Trong một buổi lễ được tổ chức tại một căn cứ quân sự gần Sasebo trên đảo Kyushu ở tây nam, khoảng 1.500 thành viên của Lữ đoàn Cơ động Thủy Lục (ARDB) mặc đồ ngụy trang đứng xếp hàng bên ngoài giữa trời lạnh và gió, Reuters tường trình.
"Trong bối cảnh tình hình quốc phòng và an ninh ngày càng khó khăn xung quanh Nhật Bản, việc phòng vệ các đảo của chúng ta đã trở thành một nhiệm vụ trọng yếu," Tomohiro Yamamoto, phó bộ trưởng quốc phòng, nói trong một bài phát biểu.
Các binh sĩ tiến hành một cuộc diễn tập giả chiếm lại một hòn đảo xa xôi từ quân xâm lược, diễn ra công khai trong 20 phút.
Việc thành lập lữ đoàn thủy quân lục chiến này gây nên tranh cãi bởi vì các đơn vị thủy lục có thể thể hiện sức mạnh quân sự và có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng của Nhật Bản, những người chỉ trích cảnh báo. Trong hiến pháp hậu Thế chiến thứ hai của mình, Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh.
Lữ đoàn này là thành phần mới nhất của một lực lượng thủy quân lục chiến đang phát triển, bao gồm các tàu chở máy bay trực thăng, tàu đổ bộ, máy bay chở lính cánh quạt nghiêng Osprey và xe tăng tấn công đổ bộ, nhằm răn đe Trung Quốc trong khi nước này ra sức giành quyền tiếp cận dễ dàng hơn đối với vùng Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang vượt qua Nhật Bản về chi tiêu quốc phòng. Năm 2018, Trung Quốc - nước có tuyên bố chủ quyền đối với một nhóm các đảo không người ở mà Tokyo kiểm soát trong vùng Biển Hoa Đông - sẽ chi 1,11 ngàn tỉ nhân dân tệ (176,56 tỉ đôla) cho lực lượng vũ trang của mình, hơn gấp ba lần Nhật Bản.
Việc kích hoạt 2.100 thủy quân lục chiến ARDB đưa Nhật Bản tiến gần hơn tới việc tạo nên một lực lượng tương tự như Đơn vị Thủy quân lục chiến Viễn chinh Hoa Kỳ (MEU) có khả năng hoạch định và tiến hành các hoạt động trên biển cách xa căn cứ của mình.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét