Bộ trưởng Thông tin kiêm ghế tuyên giáo - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Bộ trưởng Thông tin kiêm ghế tuyên giáo


Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông kiêm nhiệm ghế Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.


Quyết định phân công về nhân sự trung ương được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký.

Ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, đã từng là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong giai đoạn 2011-2014.

Ông được báo chí trong nước mô tả là người có nhiều kinh nghiệm về công tác tuyên giáo và thông tin và từng giữ chức Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (2007-2011).

Ông Tuấn cũng là trưởng phòng Tuyên truyền, báo chí - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình trong 10 năm (1988-1998).

Ông sinh năm 1960 tại Đồng Hới, Quảng Bình và được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng tại Đại hội Đảng 12.

Vào đầu tháng Tư năm nay, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông vào ghế Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kế nhiệm ông Nguyễn Bắc Son.

'Tập trung quyền lực'

Nói với BBC Tiếng Việt từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định đây là “một quyết định hi hữu”.

“Không có việc bốc thẳng một quan chức hành chính bên chính phủ đưa về kiêm nhiệm một chức vụ bên đảng cho nên đây là quyết định hết sức bất thường, rất hi hữu, thường chỉ xảy ra trong thời chiến thôi, thời bình không có,” ông Dũng nói.

  Rút thẻ nhà báo của nhà báo Đỗ Hùng hay gần đây là nhà báo Mai Phan Lợi. Về mặt luật pháp rõ ràng không ổn

Nhà báo ẩn danh từ Tp HCM
Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập phân tích: “Ông Trương Minh Tuấn là về làm phó cho ông Võ Văn Thưởng. Có lẽ trong thời gian gần đây Đảng lo lắng về tình trạng tản quyến và phân quyền về một số địa phương các bộ ngành, và phát sinh tình trạng cát cứ quyền lực với một số bộ ngành và địa phương. Có thể nói là trong thời gian qua và sau Đại hội 12, thì nguy cơ về cát cứ được đặt lên cao không kém gì nguy cơ về tham nhũng trong Đảng”.

Ông Dũng nhận định động thái phân công kiêm nhiệm này là “"Đảng muốn tập quyền, và chọn một lãnh vực rất quan trọng là mặt trận tư tưởng, thông tin, quản ly hơn 800 tờ báo. Đây là một ý tưởng Đảng hóa chính phủ, để Đảng dễ quản lý hơn về con người, công việc."

“Hệ quả là "một cổ hai tròng" cho ông Trương Minh Tuấn, vừa chạy đi chạy lại Bộ thông tin Truyền thông và Ban Tuyên Giáo. Ông sẽ nhận chỉ đạo từ cả hai cấp trên, một bên là Võ Văn Thưởng hay cao hơn là ông Đinh Thế Huynh và Nguyễn Phú Trọng, một cấp trên trực tiếp là ông Nguyễn Xuân Phúc.”

Tuy nhiên, ông Phạm Chí Dũng nhận định việc này "không ảnh hưởng gì” đến thông tin báo chí.

“Khi ông Tuấn làm thứ trưởng bộ thông tin truyền thông thì đã nổi tiếng là có bàn tay sắt rồi, nên nếu ông có kiêm thêm một chức vụ bên ban tuyên giáo Trung ương thì mức độ vẫn vậy thôi, không hơn và cũng không kém hơn,” ông Dũng cho biết.

Một nhà báo muốn ẩn danh từ Sài Gòn cũng nói với BBC đây là biểu hiện mà ông gọi là “tập trung quyền lực”.

Người này nói: “Tập trung quyền lực thì dễ giải quyết công việc hơn, nhưng mặt xấu là quyền lực thì có thể tha hóa, như chúng ta có thể thấy xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam”.

Nhà báo này cho biết: “Ta có thể thấy qua những việc làm của ông Trương Minh Tuấn như rút thẻ nhà báo của nhà báo Đỗ Hùng hay gần đây là nhà báo Mai Phan Lợi. Về mặt luật pháp rõ ràng không ổn, ông Tuấn đã căn cứ vào luật gì để thu thẻ các nhà báo này, như với nhà báo Đỗ Hùng thì là một nội dung trên Facebook, nhà báo Phan Lợi là vì từ “tan xác”.”

“Tôi thấy các hành xử quyền lực này còn cảm tính, và không hành xử dựa trên pháp luật, và dễ dẫn đến thể hiện quyền lực theo hướng tha hóa,” phóng viên này nhận định.

'Phép thử'

Hiện tượng cá chết hàng loạt gây bức xúc trong dân chúng.                 

Vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền trung đang được dư luận và truyền thông quan tâm nhiều và có thể là phép thử về tự do thông tin tại Việt Nam.

Truyền thông tại Việt Nam khá kín tiếng về vụ cá chết sau một giai đoạn đầu đưa tin khá rầm rộ.

Tuy nhiên vào tuần này báo chí trong nước đồng loạt chạy tin phóng sự của truyền thông Đài Loan, theo đó tập trung vào cáo buộc đối với công ty Formosa.

Theo dự kiến nhà chức trách Việt Nam sẽ công bố kết quả điều tra về nguyên nhân gây cá chết vào cuối tháng Sáu.

Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn, được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói tại cuộc họp báo của Chính phủ rằng chưa thể công bố nguyên nhân cá chết.

"Các cơ quan phải điều tra đầy đủ các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không. Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực.

“Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin”, Bộ trưởng Tuấn nói thêm.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng Tư, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group) nói "bản chất của hệ thống Việt Nam vẫn nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước, của bộ máy chính trị với báo chí".

Đại Sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam Giles Lever mới đây bàn về quyền được tiệp cận thông tin, những thách thức và khó khăn trong khi tác nghiệp.

“Tiếp cận Thông tin và các Quyền Tự do Cơ bản: Quyền của bạn!” là chủ đề được ông Lever đề cấp tới vào Ngày Quốc tế về Tự do Báo chí.

BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad