Gần đây nhất Trung Quốc lại lấy đất hiếm, con át chủ bài trong tay Bắc Kinh, để đe dọa chính quyền ông Biden, thứ mà Trung Quốc không thể làm khó ông Trump. Chính sách của ông Trump đã vô hiệu hóa quyền lực ảo và bẩn này của Bắc Kinh. Vấn đề đặt ra là vì sao Bắc Kinh lại mang đất hiếm ra đe dọa Mỹ tại thời điểm này? Liệu ông Biden có đảo ngược chính sách bảo vệ nước Mỹ của ông Trump trong ván cờ này?
Đất hiếm có thể nắn gân ông Biden hay đó chỉ là màn kịch mới?
Trong suốt cuộc chiến thương mại, Trung Quốc nhiều lần đề cập đến con át chủ bài đất hiếm để đe dọa chính quyền tiền nhiệm của Mỹ. Cựu tổng thống Trump, trước khi rời nhiệm sở, đã ban hành đạo luật đòi lại đất hiếm (được ký vào 30/9/2020). Đơn giản là giảm thuế cho các công ty khai thác đất hiếm của Mỹ.
Thuế môi trường quá cao khi khai thác đất hiếm khiến các doanh nghiệp Mỹ rời bỏ thị trường này và Trung Quốc lập tức nhảy vào, khống chế nguồn cung và giá cả của thị trường đất hiếm trên toàn cầu, sử dụng quyền lực này để có lợi thế trong chính trị, ngoại giao với các nền kinh tế lớn. Đất hiếm là đầu vào thiết yếu cho ngành sản xuất thiết bị điện tử. Trung Quốc là nguồn cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới hiện nay trong khi Mỹ, Nhật và ngành sản xuất công nghệ cao toàn cầu sử dụng đất hiếm để làm smartphone, xe điện, pin...
Nhưng suốt 4 năm thương chiến, dù Mỹ chưa hoàn toàn độc lập về đất hiếm nhưng từng bước đi vững chắc như khôi phục lại sản xuất đất hiếm trong nước, bắt tay với doanh nghiệp Úc để thay thế Trung Quốc đã khiến Mỹ tự tin hơn nhiều trước một Trung Quốc hung hăng. Không chỉ vậy, từ năm 2019, Nhà trắng dưới thời ông Trump đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng tăng cường sản xuất nam châm vĩnh cửu từ đất hiếm samarium coban trong nước, vì lo ngại Bắc Kinh có thể hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Loại nam châm này thường được tìm thấy trong tên lửa dẫn đường chính xác, bom thông minh và máy bay phản lực quân sự.. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, hiển nhiên đất hiếm chưa bao giờ là vấn đề khiến tổng thống tiền nhiệm Donald Trump lo lắng khi đối đầu với Trung Quốc.
Nhưng giờ thì khác, theo Financial Times, ngay khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc, Trung Quốc lại lấy đất hiếm ra để đe dọa ngành quân sự và công nghệ Mỹ. Chiêu bài đã thất bại dưới thời ông Trump lại được Trung Quốc bày ra một lần nữa trong nhiệm kỳ "mềm yếu" của ông Biden.
Tại sao Trung Quốc lại mang chiêu bài cũ rích này đe dọa Mỹ vào thời điểm này? Có phải Trung Quốc tin rằng việc ông Biden đảo ngược mọi chính sách của ông Trump, trong đó có vấn đề thuế về bảo vệ môi trường, thuế thu nhập dành cho doanh nghiệp sẽ bóp chết sự độc lập của Mỹ về đất hiếm? Hay đơn giản hơn, Bắc Kinh chỉ đang phối hợp với Mỹ để thổi phồng một con "ngáo ộp" đất hiếm vốn không hiếm nhằm tạo dư luận thuận lợi cho một thỏa thuận có lợi mới cho Trung Quốc? Hoặc giả Bắc Kinh chỉ đang khuấy lên hình ảnh có lợi cho chính quyền mới của tân tổng thống rằng căng thẳng Mỹ - Trung đang leo thang?
Vậy đất hiếm là gì và tại sao nó lại quan trọng đến thế trong ngành sản xuất công nghệ cao?
Theo theo IUPAC, các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười lăm nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi (loại trừ promethi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy vậy, đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.
Tuy được biết tới từ đầu thế kỉ 19, đất hiếm chỉ thực sự chiếm lĩnh một vai trò chiến lược trong các khoáng sản từ nửa sau thế kỉ 20 và đặc biệt quan trong trong 1 thập kỷ gần đây khi nó được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ cao, dân sự hay quân sự. Đất hiếm được dùng trong các công nghệ sạch và xanh, làm chất xúc tác trong ngành lọc dầu, trong nhiều loại hợp kim cao cấp, trong công nghiệp điện tử – màn hình phẳng, DVD, GPS -, công nghiệp thuỷ tinh và đồ gốm công nghiệp, trong các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng... Các chất neodymium và samarium có vai trò thiết yếu trong các loại nam châm vĩnh cửu, vừa mạnh, vừa nhẹ hơn các loại nam châm thường, lại rất dễ làm nhỏ, dùng trong các máy tính điện tử, trong máy xe hơi điện và máy điện gió… Quan trọng không kém, đất hiếm được dùng trong các bộ phận điện tử quân sự từ màn hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và những thiết bị nhìn đêm.
Các chuyên gia ví von đất hiếm giống như “vitamin hóa học”, một lượng nhỏ đất hiếm (chất bổ) này sẽ làm nam châm vĩnh cửu mạnh hơn, màn hình điện tử sáng hơn, dung lượng pin cao hơn …
Và như vậy, nếu thực sự đất hiếm chỉ nằm tại Trung Quốc, là tài nguyên mà Trung Quốc nắm giữ tới 90% trữ lượng toàn cầu thì hiển nhiên sự “nổi giận” của Trung Quốc sẽ đẩy ngành sản xuất công nghệ cao lùi lại 10 năm, bạn sẽ phải từ bỏ điện thoại smartphone để quay về với điện thoại “cục gạch” đen trắng kinh điển, từ bỏ tivi màn hình hết phẳng lại cong, mỏng dính của bạn để trở lại với tivi to đùng thời đại cũ. Chưa nói đến các ứng dụng khác của đất hiếm tới các thiết bị của ô tô, ứng dụng khác trong phân trừ sâu bệnh cho cây trồng, xử lý môi trường….
Nếu thực sự đất hiếm chỉ nằm tại Trung Quốc, là tài nguyên mà Trung Quốc nắm giữ tới 90% trữ lượng toàn cầu thì hiển nhiên sự “nổi giận” của Trung Quốc sẽ đẩy ngành sản xuất công nghệ cao lùi lại 10 năm, bạn sẽ phải từ bỏ điện thoại smartphone để quay về với điện thoại “cục gạch” đen trắng kinh điển. (Ảnh minh họa: FunkyFocus/Pixabay)
Trung Quốc đã nhiều lần dùng đất hiếm để “làm mình làm mẩy” với Mỹ, Nhật và Phương tây mỗi khi không hài lòng với chính sách quân sự, chính trị hoặc khi bị Mỹ và Phương tây trì trích tình trạng dân chủ tệ hại tại quốc gia này.
Trung Quốc từng nắm thế độc quyền ảo đối với nguồn cung đất hiếm toàn thế giới. Ở nhiều thời điểm, điều này đã gây ra nhiều căng thẳng địa chính trị. Mỹ và phương tây phản ứng mạnh mẽ với việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm vào cuối thập niên 2000 do phản ứng về chính sách quân sự của Nhật; chính phủ nhiều nước như Nhật, Mỹ và EU phải khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cuối cùng, WTO đã ra phán quyết chống Trung Quốc, Trung Quốc đã loại bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào năm 2015.
Quyền lực của Trung Quốc với đất hiếm: bẩn và ảo
Quyền lực với đất hiếm của Trung Quốc chỉ là quyền lực ảo bởi được xây dựng từ các “mánh lới” sản xuất và thương mại bẩn, có hại môi trường mà người dân Trung Quốc là những nạn nhân trực tiếp nhất, thống khổ nhất trong tham vọng này của Trung Quốc
Thật ra, đất hiếm không hiếm. Theo một báo cáo của GAO, hàng năm Trung Quốc sản xuất khoảng 110.000 tấn trên tổng số 125.000 tấn đất hiếm được sử dụng trên thế giới, và chiếm lĩnh tới hơn 95% thị phần xuất khẩu mặt hàng này.
Nhưng ít người biết rằng trong nhiều thập kỷ trước – cho tới những năm 1950 Nam Phi và Mỹ mới là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu trên thế giới - và sau này chắc cũng sẽ khác. Trữ lượng khoáng sản có đất hiếm trên thế giới, theo báo cáo nói trên của GAO là khoảng 99 triệu tấn (trong đó Trung Quốc chiếm 36%, Mỹ 13%, Úc 5,4%, các nước Liên Xô cũ 19%, các nước khác 22%), đủ dùng cho cả thế giới vài trăm năm!
Vấn đề phức tạp nằm ở quy trình sản xuất đất hiếm mà bảo vệ được môi trường sống của con người. Sản xuất đất hiếm thuần tuý (độ tinh khiết đòi hỏi nhiều khi lên đến 99,9999%) từ đất mỏ có trộn lẫn nhiều loại khoáng chất, bao gồm nhiều công đoạn rất ô nhiễm, độc hại – kể cả nguy cơ nhiễm phóng xạ do nhiều mỏ đất hiếm có các chất phóng xạ (thorium, uranium). Chi phí sản xuất dĩ nhiên càng cao khi xã hội càng đòi hỏi những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân công. Bởi vậy, quy trình sản xuất đất hiếm tại Mỹ và các quốc gia phát triển khác có chi phí lớn, chịu sự kiểm soát gắt gao.
Đây là lỗ hổng để nền sản xuất bẩn bất chấp an toàn và sinh mệnh của dân như Trung Quốc nắm lấy và vươn lên vị trí độc quyền (!)
Trung Quốc bắt đầu khai thác đất hiếm từ những năm 1980 và loại dần các đối thủ do giá thành rẻ mạt của mình bằng cách sẵn sàng hi sinh môi trường và sinh mệnh của người dân, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn gắt gao về môi trường trong sản xuất đất hiếm.
Kết quả là, mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California, Mỹ, buộc phải đóng cửa từ năm 2002. Thế giới ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc. Rất nhan, Trung Quốc cũng có kế hoạch để tăng cường thống trị của mình trên mặt hàng này, bằng cách xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, giá rẻ dùng đất hiếm, song song với tăng giá nguyên liệu - thậm chí ép các nước Tây phương cung cấp công nghệ cao đó, nếu không sẽ khoá ngay nguồn đất hiếm…
Và dù Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường đất hiếm bởi sản xuất bẩn và cạnh tranh bất bình đẳng, nhưng một sự thật là: nếu đất hiếm thực sự hiếm thì giá của nó không thể lên xuống và dao động thất thường như thế suốt gần 2 thập kỷ qua. Theo nguyên tắc thị trường, mặt hàng nào hiếm, cầu cao và bị độc quyền nguồn cung thì giá của nó không co giãn, chỉ kiên định đi lên theo chiều thẳng đứng. Bản chất là, Trung Quốc chỉ độc quyền cao về nguồn cung đất hiếm giá rẻ mà thôi.
Vì đất hiếm không hiếm và cũng vì tính chất chiến lược với an ninh địa chính trị mà mặt hàng này đang đòi hỏi chính quyền Mỹ và các nước Tây phương khởi động lại công nghiệp sản xuất và chế biến đất hiếm, dù sao cũng với một ưu thế nhất định về mặt khoa học và công nghệ từ đầu thập kỷ 2010. Một thông tin từ Đại học Leeds (Anh) cuối năm 2009, cho biết một ê-kip của đại học này, khi nghiên cứu về một quy trình thu hồi oxyd titan (TiO2) từ các phế liệu công nghiệp, đã đồng thời tìm được một phương thức mới để thu hồi các loại đất hiếm có trong đó, một cách đơn giản và ít tốn kém (theo Futura Sciences). Mọi nghiên cứu giúp các nhà sản xuất giảm nhẹ cường độ ô nhiễm và giá thành của công nghệ sản xuất đất hiếm sẽ đẩy nhanh quy trình khởi động lại này…
Bản thân Nhật bản cũng thành lập các viện nghiên cứu và tìm đất hiếm từ đầu thập niên 2010. Cuối năm 2018, mỏ đất hiếm ngoài khơi của Nhật Bản được công bố trên các tạp chí khoa học danh tiếng, với trữ lượng 16 triệu tấn kim loại có giá trị đủ để cả thế giới dùng trong suốt 800 năm tới.
Đương nhiên, sản lượng sản xuất thay thế Trung Quốc và giá thành đất hiếm tăng có thể làm khó ngành công nghệ cao của Mỹ, Nhật và Phương tây trong ngắn hạn. Nhưng nên nhớ, Mỹ từng đi đầu thế giới về sản xuất đất hiếm, Mỹ không thiếu tài nguyên, các trường đại học của Mỹ trong suốt 2 thập kỷ qua vẫn không ngừng nghiên cứu về quy trình sản xuất đất hiếm an toàn và hiệu quả hơn, công ty sản xuất hiếm duy nhất của Mỹ có thể quay lại mở cửa (thực tế họ đã có động thái với Nhà trắng) ngay lập tức. Mỹ và Phương tây nắm trong tay thực quyền về tư bản, công nghệ, quy trình và cả thị trường công bằng hơn cho người bán - người mua và sức khỏe người dân. Đây là điều khác biệt giữa Mỹ, Phương Tây và Trung Quốc - đối thủ thương mại chỉ nắm độc quyền ảo do sản xuất và thương mại bẩn.
Thiết nghĩ nếu người dân Trung Quốc ai ai cũng hiểu sự độc quyền ảo đất hiếm mà họ đang cổ súy, đang tự hào có được là do chính quyền hy sinh chất lượng môi trường mà họ sống, họ có còn hăng hái ca ngợi quyền lực bẩn và ảo này đến thế không?
Ông Trump đã chuẩn bị tất cả cho sự độc lập của Mỹ về đất hiếm, liệu ông Biden có lật ngược nỗ lực này?
Ngày 30/9, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để tăng cường khai thác các khoáng sản quan trọng trong nước, như nguyên tố đất hiếm, để hỗ trợ các công việc khai thác mỏ ở Hoa Kỳ, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngành khai thác mỏ của Hoa Kỳ, và yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét việc thực hiện Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tài trợ cho chế biến khoáng sản nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.
“Chúng tôi sẽ đưa các thợ mỏ của mình trở lại làm việc”, ông Trump nói.
Các cơ quan liên bang cũng sẽ được phép thăm dò và hoạt động để giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong việc nhập khẩu khoáng sản.
“Tổng thống sẽ tiếp tục bảo vệ chuỗi cung ứng nội địa của chúng ta đối với các khoáng sản quan trọng khỏi hành vi săn mồi của Trung Quốc”, một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
Đất hiếm là danh từ chỉ một nhóm 17 loại khoáng chất ít người biết đến và không có chất nào thay thế được chúng.
Năm ngoái, Bộ Quốc phòng đã được Nhà Trắng ra lệnh tăng cường sản xuất nam châm vĩnh cửu từ đất hiếm samarium coban trong nước, vì lo ngại Bắc Kinh có thể hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Loại nam châm này thường được tìm thấy trong tên lửa dẫn đường chính xác, bom thông minh và máy bay phản lực quân sự.
Một tháng sau khi bước vào Nhà trắng, ông Biden nỗ lực đảo ngược mọi chính sách bảo vệ nền kinh tế, việc làm, sự độc lập năng lượng, tài nguyên (đất hiếm) và bảo vệ an ninh quốc gia trước Trung Quốc mà ông Trump đã thành tựu. Với những chính sách bảo vệ an ninh quân sự, quốc gia Mỹ về đất hiếm trước Trung Quốc, không biết ông Biden có sử dụng cái cớ "bảo vệ môi trường" và "chống biến đổi khí hậu" để đảo ngược nó một lần nữa hay không.
© Trà Nguyễn
NTDVN
Nguồn:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t_hi%E1%BA%BFm
- https://www.cnbc.com/2018/04/12/japan-rare-earths-huge-deposit-of-metals-found-in-pacific.html
- http://genk.vn/nghe-chuyen-gia-giai-thich-ve-viec-dat-hiem-khong-he-hiem-nhu-cai-ten-20190527145500776.chn
- https://www.diendan.org/the-gioi/111at-hiem
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét