Chính phủ Cộng sản Việt Nam yêu cầu Báo chí Toà Bạch Ốc phải ‘nhường’ khách sạn Melia cho Kim Jong Un - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Chính phủ Cộng sản Việt Nam yêu cầu Báo chí Toà Bạch Ốc phải ‘nhường’ khách sạn Melia cho Kim Jong Un


Chính phủ Cộng sản Việt Nam loan báo cho Toà Bạch Ốc yêu cầu dời trung tâm báo chí ra khỏi khách sạn Melia. Tờ Washington Post đặt câu hỏi vì sao ban tổ chức không tiên liệu được những rắc rối đó để tránh tình huống đáng tiếc vào giờ chót?

Cảnh sát canh gác bên ngoài khách sạn Melia - Hà Nội, ngày 25/2/2019 trước hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim . (AP Photo/Vincent Yu)

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đang diễn ra tại Việt Nam thu hút đông đảo phóng viên nước ngoài tới Hà nội đưa tin về sự kiện quan trọng này, trong số đó có nhiều phóng viên Mỹ.

Như các Tổng thống tiền nhiệm khi công du ra nước ngoài, Tổng thống Trump cũng có một đoàn báo chí gồm 13 người tháp tùng, thông thường đoàn báo chí ở cùng khách sạn của Tổng thống, nhưng trung tâm báo chí thông thường được đặt tại một địa điểm khác.

Tới Hà nội nhiều ngày trước hai nhân vật chính, đoàn báo chí của Toà Bạch Ốc đã chọn khách sạn Melia làm trung tâm báo chí, nơi làm việc của hàng trăm ký giả Mỹ, cùng với các phóng viên nhiếp ảnh, quay phim, trong thời gian diễn ra thượng đỉnh.

Từ tuần trước, nhiều nguồn tin đã cho Reuters biết nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ ở tại khách sạn Melia, nơi mà Ngoại Trưởng Ri Hong Ho, và phụ tá thân tín của ông Kim, Kim Chang Son, cũng lưu trú để chuẩn bị cho hội nghị.

Đoàn xe của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un trên một đường phố Hà Nội, ngày thứ Ba, 26/2/2019. APTOPIX
Hôm thứ Hai 25/2, khi an ninh được siết chặt tại khách sạn Melia, nhiều phóng viên đã kinh ngạc vì truyền thông phương Tây có thể tụ tập và làm việc tại cùng khách sạn với nhà lãnh đạo độc tài của Triều Tiên, vì ông Kim Jong Un khét tiêng là người vô cùng quan tâm tới an toàn cá nhân và sự riêng tư của mình.

Một số chuyên gia phân tích rằng đây là một nước cờ cao về mặt ngoại giao của ông Kim, thể hiện thái độ cởi mở hơn của ông với báo chí Mỹ. Truyền thông Hàn Quốc ca ngợi động thái mà họ cho là có chủ ý này là “can đảm”, và có tính “chiến lược”.



Một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên ông Cheong Seong-chang, thuộc Viện Sejong, nhận định: “Khi tỏ thái độ sẵn sàng đối mặt với báo chí Mỹ theo sát từng động tác của mình, ông Kim Jong Un có thể đánh đi thông điệp bày tỏ quyết tâm của mình muốn cải thiện các quan hệ với Mỹ.

Nhưng vài phút sau khi chiếc tàu bọc thép của lãnh tụ họ Kim tiến vào ga Đồng Đăng hôm thứ Ba 26/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo khách sạn Melia-Hà nội sẽ không tiếp hàng trăm ký giả Mỹ được phái sang Việt Nam để đưa tin về thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Thế là chưa đầy 24 giờ sau khi được thông báo, trung tâm báo chí của Mỹ phải dời sang một địa điểm dành cho các phóng viên quốc tế khác tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô, một tòa nhà thời Sô-Viết, cách khách sạn Melia 7 phút đi bộ.

Báo chí Mỹ đều tường thuật về câu chuyện bên lề hội nghị thượng đỉnh này.

Trong bài báo đăng ngày 26/2, báo USA Today viết “một khách sạn không đủ lớn để chứa trung tâm báo chí Mỹ và ông Kim Jong Un”.

Tờ báo tường thuật rằng các phóng viên, nhà báo Mỹ phải ra khỏi khách sạn Melia vài tiếng đồng hồ trước khi trung tâm báo chí Mỹ chính thức mở cửa trên tầng 3 của khách sạn như đã định.

Tờ báo dẫn lời những người chứng kiến nói rằng toán an ninh của ông Kim đã lớn tiếng với mọi người có mặt, gay gắt buộc họ phải ra khỏi sảnh chính trước khi ông Kim tới nơi.

Các đoàn quay phim đã bỏ nhiều tuần lễ để chuẩn bị sẵn thiết bị, giờ phải vất làm lại từ đầu, vài giờ trước khi chuyên cơ của Tổng thống Mỹ đáp xuống phi trường ở Hà nội đêm thứ Ba.

Báo Washington Post dẫn lời nhà báo Margaret Talev của hãng tin Bloomberg, một nhà báo lão thành tại Nhà Trắng, chia sẻ trên trang Twitter: “Lực lượng an ninh cấm chúng tôi chụp ảnh bên trong khách sạn. Lính gác lớn tiếng cấm chúng tôi chụp ảnh, quay phim.”

Chính phủ Việt Nam sau đó loan báo cho Toà Bạch Ốc yêu cầu dời trung tâm báo chí ra khỏi khách sạn Melia. Tờ Washington Post đặt câu hỏi vì sao ban tổ chức không tiên liệu được những rắc rối đó để tránh tình huống đáng tiếc vào giờ chót?

Nhà báo Peter Alexander của đài NBC nói ông và nhiều nhà báo khác bị ‘đuổi’ ra khỏi sảnh khách sạn trước khi ông Kim đến, và bị cấm dùng thang máy để tránh bước lên thảm đỏ vừa được trải xuống để đón lãnh tụ Triều Tiên. Ông Alexander cho biết an ninh Triều Tiên gay gắt đòi ông phải xóa tất cả những tấm ảnh trong điện thoại cầm tay chụp quang cảnh trong sảnh của khách sạn.

“Thật là không hiểu nổi. Chẳng biết tại sao lại để sự thể này xảy ra?”

Chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên Cheong Seong-chang :
Tờ báo nhắc lại rằng trong cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore hồi năm ngoái, các phóng viên bị tập hợp lại và hạ lệnh phải bỏ vào túi điện thoại di động, và không được quay phim khi ông Kim di chuyển trong khách sạn. Một số người chụp ảnh đều được yêu cầu phải xóa sạch.

Tác giả bài báo bình luận rằng ông Kim khét tiếng là người lo âu về sự an toàn của bản thân ‘tới mức gần như bệnh hoạn’.

Chuyên gia về Triều Tiên Cheong Seong-chang nói: “Thật là không hiểu nổi. Chẳng biết tại sao lại để sự thể này xảy ra?”


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad