Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó!
Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Không tranh luận nữa, làm đi!” Vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.
Thứ hai, Thâm Quyến tập trung phát triển công nghiệp, ban đầu là công nghiệp nặng. Hiện nay, sau 34 năm, các bước thay đổi về hiện đại hóa, tự động hóa đã khiến Thâm Quyến lột xác. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường tích tụ hơn 30 năm giờ đang phải giải quyết nên con số 400 tỉ GDP trở thành lố bịch nếu tính lại gánh nặng an sinh xã hội, chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường, các mâu thuẫn nội tại từ việc thu hồi đất đai,.v.v…
Thứ ba, Thâm Quyến cộng sinh với Hương Cảng (Hongkong). Hongkong từ trước và sau 1997 đều có vai trò quan trọng với sự hình thành và phát triển của Thâm Quyến. Hongkong có kinh nghiệm thương mại quốc tế hơn 100 năm và được nước Anh đầu tư hạ tầng khá chuẩn. Cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong lẫn Phú Quốc có gì ngoài đất? Xin thưa, không có gì ngoài đất!
Thứ tư, dòng tiền đổ vào Thâm Quyến là của chính quyền Trung Quốc. Các dòng tiền khác cũng “mang màu sắc Trung Quốc” là chủ đạo, ví dụ Hongkong cũng có đầu tư vào sản xuất ở Thâm Quyến để tối ưu hóa lợi nhuận. Có giao đất và ưu đãi riêng, luật hóa đặc khu mang tính chất chuyên biệt cho nhà đầu tư trong 99 năm thì vẫn không đi xa giấc mộng “một Trung Hoa”. Nhưng nếu dòng tiền đổ vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không phải từ nội lực Việt Nam thì lại là 1 câu chuyện rất khác.
Thứ năm, Trung Quốc sử dụng “ngoại giao nhân dân tệ”- dùng đầu tư, viện trợ hay các cam kết kinh tế (và cả chính trị) đối với các quốc gia nhỏ, yếu thể để “mua” sự ủng hộ của họ. Hình mẫu Thâm Quyến áp dụng vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc là một sự cưỡng từ, đoạt lý không mang tính học thuật. Thứ mà 3 nơi dự kiến làm đặc khu có lẽ không nằm ngoài địa chính trị. Ví dụ, nếu có chiến tranh thì nơi nổ súng đầu tiên là ở đâu khi phân tích về việc tên lửa Trung Quốc bao trùm biển Đông và có thể bắn tới Tp.HCM? Ví dụ từ Bắc Vân Phong đến Cam Ranh (Khánh Hòa) và Đà Nẵng là bao nhiêu km? Ví dụ, Phú Quốc rất rất gần Campuchia- một đối tác “nhiều mặt” của Trung Quốc lẫn Việt Nam. Ví dụ Vân Đồn nằm gần các… đại đoàn nào của Trung Quốc?
Trung Quốc đầu tư vào phim ảnh để những Tinh Võ Trần Chân, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn,… “sống lại” và chiến thắng cao thủ của Nhật, Mỹ, Châu Âu để che giấu nỗi nhục bị xâm.lấn, bị ép cắt đất. Nay họ bành trướng khắp thế giới theo hướng ngược lại để chứng minh “sư tử ngủ say” đã “thức dậy”. Người dạy thú còn có thể bị sư tử xơi tái và hơn 2.000 năm nay đã có bao nhiêu lần con thú khát máu ấy đô hộ và xâm lược dân mình?
Hãy nhìn bức ảnh kèm bài viết này! Đấy là Phú Quốc. Sự luộm thuộm do quy hoạch và “dòng tiền miền Bắc” đổ vào đây đón đầu xu thế đặc khu đã khiến quy hoạch đất đai nơi này tan nát, mâu thuẫn đất đai nhan nhản.v.v.. Đến cả việc cấp bách cần có 1 khu xử lý rác hiện đại cho Phú Quốc còn chưa có thì nói gì đến việc làm đặc khu cho xa xôi?
Với các ĐBQH- những người về lý thuyết là đại diện nhân dân- tôi chỉ muốn nói với họ rằng bất kỳ quyết định nào cũng cần thận trọng. Các vị là Đảng viên, thì hãy nhớ Đảng tồn tại 88 năm từ khi thành lập. Các vị là cán bộ nhà nước, thì hãy nhớ Nhà nước mang màu sắc chủ nghĩa xã hội hiện nay có 73 năm tồn tại từ khi thành lập. Còn đất nước và dân tộc này phải tính bằng nghìn năm chống xâm.lược, chống đô hộ và xây dựng.
Lịch sử. Luôn có những chương nói về lòng ái quốc. Nhưng có những trang sử cũng chỉ dành riêng để nhắc tên bọn bán nước, kể cả bán nước bằng nút bấm biểu quyết. Và lịch sử của mai sau luôn bắt đầu từ hôm nay…
Lịch sử là Nhân- Quả, luôn khách quan và không ai thoát khỏi quy luật ấy cả!
© Mai Quốc Ấn
FB Mai Quốc Ấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét