Cuộc đi thăm có hơn 2 ngày ngắn ngủi, chưa kết thúc, nhưng trong hơn 1 ngày qua đã có thể sơ kết về kết quá thật sự thấp kém và nghèo nàn đến thê thảm của nó.
Trước tiên nơi chếc chuyên cơ từ Hà Nội sang đến vào tối 25/3 đã được mời đỗ ở sân bay nhỏ Orly, thường chỉ dùng cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay gần.
Ra đón đòan, người Việt đông gấp nhiều lần người Pháp là chủ nhà. Theo tin trên báo Nhân dân có phóng viên đi theo đòan, ra đón đòan có đại diện chính phủ Pháp (báo trong nước không nêu tên và chức vụ!?),đại sứ Pháp tại Việt Nam,đại sứ VN tại Pháp, đông đảo người Việt . Tuyệt nhiên không có một nghi thức lễ nghi nào thường dành cho đòan khách cấp cao, cấp nhà nước. Không chào cờ, không quốc ca, không có phát đại bác nào!
Sáng 26 nghi thức đón chính thức mới được tổ chức tại sân Hôtel des Invalides, nơi có bảo tàng quân sự, xưa là nơi nghỉ dưỡng của các thương binh chiến tranh nặng, tàn tật. Không hiểu sao lễ đón lại diễn ra ở đây, chuỵện chưa từng có.
Trên báo Pháp, người đại diện của chính phủ Pháp ra đón đòan là ông Jacques Mézard, bộ trưởng bộ đất đai, nhà ở và quy họach đô thị; xem trong danh sách chính phủ, ông thường đứng ở vị trí thứ 13 trong thứ bậc về cấp, chức. Chỉ có một vụ phó bộ ngọai giao và một cục phó bộ quốc phòng! Rẻ rúng thế !
Ông Trọng được ông chủ tịch Quốc hội François Rugy ‘’hội kiến’’ chiều 26 và sáng 27 được ‘’hội kiến’’ với Thủ tướng Edouard Philippe, sau đó ‘’hội kiến’’ với Chủ tịch Thượng viện Gerard Larcher.
Hội kiến là gì? là gặp mặt một lúc rất ngắn theo kiểu chào hỏi xã giao, không có bàn bạc, đàm phán gì sâu sắc. Thế là cả đòan VN đông đảo hơn 20 vị cấp cao đi theo tổng bí thư, có phó chủ tịch quốc hội Tòng thị Phóng, có phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngọai giao Phạm Bình Minh, trưởng Ban đối ngọai Hòang Bình Quân, một lọat thứ trưởng, vụ trưởng, đòan nhà báo đông … đi theo đều ‘’thất nghiệp’’, không có ai tiếp chuyện. Tuyệt nhiên không có cuộc gặp mặt, trao đổi đàm phán gì giữa đòan đại biểu 2 bên. 2 văn bản được ký trong dịp này là văn bản về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và văn bản về sở hữu trí tuệ, thêm mẩu tin về Việt Nam mua một số máy bay chở khách cho hãng vận tải ‘’Tre’’- Bambou.Nghĩa là không có gì đặc biệt.
Còn tổng thống E. Macron? Ông gặp ông Trọng trong một buổi ăn trưa ngày 27 tức là ngày cuối cùng của chuyến thăm, và ra một tuyên bố chung sơ sài, ngắn gọn, chỉ có ý nghĩa hình thức. Không có đàm phán thật sự giữa 2 đòan, chỉ có những cuộc gặp nhỏ lẻ, không có diễn văn đón, chào như thường lệ, cũng không có thông cáo chung. Cũng không có lễ tiễn.
Qua loa, đại khái, có thể nói là nhạt nhẽo, không có nội dung gì đáng ghi nhớ, đáng bình luận.
Theo dõi kỹ trên tivi Pháp có hơn 10 mạng khác nhau, không hề thấy mặt mũi ông Trọng và đòan cấp cao của ông trong suốt 3 ngày qua, dù chỉ vài dây. ’’Mình như thế nào nên người ta mới nể trọng, xử sự như thế chứ !’’ lời ông nói sau chuyến đi Hoa Kỳ năm trước sao mà thâm thúy thấm thía cho chuyến đi này.
Trên báo le Monde nhân dịp này chỉ có vài tin và bài ngắn về Việt nam cùng ảnh ông Trọng, nhưng lại đăng trên trang Quảng cáo, nghĩa là phải trả tiền, được biết là gần 200.000 Euro/1 trang. Vậy là sứ quán VN tại Pháp đã phải bỏ tiền ra để đánh bóng quảng cáo cho ông Trọng như một món hàng! Thật óai oăm!
Những hiện tượng khác thường trên đây không có gì là lạ lùng, nếu chúng ta hiểu con người và quan điểm chính trị của tổng thống E. Macron. Năm ngóai ông E. Macron ra cuốn sách tự truyện ‘’Révolution’’- ‘’ Cách mạng’’ trong một tháng bán được gần 1 triệu cuốn, được dịch ngay sang 20 thứ tiếng. Tháng trước ở Việt Nam cuốn sách này do nhà xuất bản First news – Trí Việtdịch ra tiếng Việt và phát hành, chỉ trong một buổi hội sách bán được trên 1 ngàn cuốn.
Ngay ngòai bìa sách đã ghi thêm ‘’ Hành trình vì tự do’’.
Tư tưởng trung tâm của cuốn sách là sự tự nguyện đấu tranh cho tự do, không khoan nhượng, không do dự, cho tự do và dân chủ thứ thật, chống mọi hình thức độc đóan đảng trị, tự do bình đẳng trong chính trị, trong kinh tế, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, trong yêu đương, trong xã hội, gia đình, trường học.
Trong con mắt của một lãnh đạo trẻ trung 40 tuổi tròn, dấn thân hết mình cho tự do dân chủ nhân quyền, không thể có chỗ nào dành tình cảm chính trị cho những quyền lực độc tài ác với các chiến sỹ dân chủ chống bành trướng.
Chưa cần nói ra lời cảnh báo lên án trực tiếp khi gặp mặt, chỉ sự tiếp đón thờ ơ cấp rất thấp ban đầu đến các cuộc hội kiến xã giao nhạt nhẽo với thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chủ tịch thượng viện, không có một nghi lễ trọng thị nào – không cờ quạt, quốc ca, không duyệt quân danh dự, không hội đàm, họp báo chung, không có quốc yến, không bắt tay tòan đòan chính thức, tất cả điều ấy còn hơn là lời nói rõ ràng rằng: ông không có tư cách thật sự nguyên thủ quốc gia, mà chỉ là đại diện cho một chính đảng chuyên chính kiểu Mác-xít đã hết thời, thù địch với tự do dân chủ, chúng tôi miễn cưỡng quan hệ với các ông, các ông hãy tự hiểu mình và đi tìm bạn kết thân chỗ khác.
Không phải ngẫu nhiên mà đòan ông Trọng đến Pháp khi cuộc khủng bố ở thị trấn Aude xảy ra. Một tên khủng bố Hồi giáo giữ con tin, dọa giết người. Anh trung tá cảnh binh Arnaud Beltrame tự nguyện thay chỗ một phụ nữ bị giữ làm con tin, tự dấn thân vào chỗ chết để cứu sống một phụ nữ không hề quen biết, để cuối cùng anh bị hung thủ bắn chết, khi anh dự định cưới vợ vào tháng 6 tới. Tổng thống E. Macron tuyên dương anh là một anh hùng, ngày 28 anh sẽ được lên cấp đại tá và nhận Huân chương Légion d’honneur và làm lễ quốc tang.
Thật là một bài học sống động cho lực lượng công an trong nước Việt, chuyên coi dân là thù địch nhất là tuổi trẻ khát khao tự do dân chủ, - hàng vài chục người bị đánh chết trong trạm công an, cảnh sát mỗi năm - , khi nào biết hy sinh vì dân như Trung tá A. Beltrame trên đây.
Mong rằng ông Trọng và đòan 40 cán bộ cấp cao đọc kỹ cuốn tự truyện của Tổng thống E. Macron và ghi nhớ tấm gương sáng của Trung tá A. Beltrame để kể lại cholực lượng công an cảnh sát trong nước noi gương, coi như 2 món quà quý an ủi cho chuyến Tây du nhạt nhẽo và bẽ bàng này.
Bùi Tín
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét