Còn bao nhiêu Hoàng Anh Gia Lai khác? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Còn bao nhiêu Hoàng Anh Gia Lai khác?


Kết quả hình ảnh cho spokesperson
Bầu Đức (Ảnh news.zing.vn)
Bất chấp hàng loạt động tác có vẻ kiên quyết của Bầu Đức nhằm khôi phục lòng tin của cổ đông vào Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn này vẫn phải báo lỗ hơn 1,000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 900 tỷ.

Doanh thu gộp toàn tập đoàn đạt 3,658 tỷ đồng, trong đó từ bán bò chiếm tới 51%, thu từ bán bất động sản đầu tư chiếm 13% và các ngành khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Mặc dù doanh thu tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá vốn tăng tới 68%, khiến lợi nhuận gộp của HAGL còn không đáng kể. Trong khi đó doanh thu từ cao su chỉ vỏn vẹn 15 tỷ đồng, nhưng giá vốn 19 tỷ đồng, có nghĩa là kinh doanh dưới giá vốn.  

Chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2016 tăng 70% so với cùng kỳ, lên 782 tỷ đồng. Tính riêng trong 3 tháng của quý II, tập đoàn đã phải trả tới 500 tỷ đồng tiền lãi, gấp đôi so với cùng kỳ. Như vậy, mỗi ngày công ty phải thu xếp gần 5.6 tỷ đồng để trả lãi ngân hàng.

Nhìn lại năm 2015, theo báo cáo hợp nhất kiểm toán của Hoàng Anh Gia Lai, công ty này có tổng vay nợ gần 27,100 tỷ đồng, đặc biệt là 8,297 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2016. Trong đó chủ nợ là các ngân hàng chiếm 24,870 tỷ đồng còn lại là trái phiếu phát hành cho tổ chức tài chính khác.

Để ngân hàng chấp nhận những khoản vay, Hoàng Anh Gia Lai đã phải thế chấp nhiều tài sản. Trong đó, đáng chú ý nhất chính là công ty của Bầu Đức phải thế chấp cả khu liên hợp học viện bóng đá. Để vay một số khoản vay ngắn hạn nữa, Hoàng Anh Gia Lai cầm cố thêm bệnh viện đại học y dược Hoàng Anh Gia Lai.

Trong số các chủ nợ là ngân hàng có Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển (BIDV) với dư nợ lớn nhất - hơn 10,600 tỷ đồng, bao gồm 1,870 tỷ cho vay ngắn hạn và 2,870 tỷ cho vay dài hạn và lượng lớn còn lại 5,900 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng Eximbank cũng “dính” với Hoàng Anh Gia Lai gần 4,000 tỷ đồng.

Trong trường hợp Hoàng Anh Gia Lai có “mệnh hệ” gì, chắc chắn hai ngân hàng BIDV và Eximbank sẽ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vấn đề là khi đó Ngân Hàng Nhà Nước có dang tay “cứu” BIDV và Eximbank, hay để hai ngân hàng này “tự bơi”.

Chỉ còn cách là giãn nợ cho Hoàng Anh Gia Lai. Có nhiều phỏng đoán rằng Hoàng Anh Gia Lai sẽ nhận được thời gian ân hạn là 3 năm đối với hầu hết các khoản vay tại các ngân hàng Việt Nam. Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai sẽ chưa phải trả gốc và lãi trong 3 năm tới. 

Tuy nhiên cho tới nay, phương án tái cơ cấu nợ của Hoàng Anh Gia Lai chưa được Chính phủ chính thức phê duyệt, một phần do phản ứng xã hội về việc các ngân hàng và bộ ngành – hoặc quá ưu ái hoặc đã “đi đêm” - với Hoàng Anh Gia Lai.

Nếu trong thời gian tới Hoàng Anh Gia Lai phá sản, đây sẽ là câu chuyện ra đi đầu tiên của một đại gia nằm trong số những người giàu nhất Việt Nam, báo hiệu cơn khủng hoảng kinh tế rất cận kề của đất nước khốn khổ về tham nhũng, phân hóa giàu nghèo và tính người này. 

Và gần như chắc chắn sẽ dẫn tới sự ra đi của những Hoàng Anh Gia Lai khác.

Lê Dung

 (SBTN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad