Các lý giải tổng hợp này của Anders Åslund cũng đúng cho Việt Nam, nhưng tình hình của Việt Nam còn trầm trọng hơn nước Nga nhiều.
Xem thêm:
Joseph S. Nye của Đại học Harvard, người có tiếng nói hàng đầu trong học giới về chính sách đối ngoại của Mỹ, ông nhìn thấy “một tình trạng suy vong trường kỳ” của nước Nga, nhưng trong đó “Nga vẫn còn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế với trật tự quốc tế ở châu Âu và các nơi khác.” Vấn đề vượt qua khỏi Putin là: “Các quốc gia đang suy vong – thí dụ như Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914 – có xu hướng trở nên ít sợ rủi ro và do đó mà họ tạo ra nguy hiểm hơn nhiều.” Thực ra, đối với Nye, mối đe dọa của Nga đặt ra “vượt xa khỏi Ukraine,” nơi mà Putin thôn tính Crimea và sự xâm nhập vào khu vực phía đông Donbas đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng nhất đối với trật tự thế giới từ năm 1989. Như vậy, phương Tây phải đứng lên để đáp ứng lại thách thức của Putin, nhưng không phải là làm “cô lập Nga hoàn toàn.”
Shlomo Ben-Ami, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Israel, theo cách lý luận này trong một bước sâu xa hơn. “Đối với một số quốc gia, thất bại về mặt chính trị hay quân sự là chuyện không thể nào chịu đựng được, quá nhục nhã đến độ mà các nước này sẽ làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì họ xem như là một trật tự quốc tế bất công. Ben-Ami lập luận rằng:” Mặc dù Putin có thể bị thúc đẩy nhằm để tự bảo tồn, Putin thực sự cảm thấy bị phẩn uất.“ “Chiến lược mới để báo thù ” của Nga có vẻ như là một phản ứng tự nhiên với sự nhục mạ trong thất bại của họ trong Chiến tranh Lạnh và sự bần cùng đi kèm với sự sụp đổ kinh tế của đất nước trong những năm 1990.
Có thể làm gì để kiểm soát đất nước và lãnh đạo bị thúc đẩy bởi các cảm giác nhục nhã? Ben-Ami tiếp tục lập luận là: “Một quyền lực theo chủ trương xét lại có thể bị phản đối với sự nhiệt tình tương ứng” hoặc người ta có thể chờ đợi cho phản ứng này “đạt đến giới hạn của sức mạnh quân sự và kinh tế” và nổ tung giống như Liên Xô. Những giấc mơ của Putin về nước Nga “duy trì thiên hướng và các đặc điểm của một cường quốc: một nền văn hóa và lịch sử phong phú, tầm vóc quy mô, khả năng kinh khủng về hạt nhân, ảnh hưởng mạnh mẽ trên khắp vùng Âu Á, và năng lực để có một nơi điều chỉnh trong một vài cuộc xung đột.” Nhưng Putin dường như mù quáng trước các giới hạn về các nguồn lực của nước Nga.
Đối với Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, thì việc quyết định của Putin gửi quân sang bán đảo Crimea và sau đó là phía Đông Ukraine đã dẫn đến việc không chỉ làm phật ý phương Tây, nhưng là một phần của nỗ lực không ngừng để tăng cường “nắm quyền lực của mình trong nước.” Haass không ủng hộ việc kết hợp Ukraine vào khối NATO, nhưng ông đề xuất một sách lược đa phương. “Chính sách của phương Tây là nên tìm cách làm đe doạ chiến lược của Putin, bằng cách tăng cường cho Ukraine về phương diện chính trị và kinh tế, hỗ trợ an ninh và đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.
Ulkraine và Syria là các ván cờ đầu của Điện Kremlin
KHi Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt là một trong những kiến trúc sư về Quan hệ Đối tác của Liên Âu với các quốc gia Đông Âu trong năm 2009 (cùng có sự hợp tác của Ngoại trưởng Ba Lan lúc bấy giờ là Radosław Sikorski). Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các Chương trình Đối tác với các quốc gia Đông Âu đã bị chỉ trích là một sáng kiến ngây thơ. Bildt cũng không biện hộ. “Trong khi viễn kiến của Liên Âu cho một ‘châu Âu rộng hơn’ dựa vào quyền lực mềm, hội nhập kinh tế và xây dựng thể chế dài hạn, thì chính sách Nga nới rộng của Putin phụ thuộc vào sự đe dọa và bạo lực”. Chuyện không may là một tình trạng bất đối xứng còn dai dẳng. “Đối với Nga, gây thêm biến động trong ngắn hạn còn dể hơn là đối với châu Âu trong việc giúp xây dựng sự ổn định lâu dài.”
Yuliya Tymoshenko, người đã hai lần làm Thủ tướng Ukraine, bà nói rằng một tình trạng ổn định như vậy không thể phụ thuộc vào cách đặt niềm tin vào thiện chí của Điện Kremlin. Đối với bà Tymoshenko, Putin đã hành động theo một niềm tin đơn giản: “những gì ông có thể chia là để dể trị”. Đó là lý do tại sao số phận của đất nước của bà là rất quan trọng. Bà tin rằng “Những gì xảy ra ở Ukraine sẽ là một thử thách tối hậu để xem liệu việc thống nhất châu Âu và Xuyên Đại Tây Dương có chịu đựng được không” khi đối mặt với những cái bẩy mà Putin đặt ra cho họ.
Nhưng Jeffrey Sachs của Viện Địa Cầu thuộc Đại học Columbia tin rằng niềm tin của Putin là bước thoát ra khỏi các thực tế của thế kỷ XXI. “Putin dường như tin rằng Nga có thể làm đảo lộn bất kỳ tình trạng tồi tệ nào của quan hệ kinh tế với phương Tây bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc”, Sachs ghi nhận rằng: “Nhưng những công nghệ và kinh doanh được kết hợp nhau trong toàn cầu là để phân chia thế giới thành các khối kinh tế.” Trong khi đó, “Trung Quốc biết rằng sự thịnh vượng kinh tế dài hạn phụ thuộc vào quan hệ tốt đẹp với Mỹ và châu Âu”, điểm này dường như Putin không nhận ra, có vẻ như Putin không hiểu vấn đề “là nền kinh tế Liên Xô sụp đổ mà kết quả là do tình trạng bị cô lập từ các nền kinh tế công nghệ tiên tiến.”
Việc xâm nhập gần đây của Nga tại Trung Đông thể hiện cả hai vấn đề là sự táo bạo và các giới hạn của chủ thuyết Putin. Anne-Marie Slaughter, cựu Giám đốc Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ và Chủ tịch đương nhiệm của New America, bà cho rằng: “Putin đã hành động vì lý do quốc nội – để đánh lạc hướng sự chú ý của người Nga ‘từ thất bại của nền kinh tế trong nước và để xoa dịu sĩ nhục khi xem những kẻ biểu tình ủng hộ châu Âu lật đổ chính phủ Ukraina mà ông hỗ trợ”.
Và từ khởi thuỷ, ông tin tưởng rằng Nga sẽ phải chịu ít chi phí. Đối với một nhà lãnh đạo tự đo lường cho mình theo điều kiện của một kẻ bạo dâm thô kệch”, thực tế thì “Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự lớn nhất và linh hoạt nhất trên thế giới, đã được lựa chọn để đàm phán khi bàn tay bị trói sau lưng,” là một lời mời gọi công khai đưa tới việc gây bất hoà.
Ben-Ami nghĩ là Putin đã đạt được mục tiêu ở Syria, ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad rút cục sẽ sụp đổ. “Sau nhiều năm đứng chung hàng ngũ, Nga hỗ trợ trong tâm điểm của trò chơi thuộc về địa chiến lược ở Trung Đông” và “đã củng cố vị trí như là một quyền lực phải được quan tâm đến”. Bằng cách tự khẳng định trong cuộc xung đột, Nga đã buộc Mỹ phải làm theo Nga. Do đó: “Các nhà lãnh đạo Trung Đông hiện nay hướng đến Moscow, không phải nhìn về Washington để gia tăng các lợi ích”.
Còn tiếp…
Anders Åslund, Project Syndicate
________
Anders Åslund là Thành viên Cao cấp của Atlantic Council in Washington, DC. Tác phẩm gần đây nhất của ông là “Ukraine: Went Wrong và How to Fix It”.
Nguyên tác: The Putin Question
Tựa đề bản dịch là của người dịch.
(Tạp Chí Phía Trước)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét