Về phía Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Vương Hồng Quang – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.
Như truyền thông đã đưa, tình hình Biển Đông thời gian qua rất căng thẳng vì thường xảy ra những va chạm gây tổn thất về người và tài sản của ngư dân của các quốc gia giáp Biển Đông với lực lượng cảnh sát biển một số nước; sự xuất hiện gần đây của lực lượng hải quân một số nước cùng với những tuyên bố cứng rắn liên quan tới Biển Đông của một số chính khách có trách nhiệm của một số quốc gia trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga và EU…
Không rõ, biên bản ghi nhớ về hợp tác an ninh biển giữa hai lực lượng cảnh sát chức năng của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm những nội dung cụ thể gì, có sự thỏa thuận ràng buộc nhau không và bản ghi nhớ này có góp phần làm dịu bớt tình hình căng thẳng trên Biển Đông hay không? Phạm Viết Đào |
Trong khi đó cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN tại Côn Minh, Trung Quốc đã không ra được tuyên bố chung về Biển Đông; Việt Nam lại liên tiếp bị hai vụ tai nạn máy bay trên Biển Đông hiện chưa công bố nguyên nhân.
Trong bối cảnh đó, dư luận hết sức chú ý tới chuyến thăm và các buổi hội đàm, hội kiến của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc với các quan chức Việt Nam là các ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư Đảng, Trần Đại Quang- Chủ tịch nước, Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, bên cạnh các văn kiện được ký kết.
Không rõ, biên bản ghi nhớ về hợp tác an ninh biển giữa hai lực lượng cảnh sát chức năng của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm những nội dung cụ thể gì, có sự thỏa thuận ràng buộc nhau không và bản ghi nhớ này có góp phần làm dịu bớt tình hình căng thẳng trên Biển Đông hay không?
Cần được bạch hóa
Có một điều quan trọng cần được bạch hóa, đó là biên bản ghi nhớ về hợp tác an ninh biển giữa hai lực lượng cảnh sát chức năng Việt Nam - Trung Quốc, điều được cho là có liên quan tới số phận của hàng ngàn ngư dân miền trung Việt Nam, mà hiện hàng ngày vẫn phải ra khơi bám biển vì cơm áo và họ thường xuyên bị đe dọa bởi cảnh sát biển Trung Quốc.
Như thông tin và tuyên bố của những người có trách nhiệm của hai phía Việt Nam và Trung Quốc, về Biển Đông, giữa hai nước đang tồn tại nhiều khác biệt, bất đồng.
Cắc chắn những thỏa thuận hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển Việt-Trung trong bản ghi nhớ vừa ký ngày 27/6/2016 không là những tài liệu tuyệt mật, không thể bạch hóa thông tin vì bản thân thỏa thuận này liên quan tới ngư dân Việt Nam, do vậy ngư dân Việt Nam cần được biết Phạm Viết Đào |
Thứ hai, những nội dung công khai trong biên bản ghi nhớ hợp tác an ninh biển Việt-Trung biết đâu giúp cho các nước khác vừa để chứng kiến, tham khảo làm khuôn mẫu, trọng tài cho các tranh chấp thường xảy ra với lực lượng hải cảnh Trung Quốc, tránh những xung đột, va chạm trên biển gây mất an ninh Biển Đông…
Vì chắc chắn những thỏa thuận hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển Việt-Trung trong bản ghi nhớ vừa ký ngày 27/6/2016 không là những tài liệu tuyệt mật, không thể bạch hóa thông tin vì bản thân thỏa thuận này liên quan tới ngư dân Việt Nam, do vậy ngư dân Việt Nam cần được biết, nhất là khi Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua luật về Quyền tiếp cận thông tin của công dân, một bước đi được cho là tiệm tiến đảm bảo quyền tự do về thông tin của người dân.
Ngoài ra, thiết nghĩ sự công khai bạch hóa các thỏa thuận được ký kết cũng là cơ sở để xác nhận sự thiện chí, tầm, thế và trách nhiệm giải quyết tranh chấp của các bên liên quan, trong cuộc tham gia ký kết và với ngư dân của nước mình.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà văn, blogger và nhà quan sát thời sự Việt Nam đang sinh sống tại Hà Nội.
Nhà văn Phạm Viết Đào
Gửi từ Hà Nội
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét