Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam



Hôm thứ năm, Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam có hiệu lực lâu nay, một động thái nhằm giúp Hà Nội tăng cường an ninh hàng hải của mình khi phải đối mặt với một Trung Quốc hung hăng hơn.

Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam, đã gặp gỡ với các quan chức Mỹ tại Washington hôm thứ Năm. Credit Mandel Ngan/Agence France-Presse - Getty Images
Việc thay đổi chính sách được công bố khi ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao Việt Nam gặp Susan E. Rice, cố vấn an ninh quốc gia và Ngoại trưởng John Kerry.

Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng sự thay đổi chính sách này chỉ áp dụng đối với hệ thống giám sát hàng hải "liên quan đến an ninh" và khẳng định rằng quyết định này phản ánh sự cải thiện khiêm tốn trong thành tích nhân quyền của Việt Nam.

Các nhóm nhân quyền đã mạnh mẽ chỉ trích sự việc. "Việt Nam hầu như không đáng nhận được được phần thưởng này", ông John Sifton, giám đốc truyền thông khu vực châu Á cho Human Rights Watch cho biết. "Thành tích về tù nhân chính trị của Việt Nam là xấu và trở nên tồi tệ hơn."

Khi mối quan tâm của Hoa Kỳ về khả năng quân sự của Trung Quốc tăng lên, các quan chức Mỹ đã dần dần chuyển sang tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam. Hà Nội, từng có xung đột quân sự với Trung Quốc vào năm 1979, đã ngày càng lo lắng hơn về uy thế quân sự của Bắc Kinh trong khu vực và đã kêu gọi lệnh cấm bán vũ khí sát thương nên được tháo gỡ.

Lo lắng của Việt Nam đã trầm trọng hơn vào tháng năm khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc đã tạm thời triển khai ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền bởi cả Trung Quốc và Việt Nam.

Mỹ đã quyết định cho phép bán một số thiết bị không gây sát thương cho Việt Nam trong năm 2007. Cuối tháng mười hai, trong một chuyến thăm Việt Nam, ông Kerry thông báo rằng Washington sẽ cung cấp $ 18 triệu hỗ trợ, trong đó có năm tàu tuần tra không vũ trang cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Sự thay đổi mới nhất trong chính sách của Mỹ, vốn đã đến sau gần bốn thập kỷ kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, nhằm mục đích tăng cường cho Cảnh sát biển Việt Nam và sẽ mở cửa cho Việt Nam để nhận được tàu vũ trang hoặc thậm chí máy bay trinh sát của Mỹ.

Một số nhà lập pháp hàng đầu đã ủng hộ thay đổi này. Tháng trước, Thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hòa bang Arizona, đã đề nghị một nghị quyết kêu gọi nới lỏng các lệnh cấm bán vũ khí sát thương "cho hàng hải và bảo vệ bờ biển."

Biện pháp này cũng được Thượng nghị sĩ Patrick J. Leahy, đảng Dân chủ Vermont ủng hộ, người từ lâu đã là một người tranh đấu mạnh mẽ cho quyền con người. Tuy nhiên, nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng sự nới rộng hơn nữa về việc cấm vận vũ khí sát thương sẽ đòi hỏi Việt Nam phải có những bước đi đáng kể để cải thiện nhân quyền, "bao gồm việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm và thay đổi luật pháp."

Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao về nhân quyền năm 2013 cho biết, Việt Nam vẫn tiếp tục áp đặt "những hạn chế nghiêm trọng của chính phủ trên quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ của mình," và nhiều vi phạm khác.

Các quan chức chính quyền Obama đã cho rằng mong muốn mở rộng thương mại, quan tâm đến các mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và áp lực nội bộ ở trong nước của Việt Nam ở nhà có thể dẫn đến sự cải thiện thành tích nhân quyền. Họ cho rằng, bằng cách cho phép chuyển giao các thiết bị hàng hải gây sát thương, Hoa Kỳ đã thưởng cho Việt Nam vì đã ký quy ước quốc tế về chống tra tấn (CAT), trả tự do một số tù nhân chính trị và bắt đầu cải cách luật hình sự của mình.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Nhà Trắng cho biết, tại cuộc gặp gỡ với ông Minh, bà Rice nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự trong khi vẫn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các "tiến bộ tiếp tục" về nhân quyền.

Tuy nhiên, ông Sifton cho rằng chiến lược của chính quyền sẽ bị phản tác dụng vì sẽ khuyến khích Việt Nam rút ra kết luận rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tìm kiếm các quan hệ tốt hơn bất chấp các cải cách về nhân quyền cơ bản có được thực hiện hay không. Và ông dự đoán quyết định hôm thứ năm này sẽ phải đối mặt với phản đối đáng kể trong Quốc hội.

"Sẽ là một sai lầm khi cho rằng Quốc hội đã ngưng bàn bạc về điều này," ông nói. "Rất nhiều thành viên của Quốc hội không biết được rằng điều này đang được tiến hành".
WASHINGTON — The United States on Thursday partially lifted its longtime ban on the provision of lethal arms to Vietnam, a move that is intended to help Hanoi strengthen its maritime security as it contends with a more assertive China.

Pham Binh Minh, Vietnam's foreign minister, met with U.S. officials in Washington on Thursday. Credit Mandel Ngan/Agence France-Presse - Getty Images
The policy shift was announced as Vietnam’s foreign minister, Pham Binh Minh, met here with Susan E. Rice, the national security adviser, and Secretary of State John Kerry.

The State Department emphasized that the policy change applied only to maritime surveillance and “security-related” systems and asserted that the decision reflected modest improvements in Vietnam’s human rights record.

Human rights groups sharply criticized the decision. “Vietnam has hardly earned this reward,” said John Sifton, the Asia advocacy director for Human Rights Watch. “Vietnam’s record on political prisoners is bad and getting worse.”

As the United States’ concerns have grown over China’s increasing military abilities, American officials have gradually moved to strengthen security ties with the Vietnamese. Hanoi, whose forces clashed with China in 1979, has been increasingly worried about Beijing’s military posture in the region and has urged that the ban on lethal arms sales be rescinded.

Vietnam’s anxieties were aggravated in May when a Chinese oil rig was temporarily deployed in the South China Sea off the Paracel Islands, which are claimed by both China and Vietnam.

The United States decided to allow the sale of some nonlethal equipment to Vietnam in 2007. Last December, on a visit to Vietnam, Mr. Kerry announced that Washington would provide $18 million in assistance, including five unarmed patrol boats for the Vietnamese Coast Guard.

The latest shift in United States policy, which comes nearly four decades after the end of the Vietnam War in 1975, is aimed at further strengthening Vietnam’s Coast Guard and would open the door for Vietnam to acquire armed boats or even surveillance planes from the United States.

Some leading lawmakers have supported the move. Last month, Senator John McCain, Republican of Arizona, introduced a resolution that called for easing the ban on the sale of lethal arms “for maritime and coastal defense.”

The measure was also backed by Senator Patrick J. Leahy, Democrat of Vermont, who has long been a champion of human rights. But the resolution also emphasized that a broader lifting of the prohibition on lethal arms would require Vietnam to take significant steps to improve human rights, “including releases of prisoners of conscience and legal reforms.”

The State Department’s annual report on human rights for 2013 said that Vietnam had continued to impose “severe government restrictions on citizens’ political rights, particularly their right to change their government,” among other abuses.

Obama administration officials have argued that Vietnam’s desire for expanded trade, interest in closer relations with Washington and internal pressures at home may lead to an improved human rights record. By allowing the transfer of lethal maritime equipment, they say, the United States, without forfeiting its leverage, has rewarded Vietnam for taking steps like the signing of an international convention against torture, the release of a few political prisoners and a start at reform of its criminal code.

In a statement on Thursday, the White House said that in her meeting with Mr. Minh, Ms. Rice had highlighted the United States’ desire to deepen military cooperation while stressing the importance of “continued progress” on human rights.

But Mr. Sifton argued that the administration’s strategy would backfire by encouraging Vietnam to draw the conclusion that the United States would continue to seek better ties regardless of whether fundamental human rights reforms were made. And he predicted the decision on Thursday would face significant opposition in Congress.

“It would be a mistake to say that Congress has signed off on this,” he said. “Lots of members of Congress did not know this was cooking.”

Michael Gordon | The New York Times
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad