Đỗ Cao Bảo - Hiểu đúng về tự do ngôn luận Phương Tây - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Đỗ Cao Bảo - Hiểu đúng về tự do ngôn luận Phương Tây


Nhiều người nghĩ rằng tự do ngôn luận ở các nước phương tây ở mức rất cao, tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do phát ngôn, tự do trao đổi thông tin mà không buộc phải tuân thủ bất cứ ràng buộc nào, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Những biểu tượng nổi tiếng đã bị hiểu sai ý nghĩa (Phần II) 17

Thế nhưng thực tế không phải hoàn toàn tự do như chúng ta vẫn nghĩ: Luật pháp Đức cấm các phát ngôn bài Do Thái, cổ suý thù ghét và phân biệt Do Thái.

Cuối tuần trước, quốc hội Đức đã thông qua điều luật cho phép các cơ quan chức năng phạt các tập đoàn truyền thông mạng xã hội với mức phạt lên đến 50 triệu euro (tương đương 1.300 tỷ đồng) nếu không xoá bỏ các nội dung tin tức giả (fake news) và những bài đăng mang tính bôi nhọ, kích động bạo lực và thù hận (hate speech), kỳ thị Do Thái.

Điều này có nghĩa rằng facebook, twitter và các mạng xã hội khác sẽ phải đối mặt với án phạt nếu không xoá bỏ nội dung bị coi là phạm pháp trong vòng 24 giờ, tính từ khi nhận được tố cáo của người dùng. Đối với những bài đăng mang tính xúc phạm, bôi nhọ nhưng khó phân loại rõ ràng, facebook, twitter và các mạng xã hội khác có 7 ngày để dỡ bỏ, sau khi nhận đơn tố cáo và tiến hành đánh giá.

Khi nhận được một số ý kiến cho rằng điều luật này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tự do ngôn luận, bộ trưởng bộ Tư pháp Đức Heiko Mass nói: "Quyền tự do ngôn luận bị ngừng lại khi động chạm đến ngưỡng vi phạm luật hình sự".

Được biết chính phủ nhiều nước châu Âu đã nhiều lần yêu cầu twitter, facebook và google đẩy mạnh nỗ lực chống vấn nạn cực đoan hoá, với hạn chót là cuối tháng 9. Cộng đồng châu Âu EC dự định áp dụng hình phạt nếu các công ty này không tuân thủ yêu cầu được đưa ra.

Ở Mỹ cũng vậy, tuy quốc hội không cấm, nhưng năm ngoái một sinh viên Việt Nam đã bị cấm học 1 năm, vì đã vẽ hình phát xít Đức lên bảng của lớp học. Chỉ vì hiểu sai về quyền tự do ngôn luận, mà bạn sinh viên này đã bị ngưng học 1 năm, đây là bài học đắt giá cho các sinh viên cũng như các bậc phụ huynh.

Ở Việt Nam, trên facebook, twitter, các mạng xã hội và các blog cá nhân còn hỗn loạn hơn, tin giả, tin thất thiệt, phát ngôn kỳ thị, chửi bới, bôi nhọ, lăng mạ người khác tràn lan, rất tiếc có nhiều người được gọi là trí thức cũng mắc tật xấu này. Một nghịch lý là tình trạng này như một bệnh dịch, đang lây lan nhanh chóng, bởi những bài viết chửi bới thường được like, được comment, được share nhiều hơn những bài viết về những điều tốt đẹp, những bài viết lịch sự, tử tế.

Đỗ Cao Bảo

(FB Đỗ Cao Bảo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad