Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc



Tại thời điểm này, Trung Quốc không thể đàm phán cũng không thể đàn áp cuộc biểu tình đang diễn ra.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tập trung Admiralty ở Hong Kong vào ngày 01 Tháng 10 năm 2014 - XAUME OLLEROS—AFP/Getty Images
Cuộc biểu tình khổng lồ bóp nghẹt Hồng Kông trong nhiều ngày qua có những ý nghĩa vượt xa giới hạn của khu vực hành chính đặc biệt hơn 7 triệu người này. Với việc bác bỏ kế hoạch chỉ cho phép mộtcuộc bầu cử giả tạo người giám đốc điều hành Hồng Kông tiếp theo của Bắc Kinh, với việc huy động hàng chục ngàn người xuống đường trong vài ngày hành động, và với việc đưa ra được một biểu tượng hòa bình của sức đề kháng và kiềm chế (hình ảnh chiếc ô dù) trước mặt các phản ứng khiêu khích thái quá của cảnh sát, cuộc biểu tình do giới trẻ dẫn đầu đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng nhất với quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm.

Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc chỉ có thể tự trách mình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Kể từ khi trở về với chủ quyền của Trung Quốc sau ách thống trị thực dân Anh vào năm 1997, Hồng Kông đã được hưởng quyền tự trị, tự do dân sự đáng kể theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống." Trong 17 năm qua, Hồng Kông đã kiên nhẫn chờ đợi Bắc Kinh thực hiện lời hứa về "tiến độ dần dần và trật tự"của Luật cơ bản trong "việc lựa chọn Giám đốc điều hành bằng phổ thông đầu phiếu theo đề nghị của một ủy ban đề cử phù hợp với các thủ tục dân chủ." Khi Bắc Kinh công bố rằng Hồng Kông "chưa sẵn sàng "cho cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2004 để bầu Giám đốc điều hành vào năm 2007, hoặc cơ quan lập pháp vào năm 2008, nhiều người Hồng Kông đã cay đắng thất vọng. Nhưng mọi người đã cố chờ đợi hy vọng cho năm 2012 hoặc chậm nhất là năm 2017.

Cuộc bùng nổ của sự phẫn nộ gần đây đã được thúc đẩy bởi quyết định muốn trì hoãn vô thời hạn ước mơ dân chủ tự quản ở Hồng Kông của Bắc Kinh, được công bố vào cuối tháng Tám. Hiện lãnh đạo Trung Quốc đã đưa lời giải thích theo phong cách Iran về "phổ thông đầu phiếu": tất cả mọi người có thể bỏ phiếu, nhưng chỉ dành cho các ứng cử viên đã được các nhà lãnh đạo phê duyệt. Thay vì "một quốc gia, hai hệ thống," Hồng Kông giờ là "một quốc gia, một chế độ chuyên chế," với sự gia tăng tập trung quyền lực về kinh tế và thu hẹp các phương tiện truyền thông, tự do học thuật.

Những người biểu tình Hồng Kông trẻ tuổi lo lắng về kinh tế, nhưng sự phẫn nộ về chính trị của họ còn hơn cả thế. Nhiều người,như Joshua Wong, nhà lãnh đạo sinh viên 17 tuổi, sinh ra sau cuộc bàn giao (Hồng Kông), lớn lên trong một xã hội thịnh vượng, cởi mở và sôi động tính dân sự. Họ lớn lên với tweeting và texting, xem dân chủ và tự quản là điều tự nhiên và là lời hứa có tính hiến định đối với mình. Nhiều người Hồng Kông lớn tuổi nhớ thời chế độ thực dân, và trân trọng các quyền tự do dân sự, các quy định pháp luật mà giờ đây đang bị xói mòn dưới sự kiểm soát chính trị và kinh tế kéo dài của Bắc Kinh. Không ai có thể biết bao nhiêu phần trăm dân số Hồng Kông sẽ sẵn sàng mạo hiểm nền thịnh vượng để tạo áp lực đến tận cùng cho các đòi hỏi dân chủ. Tuy nhiên, việc hàng trăm ngàn người biểu tình và những người thiện cảm đã cho thấy hành động không khoan nhượng chính trị của Bắc Kinh là mối đe dọa cho tương lai của Hồng Kông.

Đây là một cuộc khủng hoảng lẽ ra có thể tránh được. Trong những năm qua, nhiều ý tưởng sáng tạo đã từng có để thực hiện một "tiến độ dần dần và trật tự" đến dân chủ. Lẽ ra, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc đã nên đàm phán với các nhà dân chủ ôn hòa Hồng Kông để từng bước mở rộng phạm vi của các ứng cử viên được phép tranh cử trong chức vụ Giám đốc điều hành, và di chuyển theo từng giai đoạn đến một cơ quan lập pháp hoàn toàn do trực tiếp đầu phiếu (30 trong 70 thành viên lập pháp hiện nay được bầu theo khu vực bầu cử giới hạn). Thỏa hiệp chính trị có thể tạo nên một phần đa số phổ biến chấp nhận sự tiến bộ phù hợp. Thay vì thế, những gì Hồng Kông có được không phải là các đàm phán, tiến bộ, mà là một áp đặt độc tài với lớp nguỵ trang qua loa của chủ quyền phổ biến.

Thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh là không chỉ đối với Hồng Kông, và cũng không phải chỉ với các cuộc biểu tìnhhiện nay. Đây là một cuộc đấu tranh cho tương lai của bản thân Trung Quốc. Chủ tịch Tập và các ông chủ của đảng đang héo hon với nỗi lo sợ rằng họ sẽ gặp số phận như Mikhail Gorbachev nếu không duy trì chặt chẽ, kiểm soát chính trị tập trung. Tập sẽ theo đuổi cải cách kinh tế. Ông ta sẽ cố gắng gột rửa một đảng và nhà nước tham nhũng trắng trợn (đồng thời cũng thanh trừng các đối thủ của mình trên đường đi). Tuy nhiên, cải cách chính trị, ngay cả là các thảo luận (rao giảng, tweeting) về các khái niệm như "giá trị phổ quát", "tự do ngôn luận", "xã hội dân sự" và "độc lập tư pháp đã bị loạibỏ

Trung Quốc đang thay đổi nhanh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cấp kỳ. Một xã hội dân sự cùng một thành phần kinhdoanh có đầu óc độc lập hơn đang dần tăng lên. Dân chúng hiện đang tranh luận về các vấn đề ấy thông qua phương tiện truyền thông xã hội, thậm chí ngay dưới sự kiểm soát của nhà nước. Tầng lớp trung lưu đang đi du lịch ra nước ngoài và được tiếp xúc với những ý tưởng dân chủ và tự do vốn nguy hiểm nhất là ở Đài Loan và Hồng Kông. Trớ trêu thay, trong tuần nàykhi Trung Quốc nghỉ lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh của mình (và là kỷ niệm 65 năm cuộcCách mạng Cộng sản ở Trung Quốc), nhiều người Trung Quốc lục địa đi nghỉ mát ở Hồng Kông đột nhiên được chứng kiến một hình thức cách mạng rất khác.

Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang kẹt trong cái bẫy của chính họ. Nếu tàn bạo đàn áp các cuộc biểu tình quần chúng, như từng làm trong một phần tư thế kỷ trước, họ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tính hợp pháp quốc tế, phá hỏng mối quan hệ gần gũi hơn với Đài Loan, và tiêudiệt cơ cấu dân sự của Hồng Kông. Nếu họ làm được những gì nên làm vài tháng trước đây - đàm phán – mà họ từng sợ sẽ bị xem là đầu hàng trước áp lực quần chúng, khiến sẽ khơi dậy thêm các chống đối trong một đất nước có hàng trăm cuộc biểu tình ở cấp địa phương nổ ra hàng ngày. Vì vậy, có lẽ họ sẽ chờ đợi, hy vọng các cuộc biểu tình sẽ tàn đi, trong khi vẫn giữ cái lựa chọn của việc sẽ liệng bỏ viên Giám đốc điều hành hiện tại, CY Leung vào thùng rác như một con dê tế thần.

Nếu các cuộc biểu tình vẫn tồn tại vàphát triển, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một lựa chọn khủng khiếp, và họ cũng có thể lặp lại sai lầm bi thảm của năm 1989 Tuy nhiên,đây không phải là Trung Quốc của 25 năm trước. Tập Cận Bình có thể sẽ không còn có thể loại bỏ một xã hội dân sự đang nổi lên như vua Canute đã không thể điều khiển cơn thủy triều hạ xuống. Nhưng than ôi, vua Canute thì hiểu được các giới hạn tự nhiên đối với quyền lực của mình. Còn Tập Cận Bình có lẽ không được như thế, và đây là lý do tại sao ông cũng có thể là người cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc.

Larry Diamond là thành viên cao cấp tại Học viện Hoover thuộc Đại học Stanford và là Giám đốc của Trung tâm dân chủ, phát triển, và Hệ thống Luật pháp.
At this point, China can neither negotiate nor repress the mass demonstrations

Pro-democracy protestors gather in the Admiralty district of Hong Kong on October 1, 2014. - XAUME OLLEROS—AFP/Getty Images
The mammoth protests that have gripped Hong Kong for the past several days have implications far beyond this Special Administrative Region of more than 7 million people. In rejecting Beijing’s plan to allow only sham elections for the next chief executive of Hong Kong, in mobilizing tens of thousands of people into the streets for several days running, and in fashioning a peaceful symbol of resistance and restraint (the umbrella) in the face of an inflammatory overreaction by the police, the youth-led demonstrators have posed the most serious challenge to the authority of the Chinese Communist Party since the massacre in Tiananmen Square 25 years ago.

China’s Communist rulers have only themselves to blame for the political crisis in Hong Kong. Since it reverted from British colonial rule to Chinese sovereignty in 1997, Hong Kong has enjoyed significant autonomy and civil freedom under the principle of “one country, two systems.” During these last 17 years, Hong Kongers have waited patiently for Beijing to deliver on the Basic Law’s promise of “gradual and orderly progress” toward “the selection of the Chief Executive by universal suffrage upon nomination by a broadly representative nominating committee in accordance with democratic procedures.” When Beijing announced in 2004 that Hong Kong was “not yet ready” to democratically elect its Chief Executive in 2007, or its legislature in 2008, many in Hong Kong were bitterly disappointed. But people waited hopefully for 2012, or 2017 at the latest.

The recent eruption of popular outrage was prompted by Beijing’s decision, announced at the end of August, to defer indefinitely the dream of democratic self-governance in Hong Kong. China’s rulers have now delivered an Iranian-style interpretation of “universal suffrage”: everyone can vote, but only for candidates approved by the real rulers. Instead of “one country, two systems,” Hong Kong is getting “one country, one autocracy,” with increasing concentration of economic power and shrinking media and academic freedom.

Hong Kong’s youthful demonstrators are economically worried, but even more so, they are politically indignant. Many, like the 17-year-old student protest leader Joshua Wong, were born after the handover and raised in a prosperous, civically vibrant, and open society. They grew up tweeting and texting, and they see democratic self-governance as both their natural right and their constitutional promise. Many older Hong Kongers remember colonial rule, and cherish the civil freedoms and rule of law that they now see eroding under the lengthening shadow of economic and political control from Beijing. No one knows what percentage of Hong Kong’s population is willing to risk prosperity to press democratic demands to the limit. But hundreds of thousands of protestors and sympathizers view Beijing’s political intransigence as an existential threat to Hong Kong’s future.

This was an avoidable crisis. Over the years, many creative ideas have been floated to realize “gradual and orderly progress” toward democracy. China’s Communist leaders could have negotiated with moderate Hong Kong democrats to gradually expand the range of candidates permitted to contest Chief Executive elections, and to move in stages to a fully directly elected legislature (30 of the 70 members are now elected by narrow functional constituencies). Political compromise could have fashioned a popular majority accepting patient progress. What Hong Kong got instead was no negotiations and no progress, but rather an authoritarian imposition thinly masquerading as popular sovereignty.

Beijing’s intransigence was never solely about Hong Kong, and neither are the current protests. This is a struggle for the future of China itself. President Xi and his fellow Party bosses are consumed with fear that they will meet the same fate as Mikhail Gorbachev if they do not maintain tight, centralized political control. Xi will pursue economic reform. He will try to purge the party and state of brazen corruption (while also purging his rivals along the way). But political reform is ruled out. So, even, is discussion (or teaching or tweeting) about such concepts as “universal values,” “freedom of speech,” “civil society” and “judicial independence.

China is changing rapidly in the wake of rapid economic growth. A civil society is slowly rising, alongside a pragmatic and more independent-minded business class. People now debate issues through social media, even with state controls. The middle class is traveling and gaining exposure to democratic ideas and freedoms, most dangerously, in Taiwan and Hong Kong. Ironically, during this long holiday week when China celebrates its National Day (and now the 65th anniversary of the Communist Revolution), many Chinese vacationing in Hong Kong are suddenly watching a very different kind of revolution.

China’s rulers are now stuck in a trap of their own making. If they brutally repress mass demonstrations, as they did a quarter century ago, they will gravely damage their international legitimacy, wreck prospects for closer relations with Taiwan, and destroy the civic fabric of Hong Kong. If they do what they should have done months ago — negotiate — they fear they will look to be capitulating to mass pressure, thereby inviting more of it in a country where hundreds of local-level protests erupt daily. Thus they will probably wait, hoping the protests will ebb, while preserving the option of dumping the current Chief Executive, C.Y. Leung, as a sacrificial lamb.

If the protests persist and grow, China’s Communist rulers will face an awful choice, and they may well repeat the tragic mistake of 1989. But this is not the China of 25 years ago. Xi Jinping can no more will an emergent civil society out of existence than King Canute could command the tides of the sea to recede. But alas, King Canute understood the natural limits to his power. Xi Jinping does not appear to do so, and this is why he could well be China’s last Communist ruler.

Larry Diamond is Senior Fellow at the Hoover Institution and Director of Stanford’s Center on Democracy, Development, and the Rule of Law.

Larry Diamond/Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad