Cuộc tập trận quy mô này diễn ra nhân dịp Tòa Án Quốc Tế sắp phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách đường “Lưỡi Bò” mà Trung Quốc tuyên bố chiếm hơn 80% Biển Đông.
Nhiều khu vực của Việt Nam và Philippines bị “Lưỡi Bò” này liếm sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế. Cũng vì vậy Trung Quốc từng đưa tàu tới ngăn cản các tàu thăm dò tìm kiếm dầu khí của Việt Nam cũng như của Philippines.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc từ hãng thông tấn đến truyền hình, báo chí, cuộc tập trận phối hợp của ba hạm đội diễn ra ở khu vực phía Nam đảo Hải Nam và gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam từ năm 1974.
Các bản tin này khoe rằng lực lượng hải quân của họ “thực tập tác chiến” với cả “bắn hỏa tiễn thật” chống tàu ngầm. Truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh tập trận có cả máy bay chiến đấu và chiến hạm phóng hỏa tiễn, thủy lôi, máy bay trực thăng cất cánh từ chiến hạm, tàu ngầm trồi lên từ dưới mặt nước.
“Cuộc tập trận chú trọng về kiểm soát hoạt động không quân, hải chiến và tác chiến chống tàu ngầm,” báo Quân Đội Nhân Dân của quân đội Trung Quốc kể như thế trên báo mạng.
Bắc Kinh thì chối rằng cuộc tập trận đang diễn ra là cuộc tập trận thường xuyên đã được xếp đặt từ lâu nhưng giới bình luận thời sự quốc tế đều cho rằng Bắc Kinh tổ chức tập trận quy mô ở Hoàng Sa trước ngày Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016 mà Tòa Án Quốc Tế The Hague sẽ ra phán quyết, có mục đích đe dọa Việt Nam và Philippines. Đồng thời cũng muốn bắn tiếng cho cả Mỹ biết là Bắc Kinh cũng không ngán ai.
Tuần qua, khi hay tin Trung Quốc đưa ba hạm đội đến tập trận ở Hoàng Sa, Hà Nội cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối. Báo chí Trung Quốc nói những lời chê bai ám chỉ sự khinh thường mà họ nói đó chỉ là những lời phản đối suông quen thuộc của nhà cầm quyền CSVN.
Ít ngày trước đó, cuối tháng 6, người ta thấy Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại, cầm đầu một phái đoàn tới Hà Nội “tham dự phiên họp thứ 9 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.”
Theo hãng thông tấn AP thuật lời ông Trần Công Trục, nguyên trưởng phái đoàn của Việt Nam đàm phán biên giới với Trung Quốc, có thể Dương Khiết Trì đến vận động Hà Nội về phán quyết của Tòa Quốc Tế nhưng quan điểm của Việt Nam đối với cái đòi hỏi đường “Lưỡi Bò” ngang ngược của Trung Quốc cũng không thay đổi.
Liệu chuyến đi không đạt kết quả như ý muốn của Dương Khiết Trì có dẫn đến việc Bắc Kinh đưa ba hạm đội đến Hoàng Sa tập trận để dằn mặt Hà Nội? Hiện giới bình luận thời sự đưa ra nhiều dự đoán về phản ứng của Bắc Kinh sau khi có phán quyết từ tảng lờ đến hung hăng hơn. Nhưng ít nhất, những ngày gần đây, guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh luôn luôn có những bài bình luận đả kích Tòa Án Quốc Tế cũng như Mỹ. (TN)
Người Việt
Hải quân Trung Quốc bắn đạn thật trên biển Đông
Tàu chiến, máy bay chiến đấu và tàu ngầm Trung Quốc đang được triển khai tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật gần Hoàng Sa trên biển Đông.
Truyền thông quốc gia đông dân nhất thế giớ đưa tin này hôm nay, 9/7, vài ngày trước khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo giới quan sát, cuộc phô trương sức mạnh hải quân rầm rộ của Bắc Kinh nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự cũng như khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.
Dù Trung Quốc tuyên bố đây là cuộc diễn tập thường niên, nó diễn ra ít ngày trước khi Tòa ở La Haye, Hà Lan, đi tới quyết định về vụ kiện của Philippines về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc, CCTV, chiếu cảnh cuộc tập trận với sự tham gia của ba hạm đội của nước này hôm qua, 8/7.
Đoạn video cho thấy các tên lửa và ngư lôi phóng đi từ các tàu chiến, trong khi các chiến đấu cơ vần vũ trên trời và tàu ngầm nổi lên mặt nước.
Theo CCTV, cuộc tập trận nhằm mục đích trắc nghiệm khả năng sẵn sàng chiến đấu của hải quân nước này, và dự kiến sẽ kéo dài tới thứ Hai tuần sau.
Ông Trương Nhạn Toàn, chỉ huy một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, cho biết cuộc thao dượt trắc nghiệm khả năng định vị các tàu ngầm của kẻ thù hay nơi các tàu chiến của kẻ thù mở các cuộc tấn công.
Ông nói: “Chúng tôi thu thập thông tin, phân tích và đưa ra quyết định dựa theo đó. Đối với chúng tôi, đây là một cuộc chiến và cuộc trắc nghiệm thật sự”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 4/7, “phản đối mạnh mẽ”, đồng thời yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt ngay” cuộc tập trận.
Đáp lại, hôm 6/7, người phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], và nói rằng cuộc tập trận thường niên diễn ra trên lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Hồng nói: “Trong khi cuộc diễn tập không nhắm vào bất kỳ một nước thứ Ba nào, chúng tôi hy vọng nước qua ngại nên nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan”.
Theo Reuters, The New York Times, VOA
|
Truyền thông quốc gia đông dân nhất thế giớ đưa tin này hôm nay, 9/7, vài ngày trước khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo giới quan sát, cuộc phô trương sức mạnh hải quân rầm rộ của Bắc Kinh nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự cũng như khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.
Dù Trung Quốc tuyên bố đây là cuộc diễn tập thường niên, nó diễn ra ít ngày trước khi Tòa ở La Haye, Hà Lan, đi tới quyết định về vụ kiện của Philippines về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc, CCTV, chiếu cảnh cuộc tập trận với sự tham gia của ba hạm đội của nước này hôm qua, 8/7.
Đoạn video cho thấy các tên lửa và ngư lôi phóng đi từ các tàu chiến, trong khi các chiến đấu cơ vần vũ trên trời và tàu ngầm nổi lên mặt nước.
Theo CCTV, cuộc tập trận nhằm mục đích trắc nghiệm khả năng sẵn sàng chiến đấu của hải quân nước này, và dự kiến sẽ kéo dài tới thứ Hai tuần sau.
Ông Trương Nhạn Toàn, chỉ huy một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, cho biết cuộc thao dượt trắc nghiệm khả năng định vị các tàu ngầm của kẻ thù hay nơi các tàu chiến của kẻ thù mở các cuộc tấn công.
Ông nói: “Chúng tôi thu thập thông tin, phân tích và đưa ra quyết định dựa theo đó. Đối với chúng tôi, đây là một cuộc chiến và cuộc trắc nghiệm thật sự”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 4/7, “phản đối mạnh mẽ”, đồng thời yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt ngay” cuộc tập trận.
Đáp lại, hôm 6/7, người phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], và nói rằng cuộc tập trận thường niên diễn ra trên lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Hồng nói: “Trong khi cuộc diễn tập không nhắm vào bất kỳ một nước thứ Ba nào, chúng tôi hy vọng nước qua ngại nên nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan”.
Theo Reuters, The New York Times, VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét