúc đó có ý kiến cho rằng Quốc hội chưa thông qua nhưng đã có sự đồng ý của Bộ chính trị, nếu điều đó là thực tế thi đảng đã vi hiến. Sau đó lại có phát ngôn chỉnh sửa, kế hoạch khai thác Bô xít chia thành 3 Dự án là Tân rai, Nhân cơ, đường vận chuyển cảng Kê gà, như vậy từng Dự án trong 3 Dự án này chưa có Dự án nào vượt ngưỡng quốc hội không chế, do đó thủ tướng đúng, còn T/s Vũ sai nên phải vào tù. Đến nước này thì không thể dùng ngôn ngữ pháp luật mà bàn luận được, chỉ có thể dùng ngôn ngữ dân gian là Cái lưỡi không xương.

Trong Điều 2 HP có ghi : Nhà nước pháp quyền XHCN là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuốc về nhân dân... Điều 6 và 7 cũng nói rõ Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng việc bầu cử đại biểu Quốc hội theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Căn cứ những nội dung trong HP thì quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, Quốc hội do nhân dân bầu trực tiếp thì rõ ràng là đại diện của nhân dân và là quyền lực Nhà nước, căn cứ những điều trên thì Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, không có tổ chức, đảng phái nào bên trên quốc hội. Vậy thì đảng lãnh đạo thế nào là tùy đảng nhưng không được thay thế quốc hội. Nếu đảng có ý kiến gì cũng phải thông qua quốc hội. Các công việc đại sự của quốc gia mà đảng cứ làm thay quốc hội là vi hiến.

Đó là công việc trên thượng tầng, bây giờ xem xét công viêc ởdưới hạ tầng, bên dưới của 4 cấp chính quyền. Mỗi làng (thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố tùy theo cách gọi của mỗi địa phương) đều có trưởng thôn và bí thư chi bộ. Theo HP thì bí thư lãnh đạo, trưởng thôn điều hành. Từ việc thu sản phẩm từng vụ đến sửa chữa đường xá, tu bổ đình, chùa, nhà mẫu giáo.v.v.. là công việc của trưởng thôn nhưng công việc không trôi chảy thì cần bí thư triệu tập họp các đoàn thể như thanh niên, Phụ nữ, Hội người cao tuổi để vận động giúp cho trưởng thôn hoàn thành nhiệm vụ đó là hợp hiến, Nhưng có nơi bí thư lấn át trưởng thôn để cho dân chúng cứ đến nhà bí thư , trình bày khó khăn rồi đề nghị thế này thế khác với mục đích mang lợi về mình thì đó là vi hiến. Như vậy giữa hợp hiến và vi hiến có một ranh giới rất khó phân biệt. Chính cái ranh giới mong manh này đôi khi lại dẫn tới vi phạm Pháp luất, kèn cựa, mất đoàn kết, có khi lại thành những vụ kiện. Trách nhiệm này thuộc về cấp xã, vi hiến hay hợp hiến thì cấp xã hiểu rõ hơn ai. Trên thượng tầng thì xăm soi từng con chữ trong hiến pháp, có khi phát ngôn vi hiến mà không biết. Hạ tầng thì không cần biết hiến pháp là gì, hiến pháp không liên quan đến họ, dân chúng chỉ biết đến nơi có lợi, đến với trưởng thôn hay đến với bí thư. đâu có lợi thì đến.

Ba cấp trung gian tỉnh, huyện , xã là sợi dây liên hệ từ thượng tầng đến hạ tầng, cơ cấu tổ chức giống nhau có bí thư, kế đến là phó bí thư . Theo cơ cấu (cái này do đảng đề ra) bí thư kiêm giữ chức chủ tịch HĐND, phó bí thư kiêm giữ chức chủ tịch UBND , Theo luật tổ chức Nhà nước thì 2 ngành Tòa án và Kiểm sát hoạt động độc lập, trong công tác chỉ phối hợp với các cơ quan hành chính để điều tra, viếc xét xử và giám sat xét xử là căn cứ Pháp luật quy định, trong quá trình điều tra và trong các kỳ họp thì lắng nghe ý kiến của HĐND. Hai ngành chỉ tuân thủ luật pháp, vậy thì đảng can thiệp vào công việc thực thi pháp luật liệu có vi hiến hay không ?

Xin được trích dẫn một đoạn văn trong công văn số 513/CV - VKS do Phó viện trưởng Viên kiểm sát tỉnh Hà nam Lại Viết Quang ký ngày 15/6/2011 . Nơi kính gửi : Vụ 1, Vụ 1b Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Bộ công an để báo cáo, Nơi nhận để biết : ông Phạm Văn Đức, ông Nguyễn Hà Thanh vì 2 ông là nguyên đơn vụ kiện, hiện thường trú tại thôn Hồng phú xã Thanh châu Thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam . Đây là đoạn trích nguyên văn: "... Đối với Phan Thế Mỹ phạm tội do lỗi vô ý, không có động cơ vụ lợi cá nhân. Trên cơ sở chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà nam, VKSND tỉnh Hà nam và Thường trực Thành ủy thành phố Phủ lý có quan điểm thống nhất do có sự chuyển biến của tình hình đồng thời để ổn định tình hình chính trị địa phương nên không cần thiết phải truy tố mà đề nghị VKSND tỉnh miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị can trong vụ án. Do vậy ngày 03/2/2010 VKSND tỉnh Hà nam đã ra quyết định đình chỉ vụ án. ..."Thế là đã rõ Thường trực đảng của tỉnh và thành phố đã can thiệp nên VKSND tỉnh ra quyết định đình chỉ vụ án.

Có cái công văn số 513 là do trước đó Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh đã ký quyết định khởi tố bị can đối với Phan thế Mỹ cán bộ Địa chính xã và 5 người dân đã hợp tác khai khống đất để nhận tiền đền bù. Sau khi bắt giam và ra QĐ khởi tố đã thu hồi hơn chín trăm triệu đồng, chưa kể số tiền chưa lĩnh do vụ việc bị lộ tẩy, cộng cả 2 khoản phải là 2 tỷ, những người này tội trạng rõ ràng cần phải áp dụng luật pháp . Riêng việc sử dụng con dấu năm 1998 để đóng vào hồ sơ năm 1993 thì bị ém nhẹm ,( năm 1998 Hà nam tách tỉnh nên có con dấu mới, hồ sơ trước 1993 mới có giá trị đền bù) không công khai, làm rõ, không truy cứu tội sử dụng con dấu giả cho mục đích rút tiền. Vụ việc cứ uẩn khúc nên 2 ông Đức và Thanh vẫn theo đuổi vụ kiện, đến nay 2014 vẫn chưa dừng nhưng các cơ quan đều phớt lờ, 2 ông muốn làm rõ ai sử dụng con dấu đó. Chắc là 2 ông chưa đọc hiến pháp, hoặc có đọc mà chưa hiểu. Tuy vậy 2 ông rất hiểu sự vô lý, nguyên do những người kia phạm tội là bởi sử dụng con dấu để tạo hồ sơ giả rồi sau đó là rút tiền. Một thời gian dài cố tình bưng bít và đến nay thì kiên quyết bưng bít. Pháp luật không cho phép tùy tiện.

Vụ việc thì như vậy, công văn của VKSND tỉnh Hà nam thì như thế, điều đó chứng tỏ VKSND không coi Pháp luật là tối thượng, cách làm việc kiểu này có vi hiến không ? Các cơ quan của đảng can thiệp vào công việc của ngành Kiểm sát có vi phạm pháp luật không ? Không thấy bộ luật nào cho phép đảng can thiệp vào các vụ án . Điều 4 HP quy định : mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật.

Cụm từ " Án bỏ túi" đã khá thịnh hành ở Việt nam. Người ta phát ra 3 từ thế là mọi người đều hiểu có ai đó, trong tổ chức nào đó đã chỉ đạo và quyết định rồi, tranh tụng trong phiên tòa chỉ là thủ tục cho có vẻ là thương tôn pháp luật mà thôi. Một hiện tương vi hiến đến mức người dân nào cũng biết nó là thế nhưng không thể nói ra miệng ví không có căn cứ. Vậy thì nội dung công văn số 513 có là căn cứ để nói rằng Thường trực tỉnh ủy và Thường trưc thành ủy thuộc đảng bộ Hà nam đã vi hiến và ông Phó Viện trưởng vi Pháp nên đã để 2 ông Đức và Thanh mất bao nhiêu thời gian mà vẫn chưa tìm ra thủ phạm dùng con dấu giả dấu thật, dùng sai thời gian nên gọi là giả) với mục đích rút tiền chia nhau ?

Cấp tỉnh còn vậy , nói gì đến cấp huyện và xã, cho nên ở dưới hạ tầng làm thế nào là tùy từng làng, thôn, xóm. Đã cho phép tùy thì người dân đế Ủy ban Xã xin xác minh di chúc mà không được cũng là tùy cả, Di chúc không có xác nhận của chính quyền thì lại xảy ra tranh chấp quyền thừa kế, vậy thì sinh ra Hiến pháp, Luật pháp để làm gì mà các vị đại biểu ngồi trên thượng tầng mất bao công sức xăm soi từng con chữ trong khi dân chúng chẳng ai thấy cần thiết ? Đã đến lúc cần phân biệt rõ cách làm việc vi hiến hay hợp hiến của các cấp bộ đảng !

Ngày 23/3/2014
Hoàng Đức Doanh


Bài do tác giả gởi. VANGANH.INFO biên tập và minh hoạ.

Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad