Helen Clark - Sự tàn bạo của công an Việt Nam - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Helen Clark - Sự tàn bạo của công an Việt Nam



Những con chuột. ...
Nạn đàn áp sách nhiễu trầm trọng hơn nhiều so với việc bỏ tù những người viết blog

Đúng vào thời điểm bất lợi cho Việt Nam khi đang tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về việc cung cấp vũ khí, bản báo cáo đầy đủ về sự tàn bạo của công an và nỗi bất an của công chúng do tổ chức Human Rights Watch ở New York phát hành, đã soi chiếu vào các lạm dụng sách nhiễu "rộng rãi" trong hệ thống Tư pháp.

Bản báo cáo cho biết có ít nhất là 24 trường hợp tử vong và vô số trường hợp đánh đập khi bị công an giam giữ từ năm 2010 và năm 2014. Trong đó, có 14 trường hợp tử vong mà cơ quan hữu trách nhận trách nhiệm,10 trường hợp đổ lỗi cho bệnh tất hoặc tự sát. Mặc dù không nói chuyện trược tiếp được với các nạn nhân vì sợ họ sẽ gánh chịu các hậu quả khác, Human Rights Watch nói rằng đây là cuộc điều tra quan trọng đầu tiên về loại thông tin này.

Trong tháng Tám, TNS Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse tuyên bố sẽ thúc đẩy Quốc hội Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm về việc bán vũ khí sát thương cho quốc gia Đông Nam Á này. Các tổ chức vận động nhân quyền khác dự kiến sẽ gây áp lực lên cả Việt Nam và Mỹ để ép buộc Hà Nội phải thay đổi cách cư xử với giới bất đồng chính kiến và thường dân. Việc công khai báo cáo của Human Rights Watch đã giúp phần hiệu quả vào các áp lực này.

Rất nhiều thông tin từ bản báo cáo lấy nguồn từ phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, bản báo cáo cũng ghi nhận là các nhà báo và báo chí cũng đối diện với những khó khan vì tính chất nhạy cảm của chủ đề.

Hà Nội thường xuyên bị tấn công về các thánh tích nhân quyền nghèo nàn. Kể từ khi Myanmar tự do hóa, một số nhà bình luận nước ngoài cho rằng Việt Nam hiện nay là nơi tồi tệ nhất trong lĩnh vực nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền luôn được nêu ra trong hầu hết các chuyến viếng thăm của viên chức Mỹ, trọng tâm là các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Các quyền khác chỉ thi thoảng được đề cập đến, ví dụ như quyền không thể bị công an đánh chết khi vi phạm nhẹ về giao thông như lái xe gắn máy không có mũ bảo hiểm.

Nạn công an tham nhũng, tàn bạo và kém hiệu quả là sự thật lập đi lập lại, đôi khi còn tốn kém và thậm chí đẫm máu đối với đại đa số công dân Việt Nam. Bản báo cáo năm 2013 của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền có viết: "Các lạm dụng sách nhiểu nhân quyền cụ thể gồm những việc như công an cảnh sát tiếp tục ngược đãi nghi phạm... bao gồm cả việc sử dụng sức mạnh gây chết người cũng như các bản án tù khắc nghiệt. .. Ảnh hưởng chính trị, nạn tham nhũng và thiếu hiệu quả tiếp tục làm sai lệch đáng kể hệ thống tư pháp."

Giới bất đồng chính kiến và các blogger thường nêu các vấn đề như thế. Tuy nhiên đối với những người ở bên ngoài đang lên án thành tích nhân quyền của chế độ, quan tâm của họ về các vấn đề ấy thường đứng sau việc họ bị cầm tù. Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Vi Đức Hồi ở Lạng Sơn đã tiểu thuyết hoá một vụ bắt giữ, sau đó là việc đánh đập và cái chết của anh Nguyễn Văn Khương 21 tuổi ở Bắc Giang, Hà Nội trong năm 2010. Sự việc anh Nguyễn Văn Khương không phải là một hành vi chống đối liều lĩnh, báo chí truyền thông địa phương đã đưa tin về cái chết của anh và đã có một cuộc phản đối lớn trong đám tang của anh. Vì việc này và những việc khác nữa, ông Hồi bị bản án tám năm tù, sau đó giảm xuống năm năm.

Cái chết gây phẫn nộ của anh Khương không phải là duy nhất trong các tiêu đề trên báo chí chính thống của Việt Nam. Năm 2011, Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi đã dính líu vào một cuộc cãi nhau ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội sau khi công an tìm cách phạt người tài xế xe ôm vì để hành khách không đội mũ bảo hiểm.

Vụ cãi nhau nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, khi con gái vào thăm trong trại giam, ông Tùng than là mình bị tê liệt và tám ngày sau thì ông qua đời. Trịnh Kim Tiến, con gái ông đã phản đối và treo biểu ngữ bên ngoài cửa hàng của gia đình để phản đối cho sự vô tội của cha mình và sau đó cô thực hiện cuộc phản dối tiếp tục trên trực tuyến.

Chỉ riêng trong năm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về chín cái chết trong tù. Trong hầu hết các vụ án, nếu công an có bị truy tố thì thường không phải là tội sát nhân, một tội trọng, mà với tội danh nhẹ để được hưởng án nhẹ hơn.

Một vụ việc khác về quyền chính trị, cưỡng chế và cướp đất, từng khiến giới viết blog, các công dân – và cả các viên chức cao cấp nhất của chính phủ khi ấy - phải quan tâm. Đầu năm 2012 Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá, bằng vụ khí tự chế, đã đẩy lùi một lực lượng công an xông vào đất trại trục xuất ông và gia đình.

Có đến hơn 100 công an trong vụ việc và dù ông Vươn và thân nhân phải ra hầu toà, (các loại súng cầm tay không được công nhận ở VN) nhưng điểm nổi bật ở đây chính là có việc chiếm đoạt đất đai và tham nhũng ở trong nước và các lực lượng công an, đã và được phép thực thi việc chiếm đoạt bất hợp pháp ấy.

Công chúng đông đảo ủng hộ ông Vươn, gây lo lắng đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh điều tra, cuối cùng đã khám phá ra nhiều hành vi bất thường trong vụ cưỡng chế đất. Một số quan chức địa phương đã bị trừng phạt, nhưng số cá bị thiệt hại khi công an đến san bằng nhà đất của ông Vươn không hề được bồi thường.

Trong một cuộc biểu tình khác về đất đai ở ngoại thành Hà Nội vài tháng sau đó, 1.000 dân làng đã đối mặt với khoảng 3.000 cảnh sát cơ động, nổi tiếng với quân phục màu ô liu đậm của họ cùng trang bị thiết bị chống bạo động và súng AK47. Các cảnh quay nhanh chóng tải lên YouTube và gây phẫn nộ tương tự. Chính phủ cho rằng tất cả đã bị các “thế lực thù địch” (một mô tả gán ghép) dàn dựng nên, điều này cho thấy các nhà hoạt động dân chủ, có thể truy cập đáng kể vào nhiều nguồn thông tin và tốt hơn so với các bộ phận quay phim chính thức của nhà nước.

Tối thiểu là hai trường hợp này cũng đã cho thấy sự liên can của những người rõ ràng là đại diện của nhà nước, ngay cả khi phần lớn họ vẫn còn vô trách nhiệm. Đó là những thanh niên không (hoặc đôi khi hoàn toàn không) chính thức làm việc cho nhà nước, một loại “lực lượng dân phòng” được xử dụng để đe dọa người nông dân canh tác, những ai không chịu giao nộp đất đai hoặc để đánh phá các cuộc biểu tình về đất đai, đòi hỏi lương bổng của công nhân.

Vào tháng Tám năm nay chính phủ đã làm một số việc để thay đổi. HRW và các tổ chức khác đã thận trọng hoan nghênh Thông tư 28, do Bộ Công an ban hành, có tiêu đề là "Quy định về công tác Điều tra Hình sự trong Công an Nhân dân”. Thông tư này được xem là một cải thiện nhưng vẫn còn đôi chút chưa triệt để với những lỗ hổng và bất thường (như việc phân loại người bị tình nghi là tội phạm). Thông tư cấm "việc bức cung. .. hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt".

Một nguồn chuyên môn, ẩn danh tuyệt đối, từng nói chuyện với Asia Sentinel đã cho biết "Việc tra tấn là tiêu chuẩn hành xử của công an khi những người trẻ tuổi bị bắt vì các tội phạm có thực. Công an thường đánh đập các bị cáo để "khuất phục" và tất cả các đồn công an đều có giữ các vũ khí bằng điện để dọa nạt tù nhân khiến họ phải thú tội - ngay cả dù không làm gì sai trái."

Tuy nhiên, nguồn tin ấy cũng ghi nhận rằng mặc dù có bạo lực trên diện rộng, Hà Nội đã cho thấy ý nguyện chính trị muốn cải thiện tình hình mặc dù đó là từ "các viên cao cấp của chính phủ", những người muốn nhìn thấy sự thay đổi.

Dù trong một hệ thống chính trị thứ bậc như ở Việt Nam, các mệnh lệnh từ trên thường đi xuống dưới rất nhanh chóng, tuy nhiên việc thực hiện ở hạ tầng, tại các thành phố nhỏ có thể mất thời gian. Thường thì, như HRW ghi nhận, các công an thấp nhất dưới phường xã, là các thủ phạm và cần phải được huấn luyện đào tạo nhất.

Công dân Việt Nam cùng có chung nỗi sợ hãi phổ biến khi bị công an chú ý. Tất nhiên giới bất đồng chính kiến là đặc biệt rủi ro nhất nhưng hầu như bất cứ ai đi quá giới hạn đều có thể bị tổn thương. Những câu chuyện về sự tàn bạo và tống tiền của công an được lan truyền rộng rãi, và trong những năm gần đây đã nổi bật trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát và trở thành một thứ dịch bệnh trong các blog và các bài viết trên phương tiện truyền thông xã hội.

Chính phủ đã phản đối bản báo cáo của HRW trên báo chí anh ngữ của Bộ Ngoại giao. Điều này là không có gì ngạc nhiên; một bản báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do tôn giáo tháng trước cũng bị đối xử tương tự. Tuy nhiên, các bản án nghiêm khắc đã được ban ra, một trưởng công an vừa nhận án tù 17 năm trong khi các cấp thấp hơn của ông bị từ 6 đến 12 năm.

Ông Trương Trọng Nghĩa, phó Chủ tịch hội Luật sư Việt Nam nói với phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, "nạn tra tấn vẫn còn tồn tại; [những người điều tra] đối xử với nghi phạm như kẻ thù của họ...Phán quyết sai trái, đe dọa và tra tấn gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến bản thân chế độ. Con cháu [nạn nhân] sẽ quy trách nhiệm cho chúng ta."

Bản báo cáo của HRW có hũu ích không ? Giới chuyên môn cho rằng có: “Họ (chính phủ VN) sẽ rất không vui vì bản báo cáo này, nhưng họ sẽ phải lưu ý đến vấn đề”

Tác giả Helen Clark là một cây bút tự do ở Úc, người đã trải qua nhiều thời gian ở VN để nghiên cứu về tình trạng nhân quyền ở đấy.
The white mice
Repression goes far beyond locking up bloggers

Just at an inconvenient time when Vietnam is seeking a pact with the United States for the supply of weapons, an inconvenient and exhaustive report on police brutality and “public insecurity” in Vietnam released by the New York-based Human Rights Watch has brought to light "extensive" abuses in the judiciary system.

The report alleges at least 24 deaths in police custody between 2010 and 2014 and innumerable beatings. For 14 of the deaths, the authorities have admitted culpability; the other 10 were put down to illness or suicide. Human Rights Watch says this is the first major survey of its kind, though the organization did not speak directly with those harmed for fear of further repercussions.

US Sens. John McCain and Sheldon Whitehouse in August said they would push the US Congress to lift the ban on the sale of lethal weapons to the Southeast Asian nation. Other human rights campaigners are expected to put pressure on both the US and Vietnam to try to force Hanoi to clean up its act as far as treatment of both dissidents and common citizens. Publicity over the Human Rights Watch report should help their case.

Much information in the report came from state-supervised media, though the report notes that journalists and newspapers face issues due to the sensitive nature of the subject.

The Hanoi regime is regularly attacked for its poor human rights record. Since Myanmar has liberalized, some foreign commentators have suggested that Vietnam is now the worst in the region for human rights.

Most often when human rights are discussed or brought up during, say, an official US visit, the focus is freedom of speech, the arrests of dissidents and freedom of information. Mentioned only in passing if at all are many other rights, for example the right to not be beaten to death by the police for a minor infraction such as riding pillion on a scooter with no helmet.

Police corruption, brutality and inefficiency are a tedious, sometimes costly or even bloody, fact for the majority of Vietnamese citizens. The 2013 US State Department report on human rights reads: “Specific human rights abuses included continued police mistreatment of suspects... including the use of lethal force as well as austere prison conditions... Political influence, endemic corruption, and inefficiency continued to distort the judicial system significantly.”

Bloggers and dissidents often raise such issues. However their concerns are often secondary to their imprisonment for outsiders condemning the regime's rights record. Former Communist Party member Vi Duc Hoi from northern Lang Son province wrote a fictionalized account of the arrest, then the beating and death of 21-year-old Nguyen Van Khuong in Bac Giang province outside Hanoi in 2010. It was not a rash act of dissent; local media had widely covered the young man’s death and there had been a large protest during his funeral procession. For this and other infractions Hoi received an eight year sentence, later commuted to five.

Khuong’s was not the only death which made headlines in Vietnam's mainstream press and sparked outrage. In 2011 53-year-old Trinh Xuan Tung was involved in an altercation at the large Giap Bat bus station in Hanoi after police tried to fine his motorbike taxi driver for allowing his passenger to remove his helmet.

A scuffle quickly turned serious and Tung, identified by Agence France-Presse as a seller of songbirds, complained of paralysis when his daughter who visited him in custody; Tung died eight days later. The daughter, Trinh Kim Tien, protested and hung banners outside the family shop to protest her father’s innocence and later carried her protest online. .

The US State Department reported nine deaths in custody for the previous year alone. In most cases if policemen are actually t prosecuted it is not for murder, a capital offense, but for lesser charges, and they receive relatively brief sentences.

Another political rights issue which has concerned bloggers and citizens alike - and at times top-level members of the government - has been land grabs and evictions. In early 2012 a fish farmer Doan Van Vuon repulsed the legion of police who stormed his land to evict him and his family with homemade firearms.

There were over 100 police and while Vuon and family members did eventually face trial (firearms are very much frowned upon in Vietnam) it highlighted the land grabs and corruption in the country and that the police force could, and would, enforce illegal grabs at the expense of ordinary citizens.

The public overwhelmingly supported Vuon,unsettling the government enough that Prime Minister Nguyen Tan Dung ordered an enquiry, which eventually did uncover large irregularities in the land case. A number of local officials were punished, but Vuon was not compensated for the fish stocks looted under police supervision or the family home they razed.

In another land protest outside Hanoi a few months later, 1,000 villagers faced off against some 3,000 members of the canh sat co dong, or mobile police, known for their dark olive uniforms, riot gear and AK47s. Footage quickly made it to YouTube and provoked similar outrage. The government suggested that the whole event had been staged by “hostile forces” (a go-to descriptive) which would suggest that democracy activists have access to significantly more resources and better actors than the state's official film body.

These two cases at least feature men who are recognizably representatives of the state, even if they remain largely unaccountable. Often young men not officially employed by the state (and sometimes not employed much at all), a kind of ‘village militia’, are used to intimidate farmers who won’t give up land or to break up protests over land or factory wages.

In August this year the government did go some way to changing things. HRW and other rights organizations have cautiously welcomed Circular 28, issued by the Ministry of Public Security and titled “Regulating the Conduct of Criminal investigations by the People’s Public Security.” It's regarded as an improvement but is still somewhat piecemeal, with some holes or irregularities (such as classifying suspects as criminals). It prohibits “obtaining coerced statements... or using corporal punishment”.

One expert source who spoke with Asia Sentinel on conditions of absolute anonymity said, “When young people are arrested for actual crimes, torture is standard. Police 'soften up' the accused with beatings, and all police stations keep electric weapons to terrify prisoners and make people confess -- even if they have done nothing wrong.”

However the source also noted that despite widespread violence, Hanoi has shown some political will to improve the situation, although it is “high levels of government” who wish to see reform.

While in a hierarchical political system such as Vietnam’s orders from the top can travel down quickly, their implementation at the bottom levels, especially outside major cities, can take time. It is often, as HRW has noted, the lowest-level commune police who are the perpetrators and who also need the most training.

Vietnam's citizens share a pervasive dread of attracting the attention of its police. Political dissidents run particular risks, of course, but virtually anyone who steps out of line is vulnerable. Stories of police shakedowns and brutality circulate widely, and in recent years have surfaced frequently in the state-supervised media and become endemic in blogs and social media posts.

The government has already condemned the report via the ministry of Foreign Affairs in the English-language, state media. This is no surprise; a report by the UN Special Rapporteur on religious freedom he other month received the same treatment. However stiffer penalties are being handed down and one police chief received a 17-year sentence whilst his inferiors were all given six to 12 years.

The vice chairman of the Vietnam Bar Association Truong Trong Nghia told a hearing by the parliamentary Justice Commission, “Torture still exists; [investigators] treat suspects like their enemies rather than their equals. Wrongful verdicts, threats and torture pose critical threats to the regime itself. The [victims'] descendants will hold us responsible.”

Will the HRW report make a difference? The expert source thinks so: “They (the government) will be very unhappy with the report, but they will pay attention.”

Helen Clark is an Australia-based freelancer who has spent extensive time in Vietnam studying the human rights situation

Helen Clark/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad