Thực tế dòng tiền chảy sang Mỹ mua nhà cao gấp bội hơn con số 3,06 tỷ $ - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Thực tế dòng tiền chảy sang Mỹ mua nhà cao gấp bội hơn con số 3,06 tỷ $


Có vẻ như chính phủ VN đang tiếc nuối hùi hụi là họ giật mình khi tư bản tài chính của người Việt chảy sang Mỹ, con số chính thức lên tới 3,06 tỷ USD để mua nhà tại Mỹ. Thực tế con số này còn cao gấp bội, vì họ chi ra 3,06 tỷ $ tiền thật này (nó không phải là tiền ảo tăng mấy tỷ $ của tỷ phú ảo của VN chỉ trong vài tháng tăng giá cổ phiếu) thì người Việt còn gói ấy ấy một số tiền có thể lớn gấp nhiều lần con số 3,06 tỷ $ kia như hình thức phải có trong trương mục tài khoản là họ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Mỹ vừa có lãi suất cao như 1,25% hay cao hơn nữa so với lãi suất 0% ở nhà tại VN. Và hiện nay đã có một số chuyên gia tài chính và quan chức chính phủ VN kể cả ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ như đang ám chỉ đổ lỗi cho việc nguyên nhân lãi suất đồng USD tại VN là 0% gây ra sự đảo chiều chảy dòng vốn quý hiếm hơn vàng này.

mua nhà tại Mỹ, đầu tư ra nước ngoài, người Việt siêu giàu

Ôi thôi tôi thì hay mỉa mai là sắp tới sẽ có một tá mấy ông bà phân tích tài chính và ngân hàng sẽ bị truy trách nhiệm khi tư vấn sai lạc là ủng hộ lãi suất đồng USD bằng 0% để chống USD hóa, có lẽ nó có thời di sản của ông cựu Thống đốc kém cỏi tai tiếng nhiều hơn nổi tiếng là Nguyễn Văn Bình, và sắp tới sẽ có một đống ông bà của cái NHNN VN này sẽ bị thay thế là cho về vườn đuổi vịt.

Về chuyên môn (cơ bản nhất của tài chính). Đó là tôi hay nói. Chẳng hạn nếu một ngân hàng trung ương, hoặc nhóm các ngân hàng trung ương, họ "điều chỉnh lãi suất" (adjust interest rates) làm tăng lãi suất đồng tiền đó, và một ngân hàng trung ương kia làm giảm lãi suất bằng đồng tiền đó. Điều đó có nghĩa là tiền sẽ chảy về phía ngân hàng được đưa ra thanh toán giá cước lãi suất cao hơn. Ví dụ như trường hợp ở VN là lãi suất 0%, Mỹ là 1,25%.

Đó là chỉ về lý thuyết, kinh nghiệm thực tế ta phải phân tích lãi suất, tỷ giá các đồng tiền có giao hoán mạnh như là: Đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), đồng Euro (EUR), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), và đô la Mỹ (USD), kể cả đô la Úc (AUD), đô la Canada (CAD),...nó như thế nào? Chẳng hạn dù Mỹ có tăng lãi suất đồng USD cao giá, nhưng tỷ giá các đồng tiền kia dù có hạ lãi suất âm tiêu cực đi nữa nhưng các đồng tiền kia vẫn tăng giá mạnh so với đồng USD (mà giới đầu tư ước đoán nó tăng giá sẽ cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi đồng USD). Điều đó là tiền vẫn chảy ngược từ Mỹ sang các nước kia kiếm lời. Thí dụ USD đang sụt giá 5,50% so với đồng JPY từ đầu năm 2017 cho tới nay, Dollar Úc đang tăng giá 10,60% so với USD, EUR thì tăng hơn 11,68% so với USD,…thì giới đầu tư họ vẫn kiếm lời hơn so với đồng USD dù GED có hỗ trợ lãi suất đồng USD cao đi nữa.

Nhưng đối với đồng bạc VND thì lại khác là nó chỉ sụt giá theo năm tháng dù đồng USD có giảm giá mạnh đi nữa. Thứ nữa cái NHNN VN này còn hồ đồ khoe khoang thành tích tăng trưởng tín dụng cao ngất ngưỡng theo chỉ tiêu chốt sổ đến 18%-20%, và tiền tệ hay trái phiếu thì lưu hành tràn ngập thị trường so với sức hấp thụ của nền kinh tế của họ thì làm sao mà người giàu ở VN họ không bỏ chạy khỏi đồng tiền VND được. Vì mới có tăng dư nợ cho vay chưa hết năm thì đã xẩy ra chuyện quái đản là nền kinh tế sản xuất dư thừa như xi măng, nông sản, hay chăn nuôi như đã thấy họ giải cứu thịt lợn/heo, gà, rồi giải cứu đủ thứ vì dư nguồn cung, và nếu ngân hàng có cho vay lớn vào lĩnh vực ấy thì lại chất lên núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất cao hơn nữa, và về dài nếu họ bí tắc giải quyết vấn đề nợ nần này thì cái NHNN VN có lẽ sẽ phải in thêm tiền để giải cứu nợ xấu đó cũng có thể họ cũng làm,… và nó càng làm người ta tẩu tán tài sản bỏ chạy ra nước ngoài.

Chuyện thứ nữa việc remittance (Kiều hối, chuyển tiền), hay kể cả money laundering (rửa tiền) có thể liên quan đến sự tẩu tán tư bản người Việt thì chuyện gì cũng xẩy ra cả. Nhất là tiền kiểu hối ngừng chảy về VN chẳng hạn thì thật bất hạnh cho VN là sẽ khó có thể đỡ tỷ giá hối đoái, vì hao hụt ngoại tệ.

Về sơ tôi hay nói nhiều lần rồi, cái cụm từ chống đô la hóa, hay vàng hóa nó là cụm từ rất mơ hồ là tốt nhất là dẹp nó đi, vì người ta sẽ chẳng bao giờ chống USD hóa hay nâng cao vị thế đồng bạc VND được khi mà đồng tiền ấy chưa khi nào tổng kết hết năm mà nó tăng giá so với đồng USD bao giờ cả. Vì xưa nay tư bản tài chính nó chỉ chảy về đồng tiền quốc gia nào tăng giá hay ít ra giữ được giá ổn định (với điều kiện thị trường cổ phiếu ở pha thị trường con Bò, và ngoại thương ổn định) thì giới đầu tư hay dân chúng họ mới bung USD để tích trữ tiền VND mà đầu tư,…và nó cũng làm tăng giá trị tiền VND, hay làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, Đó là điều cơ bản nhất ai cũng thấy ra cả nhưng chỉ có những chuyên gia quốc doanh dự luận viên là cố ý hoặc không thấy ra. Vì họ có thể chưa kinh nghiệm đầu tư ngoại hối,….

(*) Có một ông bà thuộc hạng cò con tôm tép là Giám đốc Vietcombank Sóc Trăng cho rằng: "Quan trọng là người giữ USD có muốn gửi ngân hàng hay không chứ không phải lãi suất 1 hay 2%". Tôi thì ngạc nhiên là làm sao mà họ không nói ngược lại là "Quan trọng là người giữ VND họ có cần đòi hỏi lãi suất VND cao hay không?", hay họ cần "tiền VND tăng giá và cần lãi suất thấp chứ không ham lãi cao" 

Thơ Phương

(FB Thơ Phương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad