Alan Dupont, China’s threat to the US makes us a power player. The Australian News
There’s a seminal shift underway in Australia’s relationship with the US based on mutual need and Morrison’s determination to act more forcefully.
Nếu Trung Cộng muốn Mỹ bình thường hóa qua hệ thương mại thì việc đầu tiên phải làm là chấm dứt trò hù dọa kinh tế với Úc, Chính phủ Biden đã nói thẳng với Trung Cộng như thế.
Chính quyền Biden hiểu rằng chính sách đối phó Trung Quốc hữu hiệu nhất cần bắt đầu ở Mỹ. Mỹ phải cứng rắn vơi Trung Quốc và nhắc nhở các đồng minh rằng họ Mỹ là đồng minh chung thủy. Mỹ sẽ lắng nghe đồng minh và tìm mọi cách để bảo vệ đồng minh, và đó là những gì mà Mỹ đã áp dụng với Úc.
Nghĩa là Mỹ đang tập hợp các đồng minh thành một bó đũa, không cho Tập Cận Bình lần lượt bẻ gãy từng chiếc trước khi tung đòn vào Mỹ. Trong chiến lược này thì Úc đang nổi lên như một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Á châu và do đó Úc cần phải vươn lên, khẳng định mình như là một tay chơi quyền lực quốc tế trước Mỹ.
Đó là ý kiến của Giáo sư Alan Dupont trong bài viết “China’s threat to the US makes us a power player” đăng trên tờ The Australian ngày 12.3.2021. Ông Dupont là một chiến lược gia, nguyên là phó tổng thư ký Bộ Quốc phòng, hiện giảng dạy ngành an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales Alan Dupont, là giám đốc điều hành của công ty tư vấn về may rủi chiến lược và chính trị Cognoscenti Group, thành viên nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách Lowy Institute trong lĩnh vực chính sách quốc tế,
Trong tư thế phó tổng thư ký Bộ Quốc phòng, ông Dupoint là cha để của “chiến lược không –hải”, thiết kế những cung tròn đồng tâm mà tâm điểm là thành phố Darwin để xác định mối nguy của Úc: kẻ thù càng gần “tâm” hơn, nước Úc càng cần phải báo động hay hành động. Để ngăn chặn đe dọa, ngoài việc liên minh chặt chẻ với Mỹ như một lá chắn chiến lược, Úc phải xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng làm chủ vùng biển cách bờ ít nhất là 1,000 hải lý. Bên cạnh đó là một lực lượng không quân lớn mạnh, đủ sức để phối hợp với các hạm đội Úc trên vùng biển này. Bất cứ khi nào đối phương ló mặt trong chu vi phòng thủ này, các lực lượng hải-không này sẽ tấn công phủ đầu, ngăn chặn bước quân thù ngay trên mặt biển.
Bây giờ, ông Dupont nhận định là hiện Mỹ cần Úc cũng giống như là Úc cần đến Mỹ, tuy nhiên ông cảnh cáo là nếu Úc “đặt hết các quả trứng chiến lược vào một giỏ” với Mỹ thì việc này cũng không khá hơn là việc trông cậy toàn bộ lợi ích kinh tế của Úc dựa vào quan hệ thương mại với Trung Quốc. Úc không chỉ liên minh chặt chẽ với Mỹ mà còn phải xây dựng quan hệ quốc phòng với Nhật, Nam Hàn và các nước Á châu khác cũng như Âu châu.
Sau đây là những điểm chính mà người viết lược dịch từ viết của GS Dupont.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh duyệt xét lại sự phân bố lực lượng toàn cầu và việc này có thể dẫn đến sự tái phối trí đáng kể lực lượng của Mỹ và gia tăng tài nguyên cho khu vực Thái Bình Dương.
Việc tái duyệt này sẽ nâng tầm quan trọng của Úc như là nhà cung cấp dịch vụ tiếp liệu, bảo trì và huấn luyện, từ đó có thể mở ra cánh cửa để thắt chặt hơn quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Úc.
Điều này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận và làm gia tăng căng thẳng thương mại và chính trị, vốn đưa quan hệ Úc-Trung Quốc xuống mức thấp nhất.
Ông Biden đã thể hiện là ông vẫn tiếp tục đường lối cứng rắn của chính quyền Trump nhưng vói một cung cách bài bản, trong đó các đồng minh và đối tác sẽ phải góp nhiều hơn và đổi lại họ nhận sự hợp tác và đầu tư cùng có lợi.
Điều đó có nghĩa là các đồng minh và đối tác như Úc có khả năng tiếp xúc nhiều hơn tới kỹ thuật cao cấp và lĩnh vực kỹ nghệ quốc phòng của Mỹ, các dự án phát triển chung năng lực quân sự mới và đầu tư trực tiếp của Mỹ vào cơ sở hạ tầng, các dự án khai thá với các nguyên liệu quan trọng hco quốc phòng.
Trở ngại của Biden là, trong khi các đồng minh đáng tin cậy là yếu tố quyết định, con số này lại không nhiề. , Không có nhiều quốc gia như Úc với vị trí chiến lược và có thể khai triển các hệ thống phòng thủ tối tân, tương hợp với hệ thống của Mỹ và hỗ trợ lực lượng được phân tán theo nhóm nhỏ hơn và linh hoạt hơn như Úc.
Những khó khăn trong việc duy trì các căn cứ quân sự đầy tốn kém ở nước ngoài cùng những tranh cãi chính trị đã khiến làm sáng giá các vị trí mà quân đội Mỹ có thể luân phiên bố trì lực lượng quan trong cho các chương trìn tiếp liệu và huấn luyện, đồng thời có thế xuất quân từ vị trí trú ẩn an toàn một khi khủng hoảng xảy ra, đòi hỏi sự đáp trả về quân sự.
Nhìn qua lăng kính này thì càng ngày Úc càng trở thàn một điểm đến hấp dẫn. Đó là lý do chính quyền Biden đang gia tăng các chuyến thăm của chiến hạm và phi cơ, đồng thời xem xét việc chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng quốc phòng, đặc biệt là Bắc Úc.
Mỹ đã cam kết xây dựng một kho dự trữ nhiên liệu quân sự chiến lược trị giá hàng triệu Mỹ kim nhưng vận hành với tính cách thương mại tại Darwin mà các lực lượng Mỹ và Úc đều có thể cùng sử dụng.
Mỹ cũng đang tài trợ cho một cơ sở chế biến đất hiếm ở tiểu Texas do công ty Lynas của Úc xây dựng và vận hành. Cơ sở ở Texas sẽ sản xuất các loại đất hiếm chuyên sử dụng cho mục đích quân sự.
Đô đốc Philip Davidson, nhà chỉ huy đầy ảnh hưởng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã đệ trình một phúc trình lên Quốc hội Mỹ nhằm gợi ý về kết quả duyệt xét sự phân bố lực lượng Mỹ trên toàn cầu, cho thấy nhiều khả năng Mỹ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các thiết bị và cơ sở vật chất mà Úc có đủ khả năng cung cấp và hỗ trợ.
Phúc trình kêu gọi khoản đầu tư lên đến 27 tỷ Mỹ kim trong 5 năm tới cho các hỏa tiễn di động, hệ thống radar, trung tâm , trung tâm chia sẻ thông tin tình báo, kho tiếp nhiên liệu, khu thử nghiệm và các cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác.
Theo phúc trình, số tiền đầu tư này là cần thiết để thuyết phục các đối thủ tiềm tàng rằng bất kỳ hành động quân sự phủ đầu nào sẽ là quá tốn kém và có khả năng thất bại cao, ngầm nhắc đến ý đồ của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Một yêu cầu trước đó từ Đô đốc Davidson đã dẫn đến việc thành lập Sáng kiến phòng thủ Thái Bình Dương (Pacific Defence Initiative PDI), được sự ủng hộ lưởng đảng vài năm 2020. PDI có thể là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi nếu Mỹ có đủ kinh phí để thực hiện đề nghị việc phát triển “các cảng và sân bay viễn chinh”, ám chỉ các cơ sở cho phép Mỹ khai triển sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương từ những địa điểm ít bị tấn công bởi hỏa tiễn và hạm đội đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Rõ ràng, Darwin của Úc là vị trí có khả năng được chọn lựa nhất vì có vị trí gần châu Á, bất kể hạ tầng quân sự tại đây cần được nâng cấp đáng kể để đáp ứng nhu cầu mới.
Liệu ông Biden có thể tiếp tục chiến lược xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama? Chiến lược xoay trục hứa hẹn nhiều điều nhưng không đem lại kết quả thực sự, trong khi lại tạo khoảng thời gian quý báu để Tập Cận Bình củng cố quyền kiểm soát Biển Đông và đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường quân sự.
Nhiều nhà phân tích quốc phòng giàu kinh nghiệm cho rằng cán cân lực lượng ở Tây Thái Bình Dương đang thay đổi theo hướng có lợi cho Quân đội Trung Quốc (PLA). Kể từ năm 2015, PLA đã tăng gấp đôi số lượng tàu vận tải và máy bay trong đội ngũ, mở rộng phạm vi chiến lược tới các khu vực xa xôi nhất của Đông Nam Á. Trung Quốc cũng tiếp tục sản xuất nhiều vũ khí hiện đại hơn Mỹ và dự kiến tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 6.8% một năm và mức tăng của chi tiêu quốc phòng trong năm ngoái cao hơn toàn bộ Á châu cộng lại (không kể nước Nga).
Thay vì dùng năng lực của mình để chiến đấu và thắng cả hai cuộc chiến trong cùng một lúc, như tài liệu Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ sẽ cần dùng toàn lực chỉ để đối phó với Trung Quốc. Thực tế này, cùng với căng thẳng tài chính đang đối mặt với chính quyền Biden, mối quan hệ chiến lược với Úc đã được nâng tầm giá trị về cả kinh tế và chiến lược của, mà gần đây (Úc) được Biden mô tả là “mỏ neo của hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Trên phương diện lịch sử, chúng ta là một đồng minh trung thành nhưng lại ít có tiếng nói, thể hiện sự thiếu cân đối quyền lực rành rành với Mỹ. Những người phản đối liên minh coi đây là sự lệ thuộc chính sách quốc phòng và đối ngoại vào Mỹ.
Nhưng những lời chỉ trích như vậy đã bỏ qua sự thay đổi rõ ràng trong mối quan hệ chiến lược giữa Úc và Mỹ theo hướng bình đẳng hơn, dựa trên nhu cầu chung và quyết tâm của chính quyền Morrison hành động mạnh mẽ hơn để khẳng định lợi ích quốc gia. Họ chỉ ra những bằng chứng như điệp khúc của Harold Holt rằng Úc đi theo “LBJ (Lyndon Johnson) trên mọi cung đường” và sự sốt sắng của John Howard khi tự gọi Úc là “phó cảnh sát trưởng”.
Cả hai nhãn hiệu này được nêu ra trong các cuộcc tranh luận về chính sách quốc phòng của Úc và bây giờ đang vang vọng trong các lời chỉ trích chua cay của Trung Quốc với chúng ta.
Những lời phê bình trên đã bỏ qua sự thay đổi trong quan hệ chiến lược với Mỹ để hướng tới một quan hệ bình đẳng hơn dựa trên sự trông cậy lẫn nhau, và quyết tâm của chính quyền trong những hành động mạnh bạo để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Điều này được thúc đẩy bởi tinh thần dân tộc chủ nghĩa từ chủ nghĩa đơn phương “Nước Mỹ trước hết” của cựu Tổng thống Trump, ảnh hưởng kinh tế và quân sự gia tăng của Úc và lo ngại về tình trạng ngày càng xấu đi cua môi trường an ninh khu vực.
Sự thay đổi quan trọng là nước Mỹ của Biden cần đến chúng ta bao nhiêu thì chúng ta cũng cần nước Mỹ bấy nhiêu, tương ứng với sự phụ thuộc truyền thồng vào “những người bạn vĩ đại và mạnh mẽ”. Đây là bằng chứng cho sự suy thoái tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy của Úc với như là một cường quốc hạng trung. Đó cũng là hệ quả tất yếu từ việc Biden tập trung trở lại vào châu Á và khao khát những đồng minh đáng tin cậy, có năng lực trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất mà Mỹ từng đối phó.
Sự phụ thuộc vào nhau tạo nên mối quan hệ đối tác bình đẳng hơn, giúp chúng ta có thêm đòn bẩy đối với chính sách của Mỹ về các vấn đề trọng tâm đối với lợi ích và an ninh của mình.
Chúng ta nên sử dụng động lực này để định hình quá trình đánh giá tư thế lực lượng Mỹ trên toàn cầu, PDI, chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ và ưu tiên của Biden đoàn kết các nền dân chủ.
Đây là một nhiệm vụ cao cả mặc dù đầy thách thức, đòi hỏi chúng ta có khả năng ngăn chặn hoặc buộc bất kỳ quốc gia nào muốn làm tổn hại chúng ta phải trả giá lớn cho hành động này.
Điều này sẽ đòi hỏi một sức mạnh cứng vượt quá khả năng của Úc, với tư cách là một quốc gia 25 triệu dân, mà không cần tăng gấp đôi hoặc gấp ba ngân sách quốc phòng vốn đã tiêu tốn 42 tỷ Úc kim một năm (khoảng 32,5 tỷ USD).
Hợp tác với Mỹ để cùng huấn luyện, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng trên lãnh thổ chúng ta, chia sẻ chi phí thiết bị đắt tiền, đầu tư vào các năng lực chung và hợp tác tình báo hiện nay có tầm quan trọng hơn bao giờ hết trong lịch sử liên minh hai nước.
Hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ không phải là không có rủi ro. Sự liên kết giữa hai nước càng chặt chẽ, thì Úc càng có khả năng trở thành mục tiêu cho những phản ứng giận dữ và sự trả đũa thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc. Căng thẳng có thể leo thang lên một mứ độ mới nếu Úc tham gia các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và tàu chiến của nước này áp sát gần các đảo tranh chấp mà Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa tại Biển Đông.
Rủi ro lớn nhất sẽ là cùng Mỹ hỗ trợ quân sự cho Đài Loan nếu Tập Cận Bình quyết định dùng vũ lực chiếm lấy hòn đảo dân chủ này. Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách đe dọa nhắm vào các cảng, sân bay và cơ sở quốc phòng ở Bắc Úc.
Trong Chiến tranh Lạnh, đã có lập luận rằng nên đóng cửa cơ sở quốc phòng cho liên minh tại Pine Gap thuộc lãnh thổ Bắc Úc vì cơ sở này khiến Úc trở thành mục tiêu trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô. Ý kiến này đã bỏ qua thông tin tình báo có giá trị mà cơ sở này cung cấp và vai trò quan trọng của nó trong việc kiểm soát vũ khí và cảnh báo sớm về một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo.
Những lựa chọn chiến lược về sức mạnh cứng hiếm khi không có rủi ro. Việc Úc có thể trở thành mục tiêu không phải là lý do để không bảo vệ đất nước. Ngược lại, đó là lý do đầy sức thuyết phục để khiến Úc trở nên mạnh mẽ hơn chứ không phải yếu hơn – một logic chiến lược thúc đẩy chính sách quốc phòng của hầu hết các quốc gia.
Điều này chắc chắn thúc đẩy Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, vốn tôn trọng sức mạnh chứ không phải sự yếu Ngược lại, đó là lý do đầy sức thuyết phục để khiến Úc trở nên mạnh mẽ hơn chứ không phải yếu hơn – một logic chiến lược thúc đẩy chính sách quốc phòng của hầu hết các quốc gia.
Điều này chắc chắn thúc đẩy Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, vốn tôn trọng sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối.
Chuẩn bị cho điều xấu nhất, trong khi hy vọng điều tốt nhất, đã là nguyên tắc chỉ đạo cho việc hoạch định chính sách quốc phòng của Úc kể từ khi liên bang Úc hình thành và là chính sách được tất cả các đảng phái chính trị chính ủng hộ.
Các quốc gia không tự bảo vệ lợi ích và nhượng bộ trước các mối đe dọa sẽ chỉ có hai lựa chọn: thất bại hoặc bất lực!
Nhưng việc để toàn bộ các lợi ích chiến lược của Úc phụ thuộc vào chính sách của Mỹ cũng nguy hiểm như việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất cảng là Trung Quốc.
Điều này chỉ thúc đẩy thái độ tự mãn và phụ thuộc vào một nhà cung cấp an ninh duy nhất. Như trong thương mại, đa dạng hóa là chìa khóa cho khả năng chống chịu về mặt quốc phòng.
Để trở thành một liên minh thực sự, Úc cần phải hợp tác nhiều hơn với Nhật và Nam Hàn, đồng thời đưa Úc trở thành một đối tác đáng tin cậy, có khả năng cung cấp vị trí thuận lợi và dịch vụ quốc phòng cho các đối tác chiến lược khác, trong đó có Ấn Độ, Pháp, Đức, Anh, Indonesia và Singapore.
Mỗi quốc gia như vậy đều có quan điểm địa chính trị, năng lực và nhu cầu quốc phòng khác nhau nhưng hầu hết đều hoan nghênh cơ hội đào tạo và huấn luyện thường xuyên hơn trên các khu vực đào tạo độc đáo của Úc – đặc biệt nếu những khu vực này được nâng cấp về mặt kỹ thuật để đạt tiêu chuẩn thế giới.
Lực lượng Phòng vệ Nhật đã bị hạn chế trong khả năng tiếp xúc các khu vực huấn luyện do mật độ dân số cao và không gian dành cho huấn luyện quốc phòng bị thu hẹp.
Một nửa trong số 13 phi đội máy bay chiến đấu của Nhật sử dụng máy bay F-35 giống như của Úc, nhưng Nhật thiếu khu vực để thực hành huấn luyện chiến đấu nâng cao.
Hầu hết các quốc gia khác đều phải đối mặt với những hạn chế tương tự, không giống như Úc.
Sự xuất hiện của Bộ tứ (Quad) và việc nâng tầm quan hệ Úc-Ấn thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có nghĩa là đã đến lúc xem xét các quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Ấn Độ.
Pháp đang đóng các tàu ngầm cho Úc, đồng thời có sự hiện diện quân sự đáng kể trong khu vực và trước đó đã điều một tàu sân bay đến khu vực Thái Bình Dương.
Đức cũng muốn khai triển một tàu khu trục nhỏ tới khu vực để tham gia huấn luyện và thể hiện sự quan tâm đối với khu vực.
Anh đã tăng đáng kể ngân sách quốc phòng và hiện là nước có chi tiêu quốc phòng lớn thứ tư thế giới.
Về chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới, Pháp thứ 6, Đức thứ 7 và Nhật thứ 8. Khi tập hợp sức mạnh, các nước này đại diện cho một liên minh hùng mạnh gồm các quốc gia chung quan điểm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson muốn “mở rộng ảnh hưởng của Anh” trên toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Ông dự định sẽ điều mẫu hạm Nữ hoàng Elizabeth mới đến Thái Bình Dương vào cuối năm 2021 để cùng Úc tham gia các cuộc tập trận đa quốc nhằm thể hiện quyết tâm của các nền dân chủ cùng nhau đẩy lùi việc Trung Quốc dần thôn tính Biển Đông và biển Hoa Đông.
Mẫu hạm Nữ hoàng Elizabeth sẽ mang theo phiên bản sử dụng trên biển của máy bay chiến đấu F-35 mà Úc cũng sở hữu, cùng với một phi đội máy bay và trực thăng tuần tra hàng hải.
Tất cả các tàu chiến và máy bay này đều cần phải được tiếp nhiên liệu, tiếp tế và bảo trì. Nếu Tổng thống Biden tán thành quyết định của cựu Tổng thống Trump về việc khôi phục Hạm đội 1 của Mỹ để giúp đảm bảo an ninh cho vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Úc sẽ là quốc gia có vị trí lý tưởng tại châu Á cho 6 trong số 8 lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Điều đó sẽ củng cố vị thế của Úc, cả trên kỹ nghệ quốc phòng và nền an ninh quốc gia.
Việc tái duyệt này sẽ nâng tầm quan trọng của Úc như là nhà cung cấp dịch vụ tiếp liệu, bảo trì và huấn luyện, từ đó có thể mở ra cánh cửa để thắt chặt hơn quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Úc.
Điều này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận và làm gia tăng căng thẳng thương mại và chính trị, vốn đưa quan hệ Úc-Trung Quốc xuống mức thấp nhất.
Ông Biden đã thể hiện là ông vẫn tiếp tục đường lối cứng rắn của chính quyền Trump nhưng vói một cung cách bài bản, trong đó các đồng minh và đối tác sẽ phải góp nhiều hơn và đổi lại họ nhận sự hợp tác và đầu tư cùng có lợi.
Điều đó có nghĩa là các đồng minh và đối tác như Úc có khả năng tiếp xúc nhiều hơn tới kỹ thuật cao cấp và lĩnh vực kỹ nghệ quốc phòng của Mỹ, các dự án phát triển chung năng lực quân sự mới và đầu tư trực tiếp của Mỹ vào cơ sở hạ tầng, các dự án khai thá với các nguyên liệu quan trọng hco quốc phòng.
Trở ngại của Biden là, trong khi các đồng minh đáng tin cậy là yếu tố quyết định, con số này lại không nhiề. , Không có nhiều quốc gia như Úc với vị trí chiến lược và có thể khai triển các hệ thống phòng thủ tối tân, tương hợp với hệ thống của Mỹ và hỗ trợ lực lượng được phân tán theo nhóm nhỏ hơn và linh hoạt hơn như Úc.
Những khó khăn trong việc duy trì các căn cứ quân sự đầy tốn kém ở nước ngoài cùng những tranh cãi chính trị đã khiến làm sáng giá các vị trí mà quân đội Mỹ có thể luân phiên bố trì lực lượng quan trong cho các chương trìn tiếp liệu và huấn luyện, đồng thời có thế xuất quân từ vị trí trú ẩn an toàn một khi khủng hoảng xảy ra, đòi hỏi sự đáp trả về quân sự.
Nhìn qua lăng kính này thì càng ngày Úc càng trở thàn một điểm đến hấp dẫn. Đó là lý do chính quyền Biden đang gia tăng các chuyến thăm của chiến hạm và phi cơ, đồng thời xem xét việc chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng quốc phòng, đặc biệt là Bắc Úc.
Mỹ đã cam kết xây dựng một kho dự trữ nhiên liệu quân sự chiến lược trị giá hàng triệu Mỹ kim nhưng vận hành với tính cách thương mại tại Darwin mà các lực lượng Mỹ và Úc đều có thể cùng sử dụng.
Mỹ cũng đang tài trợ cho một cơ sở chế biến đất hiếm ở tiểu Texas do công ty Lynas của Úc xây dựng và vận hành. Cơ sở ở Texas sẽ sản xuất các loại đất hiếm chuyên sử dụng cho mục đích quân sự.
Đô đốc Philip Davidson, nhà chỉ huy đầy ảnh hưởng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã đệ trình một phúc trình lên Quốc hội Mỹ nhằm gợi ý về kết quả duyệt xét sự phân bố lực lượng Mỹ trên toàn cầu, cho thấy nhiều khả năng Mỹ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các thiết bị và cơ sở vật chất mà Úc có đủ khả năng cung cấp và hỗ trợ.
Phúc trình kêu gọi khoản đầu tư lên đến 27 tỷ Mỹ kim trong 5 năm tới cho các hỏa tiễn di động, hệ thống radar, trung tâm , trung tâm chia sẻ thông tin tình báo, kho tiếp nhiên liệu, khu thử nghiệm và các cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác.
Theo phúc trình, số tiền đầu tư này là cần thiết để thuyết phục các đối thủ tiềm tàng rằng bất kỳ hành động quân sự phủ đầu nào sẽ là quá tốn kém và có khả năng thất bại cao, ngầm nhắc đến ý đồ của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Một yêu cầu trước đó từ Đô đốc Davidson đã dẫn đến việc thành lập Sáng kiến phòng thủ Thái Bình Dương (Pacific Defence Initiative PDI), được sự ủng hộ lưởng đảng vài năm 2020. PDI có thể là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi nếu Mỹ có đủ kinh phí để thực hiện đề nghị việc phát triển “các cảng và sân bay viễn chinh”, ám chỉ các cơ sở cho phép Mỹ khai triển sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương từ những địa điểm ít bị tấn công bởi hỏa tiễn và hạm đội đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Rõ ràng, Darwin của Úc là vị trí có khả năng được chọn lựa nhất vì có vị trí gần châu Á, bất kể hạ tầng quân sự tại đây cần được nâng cấp đáng kể để đáp ứng nhu cầu mới.
Liệu ông Biden có thể tiếp tục chiến lược xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama? Chiến lược xoay trục hứa hẹn nhiều điều nhưng không đem lại kết quả thực sự, trong khi lại tạo khoảng thời gian quý báu để Tập Cận Bình củng cố quyền kiểm soát Biển Đông và đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường quân sự.
Nhiều nhà phân tích quốc phòng giàu kinh nghiệm cho rằng cán cân lực lượng ở Tây Thái Bình Dương đang thay đổi theo hướng có lợi cho Quân đội Trung Quốc (PLA). Kể từ năm 2015, PLA đã tăng gấp đôi số lượng tàu vận tải và máy bay trong đội ngũ, mở rộng phạm vi chiến lược tới các khu vực xa xôi nhất của Đông Nam Á. Trung Quốc cũng tiếp tục sản xuất nhiều vũ khí hiện đại hơn Mỹ và dự kiến tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 6.8% một năm và mức tăng của chi tiêu quốc phòng trong năm ngoái cao hơn toàn bộ Á châu cộng lại (không kể nước Nga).
Thay vì dùng năng lực của mình để chiến đấu và thắng cả hai cuộc chiến trong cùng một lúc, như tài liệu Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ sẽ cần dùng toàn lực chỉ để đối phó với Trung Quốc. Thực tế này, cùng với căng thẳng tài chính đang đối mặt với chính quyền Biden, mối quan hệ chiến lược với Úc đã được nâng tầm giá trị về cả kinh tế và chiến lược của, mà gần đây (Úc) được Biden mô tả là “mỏ neo của hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Trên phương diện lịch sử, chúng ta là một đồng minh trung thành nhưng lại ít có tiếng nói, thể hiện sự thiếu cân đối quyền lực rành rành với Mỹ. Những người phản đối liên minh coi đây là sự lệ thuộc chính sách quốc phòng và đối ngoại vào Mỹ.
Nhưng những lời chỉ trích như vậy đã bỏ qua sự thay đổi rõ ràng trong mối quan hệ chiến lược giữa Úc và Mỹ theo hướng bình đẳng hơn, dựa trên nhu cầu chung và quyết tâm của chính quyền Morrison hành động mạnh mẽ hơn để khẳng định lợi ích quốc gia. Họ chỉ ra những bằng chứng như điệp khúc của Harold Holt rằng Úc đi theo “LBJ (Lyndon Johnson) trên mọi cung đường” và sự sốt sắng của John Howard khi tự gọi Úc là “phó cảnh sát trưởng”.
Cả hai nhãn hiệu này được nêu ra trong các cuộcc tranh luận về chính sách quốc phòng của Úc và bây giờ đang vang vọng trong các lời chỉ trích chua cay của Trung Quốc với chúng ta.
Những lời phê bình trên đã bỏ qua sự thay đổi trong quan hệ chiến lược với Mỹ để hướng tới một quan hệ bình đẳng hơn dựa trên sự trông cậy lẫn nhau, và quyết tâm của chính quyền trong những hành động mạnh bạo để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Điều này được thúc đẩy bởi tinh thần dân tộc chủ nghĩa từ chủ nghĩa đơn phương “Nước Mỹ trước hết” của cựu Tổng thống Trump, ảnh hưởng kinh tế và quân sự gia tăng của Úc và lo ngại về tình trạng ngày càng xấu đi cua môi trường an ninh khu vực.
Sự thay đổi quan trọng là nước Mỹ của Biden cần đến chúng ta bao nhiêu thì chúng ta cũng cần nước Mỹ bấy nhiêu, tương ứng với sự phụ thuộc truyền thồng vào “những người bạn vĩ đại và mạnh mẽ”. Đây là bằng chứng cho sự suy thoái tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy của Úc với như là một cường quốc hạng trung. Đó cũng là hệ quả tất yếu từ việc Biden tập trung trở lại vào châu Á và khao khát những đồng minh đáng tin cậy, có năng lực trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất mà Mỹ từng đối phó.
Sự phụ thuộc vào nhau tạo nên mối quan hệ đối tác bình đẳng hơn, giúp chúng ta có thêm đòn bẩy đối với chính sách của Mỹ về các vấn đề trọng tâm đối với lợi ích và an ninh của mình.
Chúng ta nên sử dụng động lực này để định hình quá trình đánh giá tư thế lực lượng Mỹ trên toàn cầu, PDI, chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ và ưu tiên của Biden đoàn kết các nền dân chủ.
Đây là một nhiệm vụ cao cả mặc dù đầy thách thức, đòi hỏi chúng ta có khả năng ngăn chặn hoặc buộc bất kỳ quốc gia nào muốn làm tổn hại chúng ta phải trả giá lớn cho hành động này.
Điều này sẽ đòi hỏi một sức mạnh cứng vượt quá khả năng của Úc, với tư cách là một quốc gia 25 triệu dân, mà không cần tăng gấp đôi hoặc gấp ba ngân sách quốc phòng vốn đã tiêu tốn 42 tỷ Úc kim một năm (khoảng 32,5 tỷ USD).
Hợp tác với Mỹ để cùng huấn luyện, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng trên lãnh thổ chúng ta, chia sẻ chi phí thiết bị đắt tiền, đầu tư vào các năng lực chung và hợp tác tình báo hiện nay có tầm quan trọng hơn bao giờ hết trong lịch sử liên minh hai nước.
Hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ không phải là không có rủi ro. Sự liên kết giữa hai nước càng chặt chẽ, thì Úc càng có khả năng trở thành mục tiêu cho những phản ứng giận dữ và sự trả đũa thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc. Căng thẳng có thể leo thang lên một mứ độ mới nếu Úc tham gia các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và tàu chiến của nước này áp sát gần các đảo tranh chấp mà Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa tại Biển Đông.
Rủi ro lớn nhất sẽ là cùng Mỹ hỗ trợ quân sự cho Đài Loan nếu Tập Cận Bình quyết định dùng vũ lực chiếm lấy hòn đảo dân chủ này. Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách đe dọa nhắm vào các cảng, sân bay và cơ sở quốc phòng ở Bắc Úc.
Trong Chiến tranh Lạnh, đã có lập luận rằng nên đóng cửa cơ sở quốc phòng cho liên minh tại Pine Gap thuộc lãnh thổ Bắc Úc vì cơ sở này khiến Úc trở thành mục tiêu trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô. Ý kiến này đã bỏ qua thông tin tình báo có giá trị mà cơ sở này cung cấp và vai trò quan trọng của nó trong việc kiểm soát vũ khí và cảnh báo sớm về một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo.
Những lựa chọn chiến lược về sức mạnh cứng hiếm khi không có rủi ro. Việc Úc có thể trở thành mục tiêu không phải là lý do để không bảo vệ đất nước. Ngược lại, đó là lý do đầy sức thuyết phục để khiến Úc trở nên mạnh mẽ hơn chứ không phải yếu hơn – một logic chiến lược thúc đẩy chính sách quốc phòng của hầu hết các quốc gia.
Điều này chắc chắn thúc đẩy Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, vốn tôn trọng sức mạnh chứ không phải sự yếu Ngược lại, đó là lý do đầy sức thuyết phục để khiến Úc trở nên mạnh mẽ hơn chứ không phải yếu hơn – một logic chiến lược thúc đẩy chính sách quốc phòng của hầu hết các quốc gia.
Điều này chắc chắn thúc đẩy Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, vốn tôn trọng sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối.
Chuẩn bị cho điều xấu nhất, trong khi hy vọng điều tốt nhất, đã là nguyên tắc chỉ đạo cho việc hoạch định chính sách quốc phòng của Úc kể từ khi liên bang Úc hình thành và là chính sách được tất cả các đảng phái chính trị chính ủng hộ.
Các quốc gia không tự bảo vệ lợi ích và nhượng bộ trước các mối đe dọa sẽ chỉ có hai lựa chọn: thất bại hoặc bất lực!
Nhưng việc để toàn bộ các lợi ích chiến lược của Úc phụ thuộc vào chính sách của Mỹ cũng nguy hiểm như việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất cảng là Trung Quốc.
Điều này chỉ thúc đẩy thái độ tự mãn và phụ thuộc vào một nhà cung cấp an ninh duy nhất. Như trong thương mại, đa dạng hóa là chìa khóa cho khả năng chống chịu về mặt quốc phòng.
Để trở thành một liên minh thực sự, Úc cần phải hợp tác nhiều hơn với Nhật và Nam Hàn, đồng thời đưa Úc trở thành một đối tác đáng tin cậy, có khả năng cung cấp vị trí thuận lợi và dịch vụ quốc phòng cho các đối tác chiến lược khác, trong đó có Ấn Độ, Pháp, Đức, Anh, Indonesia và Singapore.
Mỗi quốc gia như vậy đều có quan điểm địa chính trị, năng lực và nhu cầu quốc phòng khác nhau nhưng hầu hết đều hoan nghênh cơ hội đào tạo và huấn luyện thường xuyên hơn trên các khu vực đào tạo độc đáo của Úc – đặc biệt nếu những khu vực này được nâng cấp về mặt kỹ thuật để đạt tiêu chuẩn thế giới.
Lực lượng Phòng vệ Nhật đã bị hạn chế trong khả năng tiếp xúc các khu vực huấn luyện do mật độ dân số cao và không gian dành cho huấn luyện quốc phòng bị thu hẹp.
Một nửa trong số 13 phi đội máy bay chiến đấu của Nhật sử dụng máy bay F-35 giống như của Úc, nhưng Nhật thiếu khu vực để thực hành huấn luyện chiến đấu nâng cao.
Hầu hết các quốc gia khác đều phải đối mặt với những hạn chế tương tự, không giống như Úc.
Sự xuất hiện của Bộ tứ (Quad) và việc nâng tầm quan hệ Úc-Ấn thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có nghĩa là đã đến lúc xem xét các quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Ấn Độ.
Pháp đang đóng các tàu ngầm cho Úc, đồng thời có sự hiện diện quân sự đáng kể trong khu vực và trước đó đã điều một tàu sân bay đến khu vực Thái Bình Dương.
Đức cũng muốn khai triển một tàu khu trục nhỏ tới khu vực để tham gia huấn luyện và thể hiện sự quan tâm đối với khu vực.
Anh đã tăng đáng kể ngân sách quốc phòng và hiện là nước có chi tiêu quốc phòng lớn thứ tư thế giới.
Về chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới, Pháp thứ 6, Đức thứ 7 và Nhật thứ 8. Khi tập hợp sức mạnh, các nước này đại diện cho một liên minh hùng mạnh gồm các quốc gia chung quan điểm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson muốn “mở rộng ảnh hưởng của Anh” trên toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Ông dự định sẽ điều mẫu hạm Nữ hoàng Elizabeth mới đến Thái Bình Dương vào cuối năm 2021 để cùng Úc tham gia các cuộc tập trận đa quốc nhằm thể hiện quyết tâm của các nền dân chủ cùng nhau đẩy lùi việc Trung Quốc dần thôn tính Biển Đông và biển Hoa Đông.
Mẫu hạm Nữ hoàng Elizabeth sẽ mang theo phiên bản sử dụng trên biển của máy bay chiến đấu F-35 mà Úc cũng sở hữu, cùng với một phi đội máy bay và trực thăng tuần tra hàng hải.
Tất cả các tàu chiến và máy bay này đều cần phải được tiếp nhiên liệu, tiếp tế và bảo trì. Nếu Tổng thống Biden tán thành quyết định của cựu Tổng thống Trump về việc khôi phục Hạm đội 1 của Mỹ để giúp đảm bảo an ninh cho vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Úc sẽ là quốc gia có vị trí lý tưởng tại châu Á cho 6 trong số 8 lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Điều đó sẽ củng cố vị thế của Úc, cả trên kỹ nghệ quốc phòng và nền an ninh quốc gia.
© Phạm Đức Đồng Hùng biên dịch
Việt Luân
Nguồn: Alan Dupont, China’s threat to the US makes us a power player. The Australian News
There’s a seminal shift underway in Australia’s relationship with the US based on mutual need and Morrison’s determination to act more forcefully.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét