Chuyển qua chăn nuôi, trồng trọt mà địa bàn Quảng Bình không có đất thịt mà toàn là cát sa mạc, cho nên cái này là vô vọng lắm.
Kế hoạch đó thế nào và và ngư dân nói gì về việc nếu phải chuyển đổi nghề?
Kế hoạch của chính quyền
Suốt thời gian qua sau khi xảy ra thảm họa môi trường cá chết hàng loạt, hầu như tất cả những ngư dân đánh bắt gần bờ tại 4 tỉnh miền Trung phải phơi thuyền trên bãi, cuộc sống vô cùng khó khăn vì nguồn thu nhập có thể nói là duy nhất của họ không còn nữa.
Nhằm giúp cho ngư dân ổn định cuộc sống, chính phủ Hà Nội công bố kế hoạch tạo công ăn việc cho các ngư dân bị tác động không thể tiếp tục nghề biển.
Vào ngày 06 tháng 07 năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo sẽ triển khai 2 nhóm giải pháp để giúp cho người dân bị tác động bởi thảm họa Formosa Hà Tĩnh xả chất độc ra biển.
Rừng thì chúng tôi không làm được, ruộng cũng không có mà làm, chăn nuôi thì không thể được. Làm sạch môi trường biển để chúng tôi trở lại làm ăn nữa, chẳng những là thế hệ chúng tôi, còn thế hệ con cái chúng tôi nữa - Ông Nguyễn Xuân Canh |
Còn đối với người dân làm việc trong các lĩnh vực khác, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ triển khai một số giải pháp hỗ trợ như dạy nghề, tạo cơ hội xuất khẩu lao động, việc làm…
Chỉ mấy ngày trước, vào ngày 4 tháng 7, truyền thông trong nước dẫn lời của thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Vũ Văn Tám rằng:
“Bộ sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các ngư dân muốn lên bờ, cố gắng mỗi hộ gia đình có một người đi xuất khẩu lao động, hướng đi này sẽ giúp cho gia đình ngư dân ổn định cuộc sống tốt hơn.”
Cụ thể, các ngư dân bị ảnh hưởng mà được tuyển dụng đi nước ngoài sẽ được hạn mức vay bằng 80% chi phí, các ngư dân, diêm dân muốn học nghề dưới 3 tháng sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/ 1 người/ 1 khóa, hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/ 1 ngày.
Các thuyền đi đánh cá xa bờ được chính quyền hỗ trợ, cho vay vốn với lãi suất thấp để giúp ngư dân đi đánh cá, còn các ngư dân đánh cá gần bờ thì được hỗ trợ giúp đỡ để chuyển đổi sang chăn nuôi, trồng trọt.
Tuy nhiên vào chiều ngày 5 tháng 7, khi chúng tôi có liên lạc với ông Nguyễn Thành Đồng phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình để hỏi thông tin về công tác chuyển đổi nghề cho ngư dân cũng như việc triển khai các chính sách liên quan khác mà chính phủ thông báo thì ông cho biết:
“Bây giờ đang thống kê, chưa có kế hoạch cụ thể”
Phía người dân
Mạng báo Dân Trí số ra ngày 2 tháng 7 năm 2016 cho biết, trong lúc chờ các cấp tham mưu hỗ trợ việc làm cho người dân, thì một số ngư dân ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã tự tìm đường mưu sinh bằng cách trồng cây dược liệu và xây dựng vùng chuyên canh rau sạch trên cát.
|
Hầu hết những ngư dân đi biển ở độ tuổi trung niên trở lên, trình độ học vấn thấp nay phải đi học một nghề khác không dễ dàng gì. Đối với người trẻ thì có thể học nghề mới làm việc cho các công ty, nhưng đối với nhiều người đã lớn tuổi thì làm sao.
Đối với những làng biển thì không có đất để trồng trọt, thậm chí chăn nuôi.
Ông Nguyễn Xuân Canh, một ngư dân ở Hà Tĩnh thừa nhận thực tế đó và bày tỏ mong muốn môi trường biển được làm sạch và ngư dân trở về làm nghề như xưa. Đó là giải pháp tốt nhất.
Ông Canh chia sẻ:
“Giờ chuyển đổi nghề chúng tôi chả biết chuyển đổi nghề chi cả, tốt nhất là chính quyền làm lại môi trường sạch cho chúng tôi để chúng tôi có nghề nghiệp làm ăn, mà chuyển đổi chẳng có chi là khả thi cả, chính quyền chỉ nói vậy thôi, chuyển đổi với chúng tôi là cả 1 vấn đề, chuyển đổi nghề rồi đi đâu ở đâu. Rừng thì chúng tôi không làm được, ruộng cũng không có mà làm, chăn nuôi thì không thể được. Làm sạch môi trường biển để chúng tôi trở lại làm ăn nữa, chẳng những là thế hệ chúng tôi, còn thế hệ con cái chúng tôi nữa, chừng đó thôi.”
Ông Trần Đình Danh, một ngư dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng chia sẻ với chúng tôi:
Chuyển qua chăn nuôi, trồng trọt mà địa bàn Quảng Bình không có đất thịt mà toàn là cát sa mạc, cho nên cái này là vô vọng lắm. - Ông Hồ Hữu Sịa |
Ông Hồ Hữu Sịa, một ngư dân ở Quảng Bình cũng cho rằng việc chuyển đổi nghề không hề khả thi với những lý do sau:
“Theo tôi cái này là không khả quan, chuyển qua chăn nuôi, trồng trọt mà địa bàn Quảng Bình không có đất thịt mà toàn là cát sa mạc, cho nên cái này là vô vọng lắm. Chuyển đổi nghề nghiệp cũng không đủ được, với 1 góc độ nào đó.”
Ý kiến của nhà hoạt động công đoàn độc lập
Ông Trương Minh Đức, thuộc tổ chức xã hội dân sự có tên Lao Động Việt, khi được hỏi về việc dạy nghề và chuyển đổi nghề lâu lâu nay ở Việt Nam và hiện nay cho các ngư dân ở 4 tỉnh Bắc Miền Trung, chia sẻ rằng đó là một việc làm khá khó khăn.
Lý do mà ông này nêu ra cũng tương tự các ngư dân trung niên là tuổi tác của họ không dễ gì thích nghi với một công việc mới. Ngoài ra thị trường lao động đế tiếp nhận số công nhân mới như thế rất hạn chế tại Việt Nam.
Nhà báo Trương Minh Đức chia sẻ:
“Cái vấn đề chuyển đồi ngành nghề cho ngư dân miền Trung không phải đơn giản, ngư nghiệp là làm nghề trên biển, giờ đổi làm nghề giày da, may mặc hay ngành gì khác ở trên bờ thì vấn đề nan giản và có thời gian rất là dài, không đơn giản chút nào khi chính phủ có chính sách thay đổi ngành nghề cho ngư dân miền Trung. Hơn nữa, những người liên quan đến nghề biển rất là nhiều, nên giờ chuyển đổi rất là khó khăn”
Thực tế cho thấy công tác giải quyết việc làm cho số người trong độ tuổi lao động tại Việt Nam lâu nay đã là một bài toán khó rồi. Nay thêm số ngư dân và những người bị tác động bởi thảm họa môi trường vừa qua càng làm cho lời giải của bài toán trở nên hóc búa đối với cơ quan chức năng Việt Nam.
Hoàng Dung
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét