Việt Nam nghi tàu cá Trung Quốc là ‘lực lượng vũ trang giả dạng’ - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Việt Nam nghi tàu cá Trung Quốc là ‘lực lượng vũ trang giả dạng’


Một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa bị tàu tuần Trung Quốc đâm nát hồi Tháng Ba, 2018. (Hình: Thanh Niên)

ĐÀ NẴNG, Việt Nam – Một chức sắc cấp cao của Việt Nam kêu gọi tổ chức ngư dân theo “đội, nhóm” khi hoạt động trên biển, bởi vì tàu cá Trung Quốc là “lực lượng vũ trang giả dạng.”

“Cần phải bố trí ngư dân đánh bắt theo tổ đội, nhóm. Như vậy mới đoàn kết bảo vệ nhau. Ở trên biển, tàu cá nước họ có khi là lực lượng vũ trang giả dạng cả. Họ là như thế chứ không phải ngư dân thuần túy. Ta phải huấn luyện thế nào để đối phó,” ông Trương Quang Nghĩa, bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, nói như thế trong cuộc “làm việc” với “Đảng ủy bộ đội biên phòng” thành phố Đà Nẵng, theo Trí Thức Trẻ.

Lời thúc giục của ông Nghĩa đưa ra mấy ngày sau của những tin tức nói tàu đánh cá của Việt Nam khi hoạt động gần khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền nhưng hiện trong tay Trung Quốc, đã bị tàu tuần Trung Quốc tấn công.

Hôm Thứ Sáu, 6 Tháng Tư, ký giả Ralph Jennings của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay, nhà cầm quyền CSVN “đang lặng lẽ tăng cường đội dân vệ trên các tàu đánh cá để đối phó với Trung Quốc, mặc dù hai bên đã chính thức thương thảo về việc hạ giảm những tranh cãi chủ quyền, theo các chuyên gia về lĩnh vực này.”

Theo ông Jennings, Việt Nam đang khuyến khích ngư dân sử dụng tàu đánh cá tốt hơn và nên tuyển dụng những người được đào tạo trong quân đội ra biển đánh bắt, phòng khi có va chạm với Trung Quốc, theo các nhà phân tích theo dõi các vấn đề về Trung Quốc. Trung Quốc có đội dân quân đánh cá của họ trong cùng một vùng biển.

Thật ra, cách đây gần chục năm, Việt Nam từng ra luật “Dân quân tự vệ” trong đó bao gồm cả thành phần “dân quân tự vệ biển” vừa là hoạt động kinh tế, vừa làm nhiệm vụ “bảo vệ chủ quyền đất nước.” Một số cuộc tập huấn, dạy ngư dân sử dụng võ khí, các thao tác quân sự căn bản thấy báo chí trong nước đưa tin nhưng từ đó đến nay không thấy nói gì nữa.

Hệ thống dây hơi dùng để lặn trên tàu cá bị tàu tuần Trung Quốc chặt đứt hồi Tháng Ba, 2018. (Hình: Thanh Niên)

Tuy nhiên, ký giả Jennings dựa vào một nghiên cứu năm 2017 của các học giả thuộc Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói “13 đội ‘ngư quân’ (của Việt Nam) đang yểm trợ hơn 3,000 ngư dân đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.” Và “hơn 10,000 ngư dân và khoảng 2,000 tàu đánh cá ở tỉnh Khánh Hòa được cấp ống nhòm hồng ngoại, theo nghiên cứu của Singapore.”

Như vậy, những nghiên cứu của Học Viện S. Rajaratnam được đài VOA viện dẫn cho hiểu khác với sự gợi ý của ông Trương Quang Nghĩa.

Đội tàu đánh cá vỏ sắt cỡ lớn của Trung Quốc được tổ chức chặt chẽ như những đơn vị bán quân sự được chỉ huy chặt chẽ từng được báo động trước đây. Chúng đi hàng đoàn khi hoạt động trên biển và cũng hoạt động bao gồm cả hai nhiệm vụ kinh tế và “bảo vệ chủ quyền” dù là những khu vực thuộc chủ quyền nước khác.

Trước đây, ngày 30 Tháng Tư, 2016, hãng thông tấn Reuters có một bản tin khá dài nói về huấn luyện lực lượng bán quân sự trên biển của Trung Quốc. Các tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ huy của nhàn cầm quyền các tỉnh bên cạnh sự chỉ huy của các đơn vị quân sự.

Báo chí tại Việt Nam từng đưa ra những báo cáo nói hàng trăm tàu đánh cá cỡ lớn xâm nhập sâu vào các vùng biển Việt Nam, xua đuổi tàu đánh cá Việt Nam trong sự bất lực của lực lượng biên phòng cũng như cảnh sát biển CSVN.

Lực lượng của nhà cầm quyên CSVN chỉ cố gắng “đẩy đuổi” tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, trong khi tàu đánh cá của Việt Nam thì bị tàu tuần Trung Quốc nếu không đâm chìm thì cũng tấn công gây thiệt hại nặng.


Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad