Ông Rudy Giuliani tuyên bố: “Chiến dịch cũng tiến hành xem xét nhanh chóng, yêu cầu Tòa án Tối cao có lệnh hồi đáp trước ngày 23/12 và trả lời trước ngày 24/12, để Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ có thể ra phán quyết trước khi Quốc hội họp vào ngày 6/1 nhằm xem xét các phiếu bầu của Cử tri đoàn".
Ngày 20/12, ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã đệ đơn kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, nhằm yêu cầu đảo ngược phán quyết của Tòa án Tối cao Pennsylvania đối với các vụ kiện về việc thay đổi luật bỏ phiếu qua thư.
Trong đơn kiện này (pdf), chiến dịch của Tổng thống Trump đang cố gắng đảo ngược phán quyết từ Tòa án Tối cao của Pennsylvania về 3 vụ kiện cáo buộc giới chức bầu cử cũng như chính quyền của bang này đã “thay đổi bất hợp pháp” luật bỏ phiếu qua thư, “ngay trước và sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”. Các luật sư cho rằng, các quyết định của Tòa án Tối cao tiểu bang vi phạm Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ, cũng như đi ngược lại phán quyết vào năm 2000 trong vụ kiện giữa 2 người Bush và Gore.
Đội ngũ pháp lý của ông Trump đang tìm kiếm "tất cả các biện pháp thích hợp", bao gồm việc loại bỏ phiếu bầu từ các Đại cử tri đã cam kết bỏ phiếu cho ông Joe Biden, và cho phép Cơ quan lập pháp Pennsylvania chọn ra các Đại cử tri của riêng họ.
Cử tri đoàn đã bỏ phiếu vào ngày 14/12. Đảng Cộng hòa tại bang Pennsylvania cho biết, các Đại cử tri của họ đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence. Động thái trên là để duy trì các tranh chấp pháp lý của Tổng thống tại tiểu bang này.
Trong một thông cáo báo chí từ nhóm của ông Trump, cựu Thị trưởng New York kiêm luật sư riêng của Tổng thống là ông Rudy Giuliani tuyên bố: “Chiến dịch cũng tiến hành xem xét nhanh chóng, yêu cầu Tối cao Pháp viện có lệnh hồi đáp trước ngày 23/12 và trả lời trước ngày 24/12, để Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ có thể ra phán quyết trước khi Quốc hội họp vào ngày 6/1 nhằm xem xét các phiếu bầu của Cử tri đoàn. Đây là đơn đệ trình độc lập đầu tiên của chiến dịch [Tổng thống Trump] lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, để tìm kiếm biện pháp giải quyết dựa trên các lập luận Hiến pháp tương tự được nêu ra thành công trong vụ kiện giữa 2 người Bush và Gore".
Hơn nữa, ban vận động của ông Trump cho biết, vụ kiện sẽ cố gắng đảo ngược một số phán quyết “đã né tránh các biện pháp bảo vệ của Cơ quan Lập pháp Pennsylvania chống lại gian lận lá phiếu qua thư”.
Đội ngũ đưa ra một loạt các cáo buộc về những điều luật mới này, bao gồm:
- Cấm các quan chức bầu cử kiểm tra xem chữ ký lá phiếu gửi qua thư có phải là thật hay không trong quá trình kiểm phiếu Ngày Bầu cử,
- Tước bỏ quyền khiếu nại về các lá phiếu của một số chiến dịch, khi chúng được kiểm tra vì chữ ký giả mạo hoặc các vấn đề khác,
- Cấm những quan sát viên bầu cử của chiến dịch này tiến lại gần những khu vực kiểm phiếu ở một số địa khu như Philadelphia,
- Loại bỏ yêu cầu luật định quy định rằng cử tri phải ký tên, ghi địa chỉ và ghi ngày tháng vào lá phiếu qua thư đúng cách.
Luật sư John Eastman thuộc đội ngũ của ông Trump đã viết (pdf): “Tựu chung lại, phán quyết trong 3 [vụ kiện] này dẫn đến [vấn đề là], việc kiểm đếm khoảng 2,6 triệu lá phiếu qua thư đã vi phạm luật do Cơ quan lập pháp Pennsylvania ban hành”. Ông còn nói thêm rằng, số phiếu bầu liên quan đến vụ việc này “quá đủ” để ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử.
Luật sư Eastman đã yêu cầu Tối cao Pháp viện ra lệnh cho Bộ trưởng Nội vụ bang là bà Kathy Boockvar trả lời đơn của chiến dịch trước thứ Tư, ngày 23/12. The Epoch Times đã liên hệ với văn phòng của bà Boockvar để bình luận, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Đầu tháng này, Tối cao Pháp viện đã từ chối xét xử vụ kiện của Tổng chưởng lý Ken Paxton bang Texas chống lại Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin. Đơn kiện của ông Paxton khẳng định, những bang này đã thực hiện những thay đổi vi phạm Hiến pháp trong luật bầu cử của họ.
Trong phán quyết không xét xử vụ kiện với tỷ lệ đồng thuận 7-2, Tối cao Pháp viện nhận định, Texas thiếu tư cách hoặc quyền để khởi kiện. Động thái này đã bị Tổng thống Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa gay gắt lên án.
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Mike Kelly thuộc đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện các nhà lãnh đạo hàng đầu của Pennsylvania. Đơn kiện của ông khẳng định, tiểu bang này đã vi phạm hiến pháp khi thay đổi luật bỏ phiếu qua thư. Trước đó, Tối cao Pháp viện đã từ chối yêu cầu từ đội ngũ pháp lý của ông Trump để ban hành lệnh cấm ngay lập tức, nhằm ngăn Pennsylvania thực hiện các bước tiếp theo để xác nhận kết quả bầu cử năm 2020.
Các luật sư của Dân biểu Kelly đã nộp đơn yêu cầu một lệnh chuyển hồ sơ lên tòa cấp trên (writ of certiorari) vào ngày 11/12, được Tối cao Pháp viện tiếp nhận vào ngày 15/12. Đơn yêu cầu này lập luận rằng, Tòa án Tối cao Pennsylvania đã sai khi bác bỏ vụ kiện của họ vì các thẩm phán nhận định, các nguyên đơn đã nộp hồ sơ với sự chậm trễ vô lý.
© Du Miên
Theo Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét