Lần đầu tiên tại các nước Cộng sản: Ủy viên Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Lần đầu tiên tại các nước Cộng sản: Ủy viên Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ


Nguyễn Thiện Nhân sau khi được Hội nghị Trung ương 7 khóa 11 bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN đã trở thành vị lãnh đạo Cộng sản đầu tiên có chân trong Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ trong chương trình học bổng Fulbright. Chuyện này chưa từng xảy ra tại các nước Cộng sản.

Ông Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh Wikipedia
Kể từ Liên Xô, CH Dân chủ Đức tới anh cộng sản cấp tiến như Hungary, Ba Lan rồi qua các nước Cộng sản phong kiến biến dạng như Triều Tiên, Trung Quốc, chưa có vị nào Ủy viên Bộ Chính trị được đào tạo tại phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Trong hồ sơ của tổ chức – an ninh, chương trình Fulbright đồng nghĩa với “diễn biến hòa bình” – (Chỉ thị 34-CT/TW 2009 của Đảng về chống diễn biến hòa bình).

Do vậy, từ lâu việc cất nhắc anh Nhân gặp không ít trở ngại. Anh Nhân lẽ ra đã vào Bộ Chính trị và thay anh Phạm Gia Khiêm từ sớm song do cái mác Fulbright nên người ta đã dè dặt.

Hồi mới từ Sài Gòn ra Bộ Giáo dục thay anh Nguyễn Minh Hiển, anh Nhân khiến cả bộ máy quan liêu cồng kềnh, trì trệ của 49 Đại Cồ Việt lao đao. Anh tung ra “ba không”. Anh nhấc bổng thày Đỗ Việt Khoa lên trời xanh. Anh có mặt tại Bộ lúc 7h30 sáng (may ra mới có chị lao công bắt đầu làm việc), 12h kém 5 phút trưa (giờ mà chỉ tìm thấy quan chức ở nhà hàng và quán bia), anh cho thư ký gọi điện tới các Vụ trưởng, Vụ phó đốc thúc công việc. Mới 1h chiều, đích thân anh sục vào từng Cục, Vụ kiểm tra.

Sau 1 tháng anh Nhân ra Bộ, các bác Cục, Vụ trưởng, Vụ phó khỏi phải đi đánh bóng mà vẫn sụt ký đều đều. Có điều huyết áp thì vùn vụt tăng vì không được vùi mình vào những giấc ngủ trưa ngon lành sau khi đã được “đối tác” chăm sóc bằng những bữa chén đẫy với phong bì nặng túi.

Anh Nhân đi công tác không mang theo thư ký. Tiếp các đại sứ, các chuyên gia dự án, anh không dùng phiên dịch. Họp hành, anh chú ý lắng nghe, cho ý kiến chỉ đạo rất mạch lạc, làm việc thì chi tiết chứ không đại khái qua loa như bác Hiển tiền nhiệm.

Có điều, càng làm ở Hà Nội lâu, càng lên cao anh càng mắc chứng quên.

Đầu tiên là nhân vật dấu ấn mà chính anh dựng lên – thày Khoa. Sự nghiệp “ba không” của anh Nhân càng được tung hê thì thày Khoa càng bị đánh cho bầm dập, tơi tả và càng bị rơi vào quên lãng (lưu ý là vài ngày trước khi anh Nhân vào Bộ Chính trị thì cũng là ngày thày Khoa bị an ninh túm vào đồn Công an ở Thường Tín, Hà Nội). Hiệu quả “ba không” của anh Nhân đến nay thế nào thì cả nước đã rõ. Giáo dục nay thối hơn c…t, nhiều nhà giáo phải than như vậy.

Anh Nhân chọn cách giả điếc.

Lên Phó Thủ tướng phụ trách cả mảng y tế, biết bao chỉ đạo của anh về thuốc, về điều trị về y đức đều rơi vào “ba không”. Anh càng chỉ đạo, y tế càng bê bết. Anh cũng lại chọn cách hứa hão giống anh Triệu hoặc chọn cách quên cho nhẹ đầu, để cho con đường phía trước được hanh thông.

Một người từng làm việc sát cánh với anh Nhân, nghe tin anh vào Bộ Chính trị, than rằng: anh Nhân trí tuệ thật, nhưng giá như khắc phục được chứng “điếc” và “quên” thì dân được nhờ lắm lắm.

© Cầu Nhật Tân
Theo blog Cầu Nhật Tân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad