Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận: Trung Quốc muốn nhiều hơn thế nữa và sẵn sàng thu tóm Biển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống.
Mỹ Bầu, Trung Cộng Đánh?
Tin ngày 19/09/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố rằng Bắc Kinh đã «thất vọng đến mức tuyệt vọng» trước cách hành xử của Nhật Bản tại Biển Đông và cực lực tố cáo Tokyo cố tình đi sâu vào tình hình Biển Đông. Nhiều chiến lược gia phân tích Trung Cộng và Mỹ có thể xảy ra chiến tranh vào tháng 11, thời gian bầu cử tổng thống Mỹ. Nguyên do khi TC đánh lấy toàn bộ bãi cạn Scarborough của Phi luật tân là một đỉnh có thể nối liền với Hoàng sa và Trường sa tạo thành tam giác chiến lược yết hầu kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch ở Biển Đông. Mỹ sẽ can thiệp chống TC khống chế Biển Đông, vi phạm tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của Mỹ. Mỹ có cùng nghĩa vụ hiệp ước giúp Phi khi bị tấn công. Và Nhựt đồng minh chí thân của Mỹ cũng nhập cuộc, tiếp ứng. Chiến tranh giữa TC và Mỹ cùng đồng minh xảy ra. Nguyên do:
Một là vì Tập cận Bình coi thời gian bầu cử tổng thống Mỹ là thời cơ tốt nhứt để TC tấn công Mỹ. Đây là một quan niệm sai lầm của TC. Như CT Bình đã sai lầm khi tin rằng suy thoái kinh tế năm 2008-2009 của Mỹ là giai đoạn cuối cùng của sự suy tàn, sụp đổ của Mỹ, và đó là thời cơ đại lợi cho TQ vươn lên đệ nhứt siêu cường thế chỗ Mỹ.
Trong vấn đề Biển Đông, thời gian bầu cử tổng thống của Mỹ, cao điểm là tháng 11, TC tin rằng TT Obama đã là con vịt què với Quốc Hội do Cộng Hoà đối lập nắm, lại là người sắp ra đi, lại quá bận rộn giúp cho người đồng đảng là Hillary. Truyền thông Mỹ quá bận với thông tin, nghị luận bầu cử, với việc hốt bạc từ quảng cáo tranh cử. Quân khủng bố lại bắt đầu tấn công lai rai Mỹ ở New York và vài tiểu bang khác. Quân đội Mỹ khó có thể vững tay súng khi Tư lịnh tối cao là tổng thống Mỹ sắp rời chức vụ. TC quan niệm Mỹ quá bận rộn với những vấn đề lớn ở nước nhà, tấn công Mỹ ở Biển Đông, cách nước Mỹ nửa vòng Trái Đất là kế hoạch tối ưu cho TC.
Vả lại TC đâu có trực tiếp tấn công vào Mỹ. TC chỉ đánh chiếm toàn bộ bãi cạn Scarborough của Phi luật tân. TC ước đoán khi Mỹ nhảy vào vì nghĩa vụ hiệp ước phòng thủ quân sự chung đối với Phi, thì ván đã đóng thuyền rồi, gạo đã thành cơm rồi.
Huống hồ TC đã gây chia rẽ giữa Mỹ và Phi khá nhiều từ tháng 6 lúc Ô. Duterte đắc cử lên làm tổng thống Phi rồi. Ông này chủ trương bài đám buôn bán ma tuý không cần qua toà án, cho cảnh sát bắn bỏ hàng mấy ngàn người rồi như thời kỳ hoang dã, con người trả thù bằng “mắt đổi mắt, răng đổi răng”. Ông ăn nói hàm hồ, bạo mồm, bạo miệng, mở miệng là chưởi thề mở đầu câu nói. Ông xúc phạm Giáo Hoàng, chưởi TT Obama, chưởi Đại sứ Mỹ. Ông coi Ông là hiện thân của hiến pháp, luật pháp, hiệp ước. Ông đuổi quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam dù tổng thống tiền nhiệm đã ký hiệp ước và Quốc Hội đương thời đã phê chuẩn, thành luật pháp của Phi khi Ông còn là một thị trưởng quèn ở một tỉnh đảo của Phi.
Nay Ông tuyên bố đàm phán với TQ, mai mua vũ khí của TC, của Nga, làm như mua mạng người không cần xét xử, mà Ông cho là con buôn ma tuý. Ông tỏ ra thần phục TC, nên có dư luận cho Ông là gốc Tàu.
Cái miệng nó kiện cái thân. Phi luật tân là một quốc gia nhiều gia đình có cả đoàn an ninh, súng ống trang bị tận răng. Việc ám sát chánh trị ở Phi là chuyện không hiếm. Chuyện quân đội đảo chánh tổng thống, chuyện chánh phủ mới truy tố, bỏ tù cựu tổng thống là chuyện thường. Cái kiểu quen miệng chưởi bới người khác, trong đó có đồng minh Mỹ. Cái kiểu chưởi bới làm nư như Chí Phèo CS Bắc Hàn Kim Yung Un, để khai thác mâu thuẫn giữa TQ và Mỹ, để Ông Duterte trở thành ngư ông đắc lợi, tới một chừng mực nào đó sẽ hại thân Ông.
Tình hình TT Duterte gây mâu thuẫn với Mỹ đang có lợi cho TC. TC đánh chiếm Scarborough vào tháng 11, TC nghĩ TT Obama không can thiệp liền đâu. Cũng như TT Obama không phản ứng khi TT Bachar al Assad của Syria dùng bom hóa học, đại pháo giết dân bị TT Obama đe vượt lằn «làn ranh đỏ» thì Mỹ sẽ phản ứng, nhưng TT Obama không làm gì cả.
Nếu nghĩ như thế Chủ Tịch Bình lại lầm Mỹ nữa. Chuyện chiến tranh, hoà bình, điều binh, khiển tướng trong chế độ tự do, dân chủ như Mỹ, là việc làm tập thể của những giới chức liên quan đến an ninh quốc phòng. Tổng thống Mỹ tư lịnh tối cao quân lực nhưng không tự chuyên quyết định, mà luôn nghe nhiều ý kiến của bộ tham mưu chánh trị, quân sự và an ninh, trước khi quyết định và nhận trách nhiệm với quốc dân.
Hoa kỳ nhứt định không thể, không có lý do để cho TC chiếm Scarborough, Hoàng sa và Trường sa tạo thành một “tam giác chiến lược”, cho phép Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông. Scarborough chỉ cách đảo Luzon có 200 km, nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân. Từ Trường sa một đỉnh điểm của tam giác này, hỏa tiễn của TC có thể phóng vào Miền Tây nước Mỹ.
Quân đội Mỹ bất cứ lúc nào cũng được chuẩn bị sẵn sàng đáp trả cho hai hay ba mặt trận. Nếu có chiến trận xảy ra ở Scarborough, ở Biển Đông, không lực và hải lực Mỹ quá thừa để nhận chìm các phi trường, căn cứ quân sự, kho tàng trên các bãi cạn Scarborough, Trường sa và Hoàng sa mà TC tự hào là Vạn lý Trường thành bằng cát. Chớ đừng TC dùng chiến thuật “biển tàu” như biển người trên bộ trong Chiến tranh Triều Tiên, cũng bị Mỹ không tiếc phương tiện bỏ bom, bắn trọng pháo, phóng hoả tiễn dọn sạch chiến trường cho bộ binh Mỹ tiến tới, giết hàng hàng lớp lớp Hồng Quân TC chết chạy về Tàu không kịp, trong đó có con trai Mao trạch Đông.
Ô. Harry Kazzianis, tân giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington (Nixon Center cũ) phân tích trên trên Asia Times.online được RFI của Pháp khai thác. Rằng «Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở biển Nam Trung Hoa» (Beijing may be waiting for the perfect timing to strike in South China Sea). Ông nhận định “Tập Cận Bình đang đi vào một quỹ đạo nguy kịch... Trung Quốc không còn bằng lòng với danh hiệu cường quốc kinh tế thứ hai và đại cường quân sự thứ hai trên thế giới. Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận: Trung Quốc muốn nhiều hơn thế nữa và sẵn sàng thu tóm Biển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống.
Mỹ còn tăng cường quân lực mạnh hơn nữa. Đưa Hạm đội 3 vào Biển Đông tăng cường cho Hạm đội 7. Tung máy bay tân tiến vô địch B1 và B2 có mặt ở Nam Hàn. Mỹ, Nhựt, Úc tăng cường hoạt động tại Biển Đông, tuần tra, tập huấn chung, cũng như giúp các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình. Điều mà phát ngôn viên Trung Quốc tố cáo Nhật xía vào gây rối: «Hãy nhìn vào kết quả của việc Nhật Bản đã khiến cho mọi việc rối tung lên trong cùng khoảng thời gian đó..., tìm cách khuấy động tình hình Biển Đông viện cớ thay mặt cộng đồng quốc tế để hành động»./.
Vi Anh
Việt Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét