Trung Quốc đã bước vào một “kỷ nguyên mới”, ông Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố vào năm 2017 rằng họ phải "chiếm vị trí trung tâm của thế giới”. Điều này sẽ đưa Canada đến đâu? Yếu thế. Chúng ta yếu kém về mặt quân sự... Phòng thủ của chúng ta chỉ là Hoa Kỳ...
Trong các bài báo gần đây, các nhà kinh tế lập luận đầy thuyết phục rằng Canada cần nghiêm túc trong việc xác định các lợi ích quốc gia và xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp với lý do tăng trưởng kinh tế và an ninh của mình. Trong đó, sự bành trướng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Canada phải đưa ra sự lựa chọn.
Ông Speer - phó giáo sư về chính sách công tại Đại học Toronto và là một thành viên cao cấp về chính sách tài khóa tại Viện Macdonald-Laurier, cho rằng Canada có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề từ sự đối đầu gay gắt giữa các đối tác thương mại lớn nhất và lớn thứ ba là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan đến hơn 33 triệu trường hợp trên khắp thế giới và giết chết hơn 1 triệu người, ảnh hưởng của nó đối với quan hệ thương mại và quan hệ hòa bình, giữa hai cường quốc quân sự và kinh tế lớn nhất thế giới, có khả năng làm tổn thương không chỉ người dân Canada mà còn hàng triệu người khác.
Thời kỳ cạnh tranh mới giữa các cường quốc
Ông Speer lưu ý rằng tổng giá trị thương mại của Canada với Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm khoảng 60%, phần còn lại chủ yếu đến từ Châu Âu và Vương quốc Anh.
“Chúng ta đang bước vào một thời kỳ cạnh tranh mới giữa các cường quốc, và Canada cần phải sẵn sàng để bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích quốc gia của chúng ta một cách phù hợp”, ông nói.
Trong thế giới lưỡng cực của sự kình địch Mỹ- Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991, mọi thứ đơn giản hơn mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm lớn hơn, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10/1962. Mối đe dọa hủy diệt hạt nhân và sự răn đe to lớn đã giúp cựu thủ tướng Louis St. Laurent và Lester Pearson thấy rằng lợi ích quốc gia của Canada nằm ở Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và ở tính ưu việt của các mối quan hệ bằng hữu và địa chính trị của chúng ta với Tây Âu và Hoa Kỳ, những nước thậm chí sau này là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta.
Khi cựu Thủ tướng John Diefenbaker chùn bước vào năm 1962 trong việc đưa đầu đạn hạt nhân vào tên lửa Bomarc, Canada đã đồng ý lắp đặt chúng trên lãnh thổ của chúng ta 4 năm trước đó như một phần nhằm răn đe Bắc Mỹ; đây là một sai lầm trong chính sách đối ngoại của chúng ta và phá vỡ lợi ích lâu dài của quốc gia — liên kết với Hoa Kỳ về các vấn đề quốc phòng. Tổng thống Kennedy đã sốc, và ông Pearson đã phải mất công sửa chữa tổn thất.
Khi Pierre Trudeau trở thành Thủ tướng vào năm 1968 và làm nhẹ đi lập trường truyền thống của chúng ta về ĐCSTQ và Liên Xô, đây cũng là một bước đột phá giá trị hạn chế mà nhà kinh tế Black gọi là "sự xoa dịu ngu ngốc của các cường quốc cộng sản".
Brian Mulroney đã phải xác định lại lợi ích quốc gia một cách chắc chắn với Hoa Kỳ, ông cũng thể hiện tình hữu nghị tuyệt vời với Ronald Reagan, dẫn đến thương mại tự do hơn cho Canada.
Sự bành trướng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Canada phải đưa ra sự lựa chọn
Sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực không phải là dấu chấm hết của lịch sử mà chỉ là sự kết thúc của một kỷ nguyên gần nhất. Thực tế của thế giới đa cực thành công để đánh lừa nhiều người ở phương Tây đang nghĩ rằng lợi ích quốc gia đã trải qua một sự thay đổi lớn.
Ngay cả cựu Thủ tướng Stephen Harper cũng bị thuyết phục về những lợi thế của việc gia tăng thương mại với một nước đang lên là Trung Quốc, mà người ta hy vọng nước này rồi đây sẽ cởi mở và mềm mỏng hơn, nên đã thúc đẩy thương mại sâu rộng hơn với quốc gia này gần đây vào năm 2013.
Với 2 công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor bị giam cầm ở Trung Quốc hôm nay, với quyền tự chủ của Hong Kong đang bị xé nát, và với sự hung hăng của Bắc Kinh khi gia tăng quân sự đáng báo động để đối trọng Úc, Nhật Bản cũng như Hoa Kỳ, chúng ta biết được sự thật của chế độ Trung Quốc.
Điều này không phải luôn luôn như vậy, 40 năm trước, Trung Quốc đã có một tham vọng dài hạn để trở thành một kẻ bá chủ trên thế giới. Họ đã kiên nhẫn. Một phần vì họ vẫn còn yếu. Nền kinh tế của họ khi đó có quy mô khoảng 300 tỷ USD, so với 14 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Về mặt quân sự, Trung Quốc cũng chỉ ở tầm trung so với sức mạnh ngày nay.
Trung Quốc là luôn muốn trở thành trung tâm của thế giới, theo nhiều cách
Năm 1979, tôi đã thực hiện một số nghiên cứu khi còn là sinh viên khoa học chính trị tại Đại học Brandon cho Tiến sĩ Leo Liu. Cha của ông Liu đã chiến đấu với Tưởng Giới Thạch của phe Dân Quốc trong cuộc chiến mà những người cộng sản của Mao Trạch Đông chiến thắng 30 năm trước đó. Tôi rất vui được hỗ trợ Tiến sĩ Liu cho bài báo của ông “Sự hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc”, đăng trên tạp chí Lịch sử Hiện tại tháng 9/1980.
Tiến sĩ Liu không hề ảo tưởng về những ý định lâu dài của Bắc Kinh nhằm thống trị không chỉ Châu Á mà còn một phần rộng lớn hơn của thế giới.
Ông nói, tham vọng của Trung Quốc là luôn muốn trở thành trung tâm của thế giới. Theo nhiều cách — từ mục tiêu gây ảnh hưởng của Trung Quốc nhắm vào các chính trị gia của Canada và các nước khác đến việc đánh cắp phần mềm và các bí mật công nghiệp khác, đến việc phát tán mã độc để làm gián điệp và che giấu sự thật về sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán — Bắc Kinh đang đi theo chủ nghĩa hiện thực với “thủ đoạn xảo quyệt xấu xí nhất” là cốt lõi trong chiến lược của mình. Điều này làm tăng thêm những điều nguy hiểm sắp tới.
Gần đây, các giáo sư Hal Brands và Jake Sullivan đã viết trên tạp chí Foreign Policy bằng chứng về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc: “Họ có một chương trình đóng tàu hải quân đưa nhiều tàu xuất cảng từ năm 2014 đến 2018 hơn tổng số tàu của hải quân Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, và Anh hợp lại".
Bắc Kinh cũng nỗ lực thống trị các ngành công nghệ cao có khả năng quyết định sự phân bổ sức mạnh kinh tế và quân sự trong tương lai. Chưa hết, trước đây họ đã che đậy những tham vọng của mình, thì nay họ đã công khai khẳng định chúng. Trung Quốc đã bước vào một “kỷ nguyên mới”, ông Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố vào năm 2017 rằng họ phải "chiếm vị trí trung tâm của thế giới”.
Phòng thủ của Canada chỉ là... Hoa Kỳ
Điều này sẽ đưa Canada đến đâu? Yếu thế. Chúng ta yếu kém về mặt quân sự (không có tàu khu trục hay trực thăng tấn công, 4 tàu ngầm, 71.500 nhân sự hoạt động trong tất cả các nhiệm vụ), cạn kiệt về mặt tài chính do chi tiêu cho đại dịch quá mức và không có phương hướng. Trung Quốc có 2,183 triệu quân nhân tại ngũ, nửa triệu quân dự bị, 36 tàu khu trục, 281 trực thăng tấn công, 320 đầu đạn hạt nhân... Phòng thủ của chúng ta chỉ là Hoa Kỳ.
Sean Speer nói đúng — chúng ta phải tỉnh khỏi “cơn mê mờ tập thể”. Chủ nghĩa tự kiêu không phải là một chính sách đối ngoại. Trước tiên, chúng ta cần xác định lợi ích quốc gia của mình trong một cuộc thảo luận công khai nghiêm túc.
Như Black nói, Canada có thể là một cường quốc lớn, cùng hạng với Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản, một phần nhờ vào cuộc cải cách dẫn đầu bởi Liên Hiệp Quốc và các cơ quan khác mà chúng ta đã giúp lập ra vào những năm 1940.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chúng ta chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp giành chiến thắng trong Thế chiến thứ II. Mọi thứ đã thay đổi, và chúng ta ngày nay ít nhận được sự tôn trọng.
Cựu Thủ tướng Harper đã đúng khi tăng cường mối quan hệ của chúng ta với Israel, nhưng từ sự lạnh nhạt của ông ấy đối với Barack Obama đã chuyển thành sự xa cách với Tổng thống Donald Trump. Công việc số một của chúng ta là sửa chữa mối quan hệ hữu nghị với đồng minh quan trọng nhất này của chúng ta.
Trong một thế giới hỗn loạn, an ninh tập thể có nghĩa là thực hiện phần của mình, và Tổng thống Trump đã đúng khi nói rằng hầu hết các thành viên NATO, bao gồm cả Canada, đã không làm phần việc của mình trong nhiều năm.
Các chính phủ đáng kính đều thực hiện các cam kết của họ. Chúng ta hãy khai thác các mối quan hệ sâu sắc hơn với Úc, New Zealand và Nhật Bản. Đó không phải là một thế giới an toàn ngoài kia, và đáng ra phải từ bỏ rất lâu rồi trong quá khứ.
Tôi e rằng, có thể đã quá muộn.
Tác giả: Brad Bird có bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế (Đại học Manitoba) và là một nhà báo có trụ sở tại British Columbia kể từ năm 1987, ông đã đưa tin từ các vùng chiến sự khác nhau, gần đây nhất là miền đông Ukraine cho tờ Kyiv Post và các phương tiện truyền thông khác.
© DB
NTBVN Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét