Bởi vì, các nước Châu Âu có những “vấn đề” của họ cần giải quyết. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề “di dân” và hệ lụy của nó là nạn “khủng bố gốc Hồi giáo”. Nước Anh rời khỏi khối Châu Âu là do mâu thuẫn với lập trường chung các nước trong khối (về quan niệm di dân). Từ vài năm nay, mỗi tháng trung bình vài ngàn người nhập vào Châu Âu, bằng những chiếc thuyền mong manh vượt Địa Trung Hải, hay những đoàn người đi bộ vượt biên giới Thổ… Dòng người “tị nạn” này đến từ các “quốc gia bị tan rã” do chiến tranh ở Bắc Phi và Trung Đông. Trong đoàn người đó có không ít “chiến sĩ của Nhà nước Hồi giáo” trà trộn vào. Mục tiêu của những người này là chờ dịp thuận tiện để làm “khủng bố”, theo kiểu đã xảy ra gần đây ở Paris, Bruxelles, Berlin...
Trước những đe dọa hỗn loạn xã hội, các giá trị phổ cập về nhân quyền ở các xứ Châu Âu trở thành những điều “thứ cấp”. Việc bảo vệ nhân quyền không còn quan trọng bằng các việc an ninh chống khủng bố. Người ta càng ích kỷ hơn khi thành phần di dân đông đảo sẽ chiếm lấy công ăn việc làm. Trong khi nhiều nước trong khối nền kinh tế không khởi sắc.
Về phía Mỹ, diễn văn của ông Trump đã nói rõ ý định. “Từ đây nước Mỹ là trên hết… Người Mỹ sẽ không áp đặt lối sống của mình lên cho ai (mà chỉ để nó tỏa sáng như tấm gương cho mọi người)…”
Rõ ràng là qua ông Trump, nước Mỹ đã tuyên bố từ nhiệm trong việc bảo vệ những “giá trị nền tảng chung” của nhân loại (như một bổn phận mà nước này đã đảm nhiệm liên tục từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay). Ta chỉ hy vọng là Trump không bóp chết "Luật Nhân quyền Magnitsky" trong những ngày tới.
Tình hình VN sẽ có nhiều thay đổi. Qua bản “Tuyên bố chung” mà ông Trọng với Tập Cận Bình thỏa thuận vừa rồi, ta thấy rằng từ nay VN sẽ càng thêm “lệ thuộc” vào TQ, không chỉ từ ý thức hệ chính trị và kinh tế, mà còn về độc lập quốc gia. VN và TQ là một “cộng đồng chia sẻ một tương lai chung”,
Ý kiến của Trump qua bài diễn văn, như các ý định về thương mại, thuế, di dân, ngoại giao… nếu được chính phủ Trump thực hiện, sao cho lợi ích về phía “lao động và gia đình Mỹ”, thì hệ quả đưa tới là WTO cũng sẽ phá vỡ (cùng với nhiều thỏa thuận thương mại khác). Nước Mỹ sẽ “co cụm” lại theo chủ thuyết “biệt lập”. Dĩ nhiên phần còn lại của thế giới sẽ tìm cách “sống không cần Mỹ”.
Người ta định nghĩa sức mạnh của một nền kinh tế của một quốc gia là khả năng áp đặt “luật chơi” của nền kinh tế này lên các khu vực kinh tế còn lại.
Mỹ từ nhiệm thì hoặc là Nhật và các nước Châu Á khác sẽ “qui thuận” TQ. Đế quốc TQ sẽ thay thế Mỹ để đặt luật chơi, làm đầu tàu, “lãnh đạo”.
Hoặc là Nhật sẽ vận động tiếp tục TPP với các nước Úc, Tân Tây Lan, Singapour, một số nước Nam Mỹ… để tồn tại mà không phụ thuộc vào TQ.
Dầu thế nào thì viễn tượng “một nước VN tốt đẹp hơn” ngày càng u ám. VN sẽ không xây dựng được nền móng dân chủ vì không có tầng lớp trí thức trung lưu.
Nhưng VN có thừa các yếu tố để một cuộc “cách mạng” bùng dậy. Đảng CSVN hiểu rõ việc này do đó mọi động thái của họ là đàn áp không nương tay bất kỳ phần tử nào đe dọa.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét