Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức XHDS ASEAN: “Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân” - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức XHDS ASEAN: “Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân”



1. DẪN NHẬP

1.1. Hội Nghị Xã Hội Dân Sự (XHDS)/Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ACSC/APF) này đánh dấu lần thứ 10 kể từ buổi họp cấp vùng lần đầu của XHDS tại Malaysia. Chúng tôi, XHDS trong vùng Đông Nam Á[1], chào đón sự cam kết của ASEAN kể từ mấy năm nay về việc thiết lập một ASEAN lấy người dân làm trung tâm và một cộng đồng hoà bình, thịnh vuợng. Đáng tiếc và đáng quan tâm một cách sâu sắc, các khuyến nghị của người dân nộp cho các nước thành viên ASEAN từ năm 2005 đã không được thực hiện và cũng không được áp dụng trong bất kỳ một cách có ý nghĩa nào.

1.2. Trong khi các chính quyền ASEAN đang tiến đến phát triển Viễn kiến hậu 2015 cho Cộng Đồng ASEAN, người dân ASEAN tiếp tục gánh chịu các chế độ độc tài và quân phiệt, tình trạng quân sự hoá gia tăng, bạo lực và xung đột vũ trang, sự can thiệp ngoại lai phi pháp, sự thiếu các quyền tự do căn bản và các vi phạm nhân quyền, các tiến trình phi dân chủ, sự quản lý quốc gia kém và nạn tham nhũng, bất công trong phát triển, nạn kỳ thị, sự bất bình đẳng, và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và tình trạng bất dung. Sự diễn giải hạn hẹp của ASEAN về các nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp nội bộ gây trở ngại cho sự hữu hiệu của tổ chức này trong việc đáp ứng các thách đố trong vùng, và người dân tiếp tục bị loại khỏi sự tham gia đầy đủ nhằm ảnh hưởng các tiến trình quyết định chính sách của ASEAN.

1.3. Sự thất bại của ASEAN trong việc đáp ứng một cách có ý nghĩa các vấn đề của người dân bắt rễ sâu từ việc tổ chức đã chọn và tiếp tục theo đuổi phương thức phát triển dựa trên mô hình kinh tế “tân cấp tiến” vốn ưu tiên lợi ích của các tập đoàn doanh nghiệp và các nhóm thượng lưu, bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, lên trên lợi ích của người dân. Sự tham gia của chúng tôi vào tiến trình ASEAN do đó dựa trên sự phê phán và bác bỏ việc bãi bỏ các quy định luật phápquốc gia đối với doanh nghiệp, việc tư hữu hoá, các chính sách mậu dịch và đầu tư bị điều khiển bởi các tập đoàn doanh nghiệp và nhà nước mà làm tăng những bất bình đẳng, tăng tốc tình trạng gạt ra lề và bóc lột, và cản trở hoà bình, dân chủ, phát triển, và tiến bộ xã hội tron vùng.

1.4. Kiểm điểm quá trình 10 năm tham gia trong ASEAN, và sau nhiều cuộc tham khảo ý kiến rộng rãi[2], chúng tôi nay nhắc lại các khuyến nghị trước đây và nhấn mạnh bốn ưu tiên cấp vùng và những mối quan tâm bao quát và xuyên suốt.

2. CÁC ƯU TIÊN CẤP VÙNG

2.1. Công lý trong Phát triển

2.1.1. Mô hình phát triển của ASEAN về hội nhập cấp vùng, và những thoả thuận mậu dịch và đầu tư không cân bằng được thương lượng và thoả thuận bởi các nước thành viên đã thất bại trong việc bảo đảm công lý về tái phân phối, kinh tế, giới tính, xã hội và môi trường, hoặc quy trách nhiệm giải trình. Hậu quả là thêm bất công, thiếu bảo vệ xã hội, từ chối cơ sở hạ tầng cơ bản cho thông tin và truyền thông, suy thoái môi trường, tác động xấu của biến đổi khí hậu, và sự tước đi có hệ thống các quyền truy cập của người dân đối với đất đai, nước, thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, và các nguồn lực khác. Các công trình kích cỡ lớn về quặng mỏ và các công trình khai thác khác, sự tăng trưởng ngành nông nghiệp mang tính cách tập đoàn kinh doanh (kể cả thúc đẩy biến đổi GEN sinh vật), ngành ngư nghiệp mang tính cách thương mại và tập đoàn kinh doanh, và sự tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản theo tập đoàn kinh doanh tiếp tục vi phạm quyền của các cộng đồng địa phương trong ASEAN.

2.1.2. Mặc dù mọi quốc gia thành viên ASEAN bỏ phiếu thuận cho Tuyên ngôn LHQ về Quyền của các Dân tộc Bản địa (UN Declaration on the Rights of Indigenous Peoples, UNDRIP), “phát triển quốc gia” vẫn được dùng làm cớ để vơ vét và trưng thu đất, lãnh thổ và nguồn lực của người dân bản địa. Hơn nữa, chính sách quốc hữu hóa đất đai thuộc sở hữu của cá nhân, cộng đồng tôn giáo, và các dân tộc bản địa biện minh cho hành động chiếm đất và gạt ra lề ngày càng đông số người đã và đang bị tước quyền kinh tế, chính trị, và xã hội.

2.1.3. Nhân quyền của phụ nữ bị đe dọa về cơ bản bởi các chính sách và chương trình thoái hoá đang công cụ hoá và khai thác phụ nữ dưói danh nghĩa phát triển. Phụ nữ, trẻ em gái, và các nhóm bị gạt ra lề khác tiếp tục bị buôn bán và gánh chịu bạo lực tình dục và giới tính đe dọa đến nhân phẩm và nhân quyền.

2.1.4. Việc tự do hóa thị trường lao động đã tăng số việc làm bấp bênh và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến quyền của người lao động, đặc biệt là phụ nữ, và bao gồm người lao động địa phương và xuất khẩu lao động, lao động tình dục, lao động ô sin, và những người lao động trong khu vực không chính thức bất kể tình trạng có hay không có giấy tờ hợp pháp của họ.

2.1.5. Tình trạng xuất khẩu lao động cưỡng bức trở nên trầm trọng hơn khi nhà nước khước từ người lao động việc làm tốt và lương đủ sống, quyền tổ chức và thành lập nghiệp đoàn, điều đình tập thể, bảo đảm thời kỳ hưởng dụng, an sinh xã hội, an toàn nghề nghiệp, tiếp cận dịch vụ y tế an toàn và giá phải chăng, gồm sức khỏe và quyền tình dục và sinh sản, tiếp cận giáo dục có phẩm chất, bảo vệ khỏi bạo hành, và một quy trình hiệu quả nhằm quy trách nhiệm đối với các kẻ buôn người. Sự thất bại của các quốc gia gốc trong việc bảo vệ công dân bị xuất khẩu lao động của họ, và sự truy tố của chính quyền nhắm vào những công nhân tố giác sự bóc lộc, làm tăng nguy cơ lạm dụng và buôn người.

2.1.6. Kế hoạch hội nhập kinh tế cấp vùng không quy trách nhiệm cho các công ty về các vi phạm nhân quyền, và các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Quả thực, các tập đoàn doanh nghiệp được tăng quyền hạn qua các biện pháp bảo vệ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính quyền (investor-state dispute settlement, ISDS) ghi trong Thoả Thuận Toàn Diện về Đầu Tư của ASEAN về bản kế hoạch thực hiện Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Cơ chế ISDS này tạo uy thế cho các công ty kiện chính quyền đối với các luật địa phương phục vụ công ích nhưng bất lợi cho các tập đoàn kinh doanh.

2.2. Tiến Trình Dân Chủ, Quản Trị, và các Quyền Con Người và Tự Do Cơ Bản

2.2.1. Trong nhiều năm, ASEAN cam kết phát huy dân chủ và nhân quyền khu vực. Trong một nền dân chủ thực sự, người dân có quyền tham gia đầy đủ, có ý nghĩa, bao hàm mọi thành phần và mang tính đại biểu bởi người dân. Ý dân phải được thể hiện qua sự quản lý quốc gia minh bạch và bầu cử tự do, công bằng và công khai trong một hệ thống đa đảng và đa nguyên. Thế nhưng vẫn không có cơ chế cấp vùng về tham khảo ý kiến để XHDS trong ASEAN tham gia vào việc biên soạn và phê phán các chính sách khu vực. Các tiến trình bầu cử trong khu vực vẫn bị trục trặc có hệ thống; ý dân tiếp tục bị khống chế ở cả cấp khu vực và cấp quốc gia.

2.2.2. Con số đáng lo ngại của các hạn chế trong khu vực đang khước từ người dân quyền tự do ngôn luận và thông tin, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hội họp ôn hoà, và lập hội, cả trong không gian trực tuyến và ngoài đời. Luật ở một số quốc gia khước từ quyền thành lập các tổ chức XHDS, các phong trào quần chúng, các định chế tôn giáo độc lập, các đảng chính trị, và các công đoàn tự do và độc lập.

2.2.3. Các nhân tố nhà nước và phi nhà nước tiếp tục, một cách không bị truy tố, những xâm phạm nhân quyền, kể cả bạo hành bởi công an, tra tấn, và bắt cóc, nhắm vào các nhà hoạt động XHDS. Chẳng hạn, đã không có sự điều tra cấp thời và minh bạch vụ Sombath Somphone[3] bởi các chính quyền ASEAN, Uỷ hội Nhân quyền Liên Chính phủ ASEAN (AICHR), hoặc bất kỳ cơ chế nhân quyền nào trong khu vực. Các người bảo vệ nhân quyền tiếp tục bị đàn áp bởi các luật mang tính áp bức, bao gồm luật chống lại các hoạt động như “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ “, và các luật chống xúi dục nổi loạn; các luật này khước từ người dân khoảng không gian chính trị an toàn và xây dựng.

2.2.4. Mặc dù có sự gia tăng vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á, không một cơ chế nhân quyền nào trong ASEAN có khả năng đáp ứng những quan tâm này. Cả Uỷ hội Nhân quyền Liên Quốc gia ASEAN (ASEAN Intergovernmental Comission on Human Rights, AICHR) và Uỷ Hội ASEAN cho Phụ nữ và Trẻ em (ASEAN the Promotion and Protection of the Rights of Women and Children, ACWC) thiếu các cơ chế vững chắc để theo dõi, quy trách nhiệm và thực hiện, và không thể bảo vệ nhân quyền nhất quán với luật và các tiêu chuẩn quốc tế.

2.3. Hoà bình và An ninh

2.3.1. Các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới tiếp tục diễn ra trong khu vục ASEAN và giữa các quốc gia ASEAN và không thuộc ASEAN. Việc thiếu sự cam kết của các quốc gia trong việc thi hành toàn diện nghĩa vụ ngoài lãnh thổ của họ cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xuyên biên giới. Những xung đột này thường được sử dụng bởi các nhà nước để duy trì sự bài ngoại, thành kiến với nữ giới, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Sự thất bại và bó tay của ASEAN trong việc đem lại hoà bình, công lý và phát triển bền vững trong khu vực đã góp phần cho bất ổn chính trị, tản cư nội địa, tình trạng vô quốc gia, khủng hoảng tị nạn, buôn người, di dân cưỡng bức, tranh chấp biển và hàng hải, vi phạm nhân quyền, sinh kế không an toàn cho ngư dân vùng duyên hải, cạnh tranh tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bạo hành giới tính và tình dục và các loại bạo hành khác, và mất an ninh tổng quát cho con người.

2.3.2. Tuân thủ sát nguyên tắc không can thiệp nội bộ cho phép các chính quyền hành xử một cách vô tội vạ, duy trì hoặc bỏ qua các vi phạm nhân quyền, như các vi phạm nhắm vào cộng đồng Rohingya; Montagnard, Hmong và Khmer Krom; Bangsamoro; Patani; Papuan và trong các vụ xung đột khác trong khu vực.

2.3.3. Trong các cuộc đàm phán hòa bình và tái thiết sau xung đột, khu vực này đã thất bại trong việc thiết lập một quá trình toàn diện và mang tính đại diện bao gồm tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và trong việc nhận ra tầm quan trọng của sự đóng góp của phụ nữ và các nhóm bị gạt ra lề khác cho quá trình này. Các cơ chế hiện có[4] về giải quyết xung đột không bao quát các tình trạng xung đột vũ trang cục bộ và chưa hề được dùng một cách hữu hiệu để hoá giải các xung đột đang diễn ra. Không có cơ chế rõ ràng để thực thi các thoả thuận giải quyết tranh chấp và không có các công cụ hoặc cơ chế ngăn ngừa xung đột có tính pháp lý ràng buộc và thuộc cấp vùng. Sự thiếu quyết tâm chính trị dẫn đến việc không tuân thủ các thoả thuận về đình chiến và hoà bình.

2.3.4. Các tác nhân nhà nước và phi nhà nước như các doanh nghiệp và định chế tài chánh mà làm nặng thêm khủng hoảng đang diễn ra và/hoặc vi phạm nhân quyền trầm trọng khi xẩy ra xung đột không bị áp dụng khuôn khổ cấp vùng hay quốc tế nào về quy trách nhiệm. Hơn nữa, lực lượng quân sự và bán quân sự được sử dụng để bảo vệ các khoản đầu tư, chẳng hạn như các dự án khai thác mỏ nước ngoài, các đập, và các đồn điền, làm trầm trọng thêm tình trạng chiếm dụng đất, và vi phạm hòa bình và an ninh của các cộng đồng bị ảnh hưởng.

2.4. Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng

2.4.1. Phân biệt đối xử từ chối người dân những quyền vốn có của họ và duy trì sự mất cân bằng trong quan hệ quyền lực, ngăn chặn việc thực hiện sự bình đẳng về cơ hội, tiếp cận và lợi ích / thành quả. Phân biệt đối xử trong và giao nhau giữa nhiều lĩnh vực, mà có thể dẫn đến sự đàn áp, tác động đến mọi chủng tộc, sự thực hành nội bộ hoặc giữa các tôn giáo hay tín ngưỡng, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, quy chế chính trị và kinh tế, năng lực, vị trí địa lý, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng/biểu hiện tình dục và bản sắc giới tính (SOGIE). Điều này được thấy trong đời sống cá nhân cũng như trong các lĩnh vực công cộng trong cuộc sống của người dân ở Đông Nam Á.

2.4.2. Sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục được duy trì, một cách trực tiếp và gián tiếp, trong luật và tập quán của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước, đặc biệt trong khu vực tư nhân và các nhóm cực đoan. Các tập quán văn hóa, truyền thống, và tôn giáo không phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền vẫn không được điều chỉnh bởi các chính phủ và đôi khi được sử dụng để biện minh cho các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ hành động để áp đặt các hình thức gia trưởng của các chuẩn mực và thông lệ truyền thống, dẫn đến hạn chế và từ chối tư cách pháp nhân riêng biệt, tăng bạo lực đặc biệt trên cơ sở giới tính và tình dục, và thường được dùng để tăng giới hạn trên sự di động và tiếp cận đời sống công cộng của người dân, bao gồm giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, việc làm, và giữ vị trí lãnh đạo. Vẫn không có các điều lệ rõ ràng và các cơ chế quy trách nhiệm để xử lý các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.

2.4.3. Với ASEAN tiến đến hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng kinh tế không đồng đều và không bền vững sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói ngày càng tồi tệ, bất bình đẳng về tài sản, tài nguyên, năng lượng và các cơ hội giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ giới. Sự bất bình đẳng kinh tế này liên tục ngăn cản người dân ASEAN thụ hưởng những lợi ích của tăng trưởng kinh tế hay thay đổi tái phân phối.

Xem xét những ưu tiên khu vực này, các tổ chức XHDS ở Đông Nam Á nhắc lại các khuyến nghị trước đây của chúng tôi và kêu gọi ASEAN và các nước thành viên ASEAN cấp thời thông qua và thực thi các khuyến nghị bao quát và cụ thể sau đây:

3. CÁC KHUYẾN NGHỊ BAO QUÁT

Chúng tôi kêu gọi các nước ASEAN:

3.1. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế

3.1.1. Phê chuẩn và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ ngoài lãnh thổ, được quy định trong tất cả các hiệp ước nhân quyền quốc tế, kể cả các Nghị Định Thư Không Bắt Buộc; dẹp bỏ mọi dè dặt, nếu có; và thông qua luật cho phép hoặc thiết lập các cơ chế quy trách nhiệm khác để định chế hoá và hỗ trợ việc thực thi. Mọi quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc không làm mất phẩm giá bằng cải cách và xoá bỏ tất cả các luật làm yếu quyền sống, quyền tự do và nhân phẩm, bao gồm cả hình phạt tử hình.

3.1.2. Các văn kiện nhân quyền ASEAN phải tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát.

3.2. Bảo đảm trách nhiệm giải trình trước người dân ASEAN

3.2.1. Bảo vệ, phát huy, thoả mãn và thực thi nhân quyền cá nhân và tập thể của mọi người dân, đặc biệt những người dễ bị tổn thương và bị gạt ra lề. Điều này bao gồm nghĩa vụ ngoài lãnh thổ và sự công nhận tính tối thượng của các nguyên tắc quốc tế về nhân quyền là bao trùm và ở trên mọi nghĩa vụ khác.

3.3. Củng cố trách nhiệm của AICHR, ACWC, ACMW (Tuyên ngôn ASEAN về Phát huy và B ảo vệ Quyền của Người xuất khẩu lao động) và các cơ chế nhân quyền tương lai

3.3.1. Củng cố các điều khoản quy trách nhiệm và quyền hạn của các thực thể này nhằm bao gồm thẩm quyền thực hiện các cuộc giám sát tại chỗ và điều tra, đưa khuyến nghị có tính ràng buộc cho các quốc gia thành viên, tổ chức kiểm điểm định kỳ tình trạng nhân quyền, lập các tổ công tác theo các vấn đề chủ đề đang nổi lên, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, và định chế hoá một khuôn khổ làm việc bao hàm mọi thành phần có lợi ích hữu quan, đặc biệt là XHDS, các định chế quốc gia về nhân quyền, và các nạn nhân / cộng đồng bị ảnh hưởng.

3.3.2. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch, vô tư và độc lập, và, cũng như được chỉ ra trong văn bản quy phạm của AICHR và ACWC[5], bảo đảm nhân sự bổ nhiệm thoả mãn những đòi hỏi tối thiểu như là kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực nhân quyền, có thành tích tốt về nhân quyền, và có khả năng đảm đương các nghĩa vụ một cách công minh, thẳng thắn và độc lập đối với chính quyền bổ nhiệm.

3.3.3. Triển khai một quá trình minh bạch, có tính tham gia, và bao hàm với sự tham gia của XHDS, các định chế nhân quyền quốc gia, và các bên liên quan trong việc lựa chọn và bổ nhiệm.

3.4. Ghi nhận các cam kết quốc tế trong Viễn kiến hậu 2015 của Cộng đồng ASEAN[6]

3.4.1. Bảo đảm các tiêu chuẩn và các yếu tố trong Viễn kiến hậu 2015 của Cộng đồng ASEAN và Các Mục tiêu Phát triển ASEAN được đề xuất sẽ đáp ứng các cam kết quốc tế về quyền con người và không làm suy yếu các nguyên tắc phổ quát của sự bình đẳng và không phân biệt đối xử. Cam kết một khuôn khổ nhằm dỡ bỏ các quy tắc và hệ thống cho phép sự bất bình đẳng nghiêm trọng về tài sản, quyền lực, và các nguồn lực giữa các quốc gia, giữa người giàu và người nghèo, giữa đàn ông và phụ nữ và các nhóm xã hội khác. Áp dụng một phương thức bao hàm và xây dựng để cho XHDS tham gia vào quá trình soạn thảo, và vào việc giám sát sự thực hiện Viễn kiến hậu 2015.

4. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC ƯU TIÊN TỒN TẠI TRONG KHU VỰC

ASEAN và các quốc gia thành viên cần:

4.1. Đảm bảo Công lý trong phát triển

4.1.1. Phát triển sự hội nhập của Cộng đồng ASEAN bắt rễ vào các giá trị thúc đẩy hợp tác, đóng góp tích cực cho sự phát triển, sự tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các tổ chức XHDS, và công lý phát triển mà bảo đảm công lý về tái phân phối[7], kinh tế[8], môi trường[9], giới tính và công lý xã hội[10], cũng như trách nhiệm giải trình[11].

4.1.2. Thiết lập các cơ chế giải trình ràng buộc lên các tác nhân nhà nước và tư nhân, và công nhận và phát huy quyền của mọi người dân ASEAN. Điều này bao gồm: bảo đảm mọi biện pháp giảm nghèo phải hài hoà với sự bền vững sinh thái và môi trường; hưởng ứng các đề xuất như Hợp tác Chính quyền Mở (Open Government Partnership) tuân thủ Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền; chấm dứt các chính sách trưng thu đất dưới vỏ bọc của phát triển kinh tế mà đã dẫn đến tác động tàn phá đối với người dân bản địa và sinh thái của họ; và ban hành pháp luật tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tập thể của các cộng đồng về đất đai.

4.1.3. Đề phòng nới rộng quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định mậu dịch quốc gia hay cấp vùng mà giới hạn việc tiếp cận hạt giống, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ miễn phí hay với phí phải chăng, cũng như thông tin bao gồm nghiên cứu công cộng và nội dung sáng tạo, và làm suy yếu sức khoẻ công cộng, quyền của nông dân, và kiến thức và các tập quán truyền thống của các dân tộc bản địa, giữa các hậu quả không mong muốn khác.

4.1.4. Thiết lập Trụ cột Môi trường và chấp nhận một quan điểm chung về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, và bảo vệ nó tại Hội nghị của các Bên Lần Thứ 21. Kết hợp các nguyên tắc của Tuyên Bố Rio và Công Ước Khung của LHQ về Biến Đổi Khí Hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change), ASEAN cần thực hiện sự hợp tác cấp vùng về thích ứng và giảm nhẹ, mà tiêu điểm là bảo vệ an ninh thực phẩm, tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và cung cấp nguồn tài trợ lâu dài, đặc biệt để làm giảm các mất mát và thiệt hại.

4.1.5. Cung cấp sự công nhận hợp pháp cho người dân bản địa là công dân có quyền bình đẳng tập thể về sự đồng ý tự do, trước, và có thông tin, và về đất đai, lãnh thổ, và các nguồn lực như được ghi nhận trong UNDRIP và các văn kiện quốc tế khác bao gồm Tài liệu Kết quả của Hội nghị Thế giới về các Dân tộc Bản địa.

4.1.6. Bảo đảm rằng việc quyết định chính sách và các đàm phán mậu dịch phải minh bạch và nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền, đặc biệt ở cấp địa phương. Điều này bao gồm: Tiếp nhận ý kiến của XHDS và các phong trào xã hội, bao gồm các phong trào đại diện nông dân, phụ nữ, giới trẻ, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, cộng đồng nông thôn, và công nhân trong thiết kế, thực hiện và giám sát các phương thức viện trợ, và các chương trình và chiến lược phát triển.

4.1.7. Ban hành các luật và chính sách quốc gia tuân thủ mọi hiệp ước nhân quyền quốc tế và các định mức và tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) trong dự đoán về thị trường lao động mở thuộc Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015. Điều này bao gồm: Bảo đảm người lao động có quyền về sự bảo đảm việc làm, việc làm tốt, mức lương đủ sống, lương bổng như nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, môi trường làm việc an toàn và an ninh với bình đẳng giới, thương lượng tập thể, và tổ chức công đoàn; tránh cho phụ nữ khỏi gánh nặng chăm sóc không lương và làm việc gia nhân thông qua việc cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng về chăm sóc xã hội, chính sách bảo trợ xã hội, và sự thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng; và xóa bỏ nạn lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, buôn người và các chương trình xuất khẩu lao động của chính phủ mà bóc lột công nhân xuất khẩu lao động, tăng xu hướng dịch vụ mai mối hôn nhân quốc tế cho mục tiêu thương mại và dẫn đến tình trạng buôn người.

4.1.8. Áp dụng một công cụ pháp lý ràng buộc phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế để bảo vệ và phát huy quyền của tất cả các các nhân xuất khẩu lao động và gia đình của họ bất kể tình trạng di trú.

4.2. Bảo vệ Tiến trình Dân chủ, Quản lý Quốc gia, và các Quyền và Tự do Căn bản

4.2.1. Tuân thủ và thiết lập các cơ chế để bảo đảm sự tham gia có ý nghĩa và đáng kể, sự bao hàm và tính đại diện cho mọi người dân ASEAN trong mọi tiến trình ở cấp quốc gia và cấp vùng mà không bị định kiến hoặc hạn chế.

4.2.2. Cải tổ ngay các hiến pháp và luật pháp mà hạn chế hay từ chối sự tham gia dân sự và chính trị đầy đủ của người dân trong tiến trình dân chủ và các tiến trình khác, kể cả các luật phù hợp với Tuyên Bố Bangkok về Bầu Cử Tự Do và Công Bằng, và thiết định các luật để phát huy sự minh bạch và sự tham gia của người dân trong việc quản lý quốc gia, kể cả quyền thành lập đảng chính trị và có tiếng nói đối lập.

4.2.3. Ngưng mọi vi phạm nhân quyền và đàn áp nhắm vào các người bảo vệ và người hoạt động nhân quyền. Điều này bao gồm: Xoá bỏ các luật hạn chế tự do ngôn luận, cả trực tuyến lẫn ngoài đời, và tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng; trả tự do cho những người bị bỏ tù hoặc bị giam giữ chiếu theo các luật này; cải cách pháp luật mà hạn chế việc tiếp cận thông tin một cách tự do và mở; ngay lập tức ký, phê chuẩn và thực hiện các biện pháp phù hợp với Công Ước về Bảo vệ Tất cả Mọi Người Trước Nạn Mất tích Ép buộc và Nghị quyết về Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ; và nghiêm cấm và trừng phạt tất cả các hình thức bạo lực bởi các tác nhân nhà nước hay phi nhà nước, bao gồm hành vi bạo lực, tra tấn và bắt cóc bởi công an.

4.3. Cam kết Hoà bình và An ninh

4.3.1. Chứng minh sự cam kết về an ninh toàn diện và tập thể như đã nêu trong Kế hoạch Thực hiện về Chính trị-An ninh của ASEAN bằng cách cắt giảm chi tiêu quân sự, bảo đảm sử dụng có trách nhiệm và minh bạch ngân sách nhà nước cho phát triển cộng đồng, và cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự tham gia có ý nghĩa và có sự đại diện của phụ nữ trong các quá trình làm quyết định, bao gồm hỗ trợ cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, và giáo dục cộng đồng để chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới tính.

4.3.2. Thiết lập Cơ chế Ngăn ngừa và Giải quyết Xung đột như là một công cụ cấp vùng để ngăn ngừa và đáp ứng khẩn cấp. Cụ thể, bao hàm điều khoản ngăn ngừa trong Cơ chế Giải quyết Xung đột[12] trong kỳ duyệt xét Hiến chương ASEAN kế đến.

4.3.3. Hành xử trong sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về hoà bình và an ninh được ghi trong Hiến chương LHQ và phê chuẩn và/hoặc thực hiện mọi luật quốc tế về nhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo, đặc biệt các Công ước Geneva năm 1949, Công ước Liên quan Tình trạng Người Tị nạn (1951) và Nghị định thư 1967, cũng như Công ước Liên quan Tình trạng Người Vô Tổ quốc (1954); các nghĩa vụ chiếu theo Nghị định thư Không Bắt buộc về Trẻ em Tham gia Xung đột Vũ trang của Công ước về Quyền của Trẻ em; Quy điều Roma về Toà án Tội phạm Quốc tế, và ấn định các biện pháp rõ rệt như là một phần của quyền tài phán quốc gia về truy tố tội phạm chiến tranh, và các tội chống nhân loại hay diệt chủng.

4.3.4. Bảo đảm rằng các hệ thống công lý và bồi thường phù hợp với khuôn khổ nhân quyền quốc tế, bao gồm Bộ nguyên tắc Cập nhật của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ và Thúc đẩy Nhân quyền Thông qua Hành động để Chống Việc không bị Trừng phạt (2005), là tiền đề về quyền biết sự thật, quyền công lý và quyền được bồi thường/bảo đảm không bị tái phạm.

4.3.5. Công nhận những đóng góp đáng kể của phụ nữ và người dân bản địa trong quá trình xây dựng hoà bình và phục hồi chức năng và tái thiết sau xung đột. Điều này bao gồm: Đề xuất và thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh phù hợp với các nguyên tắc được ghi trong Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ số 1325 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ số 1820 và 1888, Công ước CEDAW và Khuyến nghị chung số 30; cung cấp các biện pháp hiệu quả và kịp thời cho các loại hành vi vi phạm khác nhau được trải nghiệm bởi tất cả phụ nữ và trẻ em và sự bồi thường đầy đủ và toàn diện; và giải quyết tất cả các hành vi vi phạm trên cơ sở giới, trong đó có hành vi vi phạm về quyền tình dục và sinh sản, bắt làm nô lệ gia nhân và tình dục, hôn nhân cưỡng ép, và cưỡng bức di dời bên cạnh bạo lực tình dục, cũng như vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

4.3.6. Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới theo nguyên tắc là các nguồn tài nguyên ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia là di sản chung của tất cả các dân tộc và các quốc gia. Điều này bao gồm: Làm việc với tất cả các bên và các quốc gia liên quan để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (1982), Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa và làm việc hướng tới Bộ luật Ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa; giải quyết các vấn đề biển và hàng hải theo nguyên tắc mà các đại dương được mở cho tất cả các nước, và rằng không một quốc gia nào có thể nhận một cách hợp lệ bất kỳ một phần nào của đại dương là thuộc chủ quyền của mình. Cuối cùng, khai phá những phương án quản trị chung giữa các quốc gia tranh chấp trên khu vực tranh chấp.
4.4. Chấm dứt Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng

4.4.1. Chấp nhận ngay lập tức định nghĩa “không phân biệt đối xử” được định nghĩa bởi luật nhân quyền quốc tế, nhất là Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử vì Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, CERD), Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women, CEDAW) và Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities, CRPD); xóa bỏ ngay mọi hình thức phân biệt đối xử, gồm phân biệt trên cơ sở chủng tộc, thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong nội bộ hay giữa các tôn giáo, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, tình trạng chính trị và kinh thế, năng lực, vị trí địa dư, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng tình dục và bản sắc/biểu hiện giới tính.

4.4.2. Thừa nhận sự xẩy ra ở nhiều nơi và sự giao nhau giữa nhiều lĩnh vực trong phân biệt đối xử và thực hiện sự bình đẳng thực chất thông qua những biện pháp bảo đảm về cơ hội bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và phúc lợi bình đẳng cho mọi dân tộc, mọi thành phần, kể cả phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, trẻ em và giới trẻ.

4.4.3. Loại bỏ các khoản đạo đức công cộng và các biện minh theo thuyết tương đối văn hóa dùng để từ chối và vi phạm các quyền của người dân, đặc biệt là phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, và các nhóm bị gạt ra lề và dễ bị tổn thương khác; và tạo ra các cơ chế trách nhiệm giải trình đặc biệt để đối phó các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.

5. KẾT LUẬN

5.1. Chúng tôi, XHDS của ASEAN, hướng dẫn bởi các nguyên tắc nhân quyền, dân chủ, quản lý tốt, thượng tôn luật pháp, không phân biệt đối xử, bình đẳng thực chất, cấp tiến và không thoái hoá, tiếp tục đoàn kết trong mưu cầu cho sự phát triển cấp vùng ở Đông Nam Á mà đề cao dân chủ, hoà bình và an ninh, nhân quyền cá nhân và tập thể, và phát triển bền vững, cho một “ASEAN lấy người dân làm trung tâm” và biến đổi.

5.2. Chúng tôi, do đó, nhắc lại các khuyến nghị trước đây và kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN hãy nghiêm chỉnh cứu xét các ưu tiên cấp vùng vẫn tồn tại và các khuyến nghị, và có biện pháp tức thì và tích cực để thực hiện chúng.

[1] Xã hội dân sự của ASEAN được đại diện bởi các tổ chức XHDS, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội của phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, công nhân xuất khẩu lao động, công nhân chính thức và không chính thức trong khu vực thành thị và nông thôn, người khiếm dụng, nghiệp đoàn, người lao động tình dục, dân tộc bản địa, sắc dân thiểu số, nông dân, ngư dân hoạt động tầm vóc nhỏ, người tị nạn và vô quốc gia, gia nhân, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, các người bảo vệ nhân quyền và các nhóm khác.

[2] Bản tuyên bố này được chấp thuận tại kỳ Họp Tham Khảo cấp vùng lần 3 của ACSC/APF 2015 (23 – 24 tháng 1, 2015) ở Malaysia. Trước đó là Họp Tham Khảo cấp vùng lần 1 ngày 24 – 25 tháng 9, 2014 và Họp Tham Khảo cấp vùng lần 2 ngày 11 – 12 tháng 12, 2014. Việc biên soạn cũng được thông qua một tiến trình tham khảo nghiêm ngặt của các nhóm chủ đề ở cấp vùng và quốc gia.

[3] Sombath Somphone, nhà phát triển cộng đồng lừng danh quốc tế và nhân vật nổi tiếng trong xã hội dân sự Lào, mất tích sau khi cảnh sát chặn xe của ông ngày 15 tháng 12 năm 2012 tại thủ đô. Sau đó ông ta bị chuyển sang một xe khác, dựa theo video của cảnh sát, và biệt tăm cho đến giờ. Các báo cáo nói rằng chính quyền Lào tiếp tục phủ nhận trách nhiệm trong vụ mất tích này.

[4] 1976 Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC), ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên ngày 24 tháng Hai năm 1976 tại Denpasar, Bali; 2004 Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua bởi các Bộ trưởng kinh tế tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 10 tại Vientiane, Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004; 2010 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2010.

[5] Văn kiện quy phạm của AICHR Chương 5, và Văn kiện quy phạm của ACWC Chương 6.

[6] Tuyên bố Nay Pyi Daw về Tầm nhìn 2015 của Cộng Đồng ASEAN, Nay Pyi Daw, 12 tháng 11, 2014

[7] Công lý về tái phân phối nhắm làm giảm sự bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia, ở phụ nữ và nam giới, và giữa các nhóm xã hội và sắc dân khác nhau thông qua các chính sách phân phối lại nguồn lực, sự giàu có, quyền lực và cơ hội.

[8] Công lý về kinh tế nhắm phát triển kinh tế để tạo cuộc sống đàng hoàng, phù hợp với nhu cầu và tạo điều kiện cho khả năng, việc làm và sinh kế sẵn có cho tất cả mọi người.

[9] Công lý về môi trường thừa nhận trách nhiệm lịch sử của những người chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, sự nóng lên toàn cầu và thảm họa môi trường, và buộc họ phải giảm bớt và bồi thường các nhóm thiệt thòi do hành động của họ.

[10] Công lý về giới tính và công lý xã hội loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, cách ly, loại trừ và bạo lực.

[11] Quy trách nhiệm giải trình trước những đòi hỏi của người dân về chính quyền dân chủ và công bằng, minh bạch và quản trị tốt cho phép mọi người dân làm quyết định cho cuộc sống riêng, cho cộng đồng và cho tương lai của chính họ.

[12] Nghị định thư năm 2010 của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp. Được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 08 tháng 4 2010.

1. PREAMBLE

1.1 This ASEAN Civil Society Conference and ASEAN People’s Forum marks the 10th anniversary since the first regional gathering of civil society in Malaysia. We, the civil society in Southeast Asia[1], welcome the commitment of ASEAN in the years since to establish a people-centric ASEAN and a peaceful, prosperous community. With deep regret and concern, the people’s recommendations submitted to ASEAN member states since 2005 have been neither implemented nor adopted in any meaningful way.

1.2 While ASEAN governments are heading towards developing the ASEAN Community’s Post-2015 Vision, the people of ASEAN continue to suffer from authoritarian and military regimes, increased militarisation, violence and armed conflicts, unlawful foreign interference, lack of fundamental freedoms and human rights violations, undemocratic processes, corruption and poor governance, development injustice, discrimination, inequality, and religious extremism and intolerance. ASEAN’s restrictive interpretation of the principles of state sovereignty and non-interference hamper the organisation’s effectiveness in addressing regional challenges, and the people remain excluded from participating fully in influencing ASEAN decision-making processes.

1.3 The failure of ASEAN to meaningfully address the people’s issues is deeply rooted in the organisation’s continued adherence to a neo-liberal model that prioritizes corporate interests and elite groups, including state-owned enterprises, over the interests of the people. Our engagement with the ASEAN process is therefore anchored on a critique and rejection of deregulation, privatisation, government and corporate-led trade and investment policies that breed greater inequalities, accelerate marginalization and exploitation, and inhibit peace, democracy, development, and social progress in the region.

Reflecting on the past 10 years of engagement in ASEAN, and after extensive consultations[2], we reiterate our previous recommendations and highlight the following four (4) regional priorities and overarching cross-cutting concerns.

2. REGIONAL PRIORITIES

2.1.  Development Justice

2.1.1 ASEAN’s development model for regional integration, and the unequal trade and investment agreements negotiated and agreed to by member states fail to guarantee redistributive, economic, gender, social and environmental justice, or accountability. They result in further inequality, lack of social protection, denial of basic information and communications infrastructure, environmental degradation, adverse impacts of climate change, and the systematic dispossession of the people’s access to land, water, safe and nutritious food, and other resources. Large-scale mining and other extractive projects; the expansion of corporate agriculture (including promotion of genetically modified organisms); corporate and commercial fisheries; and intensified aquaculture continue to violate rights of local communities in ASEAN.

2.1.2 Despite all ASEAN states’ voting in favour of the Declaration on the Rights of Indigenous Peoples (UNDRIP), “national development” continues to be used as a pretext for plundering and appropriating indigenous lands, territories, and resources. Further, nationalisation of lands owned by individuals, religious communities, and indigenous peoples justifies land grabbing and further marginalises a growing number of people who are already economically, politically, and socially disenfranchised.

2.1.3 Women’s human rights are fundamentally threatened by regressive policies and programmes that instrumentalise and exploit women in the name of development. Women, girls, and other marginalized groups continue to be trafficked and subjected to sexual and gender-based violence that threaten their dignity and human rights.

2.1.4 The liberalization of the labour market has increased the number of precarious jobs and will continue to adversely impact the rights of workers, especially women, and including local and migrant workers, sex workers, domestic workers, and those working in the informal sector regardless of their documented or undocumented status.

2.1.5 Forced labour migration is exacerbated by state denial of decent jobs and living wages for workers, the rights to organise and form free and independent trade unions, collective bargaining, security of tenure, social security, occupational safety, access to safe and affordable health services, including sexual and reproductive health and rights, access to quality education, protection from violence, and an effective process for holding traffickers accountable. Failure by source country governments to protect their own citizens who are exported as migrant workers, and government prosecution of workers who expose their exploitation, aggravate the likelihood of abuse and human trafficking.

2.1.6 The regional economic integration plan does not hold corporations accountable for violations of human rights, and social and environmental standards. In fact, corporations are given increased power through investment protection measures and investor-state dispute settlement (ISDS) in the ASEAN Comprehensive Investment Agreement of the AEC blueprint. ISDS empowers corporations in some instances to sue governments over local laws that may be in the public interest but counterproductive to the corporate interests.

2.2. Democratic Processes, Governance and Fundamental Rights and Freedoms

2.2.1 Over the years, ASEAN has committed itself to the regional promotion of democracy and human rights. In a true democracy, the people have the right to full, meaningful, inclusive and representative participation by the people. Through transparent governance and free, fair and public elections in a truly multi-party, pluralistic system shall the will of the people be expressed. Yet no effective regional consultation mechanism exists for civil society in ASEAN to participate in crafting and critiquing regional policies. There has been a systemic breakdown in electoral processes in the region; and the people’s will continues to be suppressed at both the regional and national levels.

2.2.2 An alarming number of restrictions in the region deny freedom of expression and information, freedom of religion or belief, peaceful assembly, and association, in both online and offline spaces. Laws in some countries deny the right to form civil society associations, people’s movements, independent religious institutions, political parties, and free and independent labour unions.

2.2.3 States and non-state actors continue to commit violations with impunity, including police brutality, torture and enforced disappearances, against civil society activists. For example, the lack of immediate and transparent investigation into the case of Sombath Somphone[3] by ASEAN governments, the ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights (AICHR), or any other human rights mechanisms in the region. Human rights defenders continue to be persecuted under oppressive laws, including laws against activities as “injuring the national unity”, “propaganda against the State“, “abusing democratic freedoms” and sedition laws, which deny the people safe and constructive political space.

2.2.4 Despite increasing human rights violations in Southeast Asia, no human rights mechanism in ASEAN is able to address these concerns. Both the AICHR and the ASEAN Commission on the Promotion and Protection of the Rights of Women and Children (ACWC) lack strong monitoring, accountability and enforcement mechanisms and fail to provide human rights protection consistent with international human rights law and standards.

2.3. Peace and Security

2.3.1 Ongoing territorial disputes and border conflicts continue to exist within the ASEAN region and between ASEAN countries and non-ASEAN nations. The lack of states’ commitment in comprehensively fulfilling their extra-territorial obligation also exacerbates cross-border issues. These conflicts are often used by states to perpetuate xenophobia, misogyny, and ultra-nationalism. The inability of ASEAN to bring about sustainable peace, justice and development contributes to political unrest, internal displacement, statelessness, the refugee crisis, human trafficking, forced migration, sea and maritime conflicts, human rights violations, insecure livelihood of fisherfolk in coastal regions, unfounded territorial water claims, competition for access to and control of natural resources, sexual, gender-based and other violence, and general human insecurities.

2.3.2 Strict adherence to non-interference principle allows states to act with impunity, perpetuate or disregard human rights violations, such as those against the Rohingya; Montagnard, Hmong, and Khmer Krom; Bangsamoro; Patani; Papuan and in other conflicts in the region.

2.3.3 In peace negotiations and post-conflict reconstruction, the region has failed to establish an inclusive and representative process that includes all affected communities and recognises the significance of contributions by women and other marginalized groups to the process. Existing dispute settlement mechanisms[4] do not cover the ambit of internal armed conflict situations and have yet to be effectively used to resolve existing disputes. There is no clear mechanism for enforcing dispute settlement agreements and no regional, legally-binding conflict prevention instrument or mechanism. Lack of political will results in non-adherence to cease-fire and peace agreements.

2.3.4 State and non-state actors such as businesses and financial institutions who aggravate the existing crisis situation and/or commit gross human rights violations in times of conflict are not held to any regional or international framework of accountability. Moreover, military and paramilitary forces used to secure investments, such as foreign mining projects, dams, and plantations, exacerbates land grabbing, and violates the peace and security of affected communities.

2.4. Discrimination and Inequality

2.4.1 Discrimination denies the people their inherent rights and preserves the imbalance in power relations that prevent realisation of equality of opportunities, access and benefits/results. Multiple and intersectional discrimination, which can result in persecution, cuts across race, inter- and intra-religious practices or belief, ethnicity, nationality, age, gender, class, political and economic status, ability, geographic location, HIV status, marital and pregnancy status, and sexual orientation and gender identity/expression (SOGIE). This is seen in the private as well as the public spheres of lives of the people in Southeast Asia.

2.4.2 Inequality and discrimination continue to be perpetuated, both directly and indirectly, in laws and practices of state and non-state actors, particularly the private sector and extremist groups. Cultural, traditional, and religious practices inconsistent with human rights standards remain unrectified by governments and are sometimes used to justify serious human rights violations. They act to impose patriarchal forms of traditional norms and practices, that result in restriction and denial of a separate legal personality, increased violence particularly on the basis of gender and sexuality, and are often used to increase restriction on people’s mobility and access to public life including education, culture, sexual and reproductive health care, employment, and holding leadership positions. No clear regulation or accountability exists to address violations committed by non-state actors.

2.4.3 As ASEAN moves towards regional economic integration, unequal and unsustainable economic growth will result in worsening poverty, inequalities of wealth, resources, power and opportunities between countries, between the rich and the poor and between men and women. This economic inequality persistently prevents the people of ASEAN to realise the benefits of economic growth or redistributive changes.

Considering these regional priorities, the civil society in Southeast Asia reiterate our previous recommendations and call on ASEAN and ASEAN members states to promptly adopt and implement the following overarching and specific recommendations:

3. OVERARCHING RECOMMENDATIONS

We urge ASEAN states to:

3.1.  Uphold international human rights principles and standards

3.1.1 Ratify and fully implement state obligations, including extraterritorial obligation under all international human rights treaties, including the Optional Protocols; withdraw all reservations, if any; and enact enabling legislation or establish other accountability mechanisms that institutionalise and support implementation. All states to uphold the principle of non-derogation by reforming and repealing all laws that undermine the right to life, liberty and dignity, including death penalties.

3.1.2 ASEAN human rights instruments must strictly adhere to international law and universal principles and standards of human rights.

3.2.  Ensure accountability to all people of ASEAN

3.2.1 Protect, promote, fulfil, and realise the individual and collective human rights of all peoples, especially the more vulnerable and marginalised. This includes extraterritorial obligations and recognition of primacy of universal principles of human rights over and above all other obligations.

3.3.  Strengthen the mandate of AICHR, ACWC, ACMW (ASEAN Declaration for the Promotion and Protection for the Rights of Migrant Workers) and future human rights mechanisms

3.3.1 Strengthen the terms of reference of these bodies to include the capacity to conduct onsite country visits and investigations, issue binding recommendations to member states, provide for periodic peer reviews on human rights conditions, set up working groups on emerging thematic issues, receive and address complaints, and institutionalise an inclusive framework of engagement with all relevant stakeholders, particularly civil society, national human rights institutions (NHRIs), and victims/affected communities.

3.3.2 Adhere to the principle of transparency, impartiality and independence, and also as prescribed in the terms of reference of the AICHR and the ACWC[5], and ensure that appointees meet minimum requirements such as expertise in a human rights field, good human rights track record, and the ability to discharge their duties with integrity, probity and independence.

3.3.3 Develop a transparent, participatory, and inclusive process involving civil society, NHRIs, and relevant stakeholders in their selection and appointment.

3.4.  Enshrine international commitments in the ASEAN Community’s Post – 2015 Vision[6]

3.4.1 Ensure the standards and elements in the proposed ASEAN Community’s Post-2015 Vision and ASEAN Development Goals meet human rights international commitments and do not undermine universal principles of equality and non-discrimination. Commit to a framework that aims to dismantle rules and systems that enable the gross inequalities of wealth, power, and resources between countries, between rich and poor, between men and women and other social group. Adopt an inclusive and constructive modality of engaging civil society in the drafting process, and in the monitoring of the implementation of the Post-2015 vision.

4. RECOMMENDATIONS SPECIFIC TO THE CONTINUING REGIONAL PRIORITIES

ASEAN and members states should:

4.1.  Ensure Development Justice

4.1.1 Develop the ASEAN Community integration that is rooted in values that promote cooperation, active contribution to development, self-responsibility and accountability of civil society organisations, and development justice that ensures redistributive[7], economic[8], environmental[9], gender and social justice[10], as well as accountability[11].

4.1.2 Put in place accountability mechanisms that are binding on both state and private actors, and that recognise and enhance the rights of all people of ASEAN. This includes: ensuring that all poverty reduction measures harmonise with ecological and environmental sustainability; signing up to initiatives such as the Open Government Partnership that adhere to the UN Guiding Principles on Business and Human Rights; ending land expropriation policies under the guise of economic development that have resulted in devastating impact to indigenous peoples and their ecology; and introducing laws that respect individuals’ private ownership and communities’ collective ownership of lands.

4.1.3 Guard against extensions of intellectual property rights in national or regional trade agreements that restrict access to seeds, free and affordable medicines and healthcare, as well as information including public research and creative content, and which may undermine public health, farmers’ rights, traditional knowledge and practices of indigenous peoples, and the right to information commons among other undesirable effects.

4.1.4 Establish the Environmental Pillar and adopt a common position on climate change, emphasising common but differentiated responsibilities, and defend it at the 21st Conference of the Parties. Incorporating the principles of the United Nations Framework Convention on Climate Change and the Rio Declaration, ASEAN should undertake regional collaboration in terms of adaptation and mitigation, focus on the protection of food sovereignty, and increase use of renewable energy and provision of long-term finance, especially for mitigating loss and damage.

4.1.5 Provide lawful recognition to indigenous peoples as citizens with collective equal rights to free, prior and informed consent, and to lands, territories, and resources as recognised in UNDRIP and other international instruments including the Outcome Document of the World Conference on Indigenous Peoples.

4.1.6 Ensure that trade policy-making and negotiations are transparent and consistent with human rights obligations, particularly at the local level. This includes: Involving input from civil society and social movements, including those representing farmers, women, youth, LGBTIQ persons, rural communities, and workers in the design, implementation and monitoring of aid modalities, development programmes and strategies.

4.1.7 Adopt domestic laws and policies in adherence to international human rights treaties and ILO norms and standards in anticipation of the open labour market under the 2015 ASEAN Economic Community. This includes: ensuring workers have the rights to job security, decent work, and living wage, equal pay for work of equal value, safe and secure working environments with gender equality, collective bargaining, and trade unions; relieving women of the burden of unpaid care and domestic work through the provision of social care services and infrastructures, social protection policies, and the promotion of shared responsibility within the family and the community; and eliminating child labour, forced labour, human trafficking, and government labour export programmes that exploit migrant labour, increase propensity towards international marriage brokerage for commercial purposes and result in human trafficking.

4.1.8 Adopt a binding legal instrument in line with international human rights standards to protect and promote the rights of all migrant workers and their families regardless of their immigration status.

4.2. Protect Democratic Processes, Governance, and Fundamental Rights and Freedoms

4.2.1 Commit to and establish mechanisms to ensure meaningful and substantive participation, inclusion and representation by all people in ASEAN in all processes at both the national and regional levels without prejudice or restrictions.

4.2.2 Immediately reform all constitutions and laws that restrict or deny full civil and political participation of its people in democratic and other processes, including those in accordance with the Bangkok Declaration on Free and Fair Elections, and institute laws that promote greater transparency and people’s participation in governance, including the right to form political parties and opposing voices.

4.2.3 End human rights violations and persecution targeted at human rights defenders and activists. This includes: repealing laws restricting freedom of expression, both online and offline, and freedom of religion or belief; releasing those imprisoned or detained under such laws; reforming laws restricting free and open access to information; immediately signing, ratifying and implementing measures aligned with the International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance and the UN Human Rights Council Resolution on Protection of Human Rights Defenders; and banning and punishing all forms of violence committed by state and non-state actors including police brutality, torture and enforced disappearances.

4.3. Commit to Peace and Security

4.3.1 Demonstrate commitment to comprehensive and collective security as stated in the ASEAN Political-Security Blueprint through cutting military spending, ensuring accountable and transparent utilisation of state budgets for community development, and providing an enabling environment for women’s meaningful participation and representation in decision-making processes, including support for women’s leadership, and community education to counter all forms of sexual- and gender-based discrimination and violence.

4.3.2 Establish a Dispute Prevention and Settlement Mechanism as a regional instrument for preventive and emergency response. Specifically, approve inclusion of a preventive clause in the existing Dispute Settlement Mechanism[12] in the next review of the ASEAN Charter.

4.3.3 Act in strict adherence to the principles of peace and security enshrined in the UN Charter and ratify and/or implement all international human rights laws, international humanitarian laws, particularly the Geneva Conventions, the Convention Relating to the Status of Refugees and the 1967 Protocol, as well as the Convention relating to the Status of Stateless Person, their obligations under the Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the Involvement of Children in Armed Conflict, and the Rome Statute of the International Criminal Court, and put in clear measures as part of their national jurisdiction to prosecute war crimes, crimes against humanity and genocide.

4.3.4 Ensure that justice and reparation systems conform to international human rights frameworks, including the Updated Set of Principles for the Protection and Promotion of Human Rights through Action to Combat Impunity (2005), which is premised on the right to know, the right to justice, and the right to reparation/guarantees of non-recurrence.

4.3.5 Recognise the significant contributions of women and indigenous peoples in peacebuilding and post-conflict rehabilitation and reconstruction processes. This includes: developing and implementing National Action Plans on Women, Peace and Security according to the principles enshrined in the UN Security Council Resolution 1325 on Women, Peace and Security, Security Council Resolutions 1820 and 1888, CEDAW and General Recommendation 30; providing effective and timely remedies for different types of violations experienced by all women and children and adequate and comprehensive reparations; and address all gender-based violations, including sexual and reproductive rights violations, domestic and sexual enslavement, forced marriage, and forced displacement in addition to sexual violence, as well as violations of economic, social, and cultural rights.

4.3.6 Resolve issues of territorial disputes and border conflicts under the principle that resources beyond the limits of national jurisdiction are to the common heritage of all peoples and nations. This includes: working with all related parties and countries to settle disputes only by peaceful means, in accordance with international law, including the UN Charter, UN Convention on the Law of the Sea, the ASEAN Charter, the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, and achieve at the earliest the Code of Conduct in the South China Sea; resolving issues of sea and maritime under the principle that the high seas are open to all States, and that no state may validly purport to subject any part of the high seas to its sovereignty. Lastly, exploring joint administrations by contending states over disputed areas.

4.4.  End discrimination and Inequality

4.4.1 Immediately adopt the definition of “non-discrimination” defined by international human rights law, particularly the International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination (CERD), the Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women (CEDAW) and the Convention on the Rights of Persons with Disabilities (CRPD); and immediately eliminate all forms of discrimination, including discrimination on the basis of race, inter- and intra-religious practices or belief, ethnicity, nationality, age, gender, class, political and economic status, ability, geographic location, HIV status, marital and pregnancy status, and sexual orientation and gender identity/expression (SOGIE).

4.4.2 Recognise multiple sites and intersectionality of discrimination and realisation of substantive equality through guarantees of equal opportunities, equal access and equal benefits to all peoples, from all sectors, including, women, LGBTIQ persons, children, and youth.

4.4.3 Eliminate public morality clauses and cultural relativist justifications used to deny and violate rights of the people, especially women, LGBTIQ persons, and other marginalized and vulnerable groups; and create accountability mechanisms especially to address violations by non-state actors.

5. CONCLUSION

5.1 We, the civil society of Southeast Asia, guided by the principles of human rights, democracy, good governance, rule of law, non-discrimination, substantive equality, progressiveness and non-retrogression, remain united in our quest for a regional development in Southeast Asia that upholds democracy, peace and security, individual and collective human rights, and sustainable development, for a transformative and “people-centred ASEAN”.

5.2 We, therefore, reiterate our previous recommendations and call on all ASEAN member states to seriously consider these continuing regional priorities and recommendations, and immediately adopt positive measures to implement them.

-----------------------

[1] The ASEAN civil society is represented by various civil society organisations, community-based organisations, NGOs, social movements of women, children and youths, migrant workers, formal and informal workers from both urban and rural sectors, persons with disabilities, trade unions, sex workers, indigenous peoples, ethnic minorities, peasants, small-scale fisher folks, refugees and stateless persons, domestic workers, lesbian gay transgender/transsexual intersex and queer (LGBTIQ) people, human rights defenders and other groups.

[2] This statement was adopted at the 3rd ACSC/APF 2015 Regional Consultation (23 – 24 January 2015) in Malaysia. This was preceded by the 1st Regional Consultation on 24 – 25 September 2014 and the 2nd Regional Consultation on 11 – 12 December 2014, respectively. The drafting of the statement has also gone through a rigorous consultation process through national and regional thematic groups.

[3] Sombath Somphone, an internationally acclaimed community development worker and prominent member of Lao civil society, went missing on 15 December 2012, when police stopped his vehicle at a checkpoint in the capital. He was then transferred to another vehicle, according to police surveillance video, and has not been heard from since. Reports say that the Lao government continues to deny responsibility for his disappearance.

[4] 1976 Treaty of Amity and Cooperation (TAC), signed at the first ASEAN Summit on 24 February 1976 in Denpasar, Bali; 2004 ASEAN Protocol on Enhanced Dispute Settlement Mechanism, adopted by the Economic Ministers at the 10 ASEAN Summit in Vientiane, Laos on 29 November 2004; 2010 Protocol to the ASEAN Charter on Dispute Settlement Mechanisms, adopted in Hanoi, Vietnam on 8 April 2010

[5] TOR of the AICHR Chapter 5, and TOR of the ACWC Chapter 6.

[6] Nay Pyi Taw Declaration on the ASEAN Community’s Post­2015 Vision, Nay Pyi Taw, 12 November 2014

[7] “Redistributive justice” aims to reduce inequalities between and within countries, among women and men, and among different social and ethnic groups through policies that redistribute resources, wealth, power and opportunities.

[8] “Economic justice” aims to develop economies that enable dignified lives, accommodate for needs and facilitate capabilities, employment and livelihoods available to all.

[9] “Environmental justice” recognises the historical responsibility of those responsible for human rights violations, increased global warming and environmental disasters and compels them to alleviate and compensate marginalised groups who suffer from their actions.

[10] “Gender justice and social justice” eliminate all forms of discrimination, marginalisation, exclusion and violence.

[11] Accountability to the people’s demands for democratic and just governments, transparency, and governance enables the people themselves to make informed decisions over their own lives, communities and future.

[12] 2010 Protocol to the ASEAN Charter on Dispute Settlement Mechanisms. Adopted in Hanoi, Vietnam on 8th April 2010.

ACSC/APF 2015
Huỳnh Thục Vy chuyển ngữ
NGUỒN: RECLAIMING THE ASEAN COMMUNITY FOR THE PEOPLE – CSO STATEMENT, ACSC/APF 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad