|
Liên quan đến lãnh vực giáo dục, mới đây, 1 video clip về thầy trò đánh nhau trong lớp học ở Bình Định gây xôn xao dư luận. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt” không những đã lỗi thời mà còn phản tác dụng? Và khi trò đánh trả lại giáo viên thì đạo đức học đường đang trôi về đâu?
∇ Nghe tường trình
|
Các tin liên quan |
“Lúc mà bị dồn vào đường cùng, đâu còn suy nghĩ là sẽ đi cầu cứu ai mà phải tự giúp bản thân mình thôi. Mình là học sinh đi lên mét với giám thị về thầy cô thì chưa chắc gì họ giải quyết cho mình. Đó chỉ là phản xạ tự nhiên, có người đánh mình thì mình đánh lại là chuyện bình thường”.
Người thầy giống như người cha, người chú thì không thể dùng nấm đấm để dạy mà đứng trên bục giảng thì lại càng không.
-Một phụ huynh
|
Còn dưới góc độ của phụ huynh, họ có cho rằng con mình sai trật trong hoàn cảnh tương tự hay không? Một phụ huynh lên tiếng:
“Phụ huynh coi video đó thì rất bức xúc. Bức xúc là do thầy giáo đánh học trò như vậy, tức là đã vi phạm nội quy mô phạm rồi. Tại vì thầy giáo sai trước rồi học trò mới sai. Chuyện học sinh làm ồn trong giờ học hay là gì đó… không nghe giảng bài thì người thầy phải tìm phương pháp sư phạm để dạy dỗ học sinh. Là phụ huynh tôi thấy con tôi không sai gì hết. Tui đồng ý là ‘tiên học lễ, hậu học văn’ nhưng giáo viên dùng nấm đấm để dạy thì con tôi được quyền phản kháng. Đó là sự bộc phát của tụi nhỏ, tức là khi bị hà hiếp, khi bị áp bức thì con tôi được quyền phản kháng. Người thầy giống như người cha, người chú thì không thể dùng nấm đấm để dạy mà đứng trên bục giảng thì lại càng không. Ngay trong giáo dục gia đình, cha mẹ cũng không được dùng quyền lực mà sử dụng nấm đấm để dạy con”.
Cần phải nghiêm cấm
|
“Tình hình xã hội VN bạo lực rất là phổ biến mà bạo lực, khủng bố đến từ nhiều khía cạnh trong nhiều ngành. Đó là điều khiến cho cái xấu lây lan, bắt chước nhanh. Cho nên người ta hành xử bạo lực, hành xử vô lối trở thành chuyện thường ngày quá nhiều ở VN. Tuy nhiên, ngành giáo dục ở VN ảnh hưởng của văn hóa Á Đông, không cho phép người thầy bắt chước mang những thứ xô bồ, những bạo lực, những điều tồi tệ vào trường học. Người thầy phải tôn trọng các em để các em tôn trọng lại mình. Theo chúng tôi thì người thầy nhiệt tâm, toàn tâm toàn ý với các em, coi các em như người thân của mình thì tôi chắc chắn rằng không có một học sinh nào không nghe thầy mà đến mức độ phải dùng bạo lực để chống lại đến như thế. Sẽ không có chuyện như vậy xảy ra đâu”.
Đòn roi không phải là cách tốt, nhất là trong trường học, học sinh không phải là con cái của mình, không được làm vậy. Đó là nhân phẩm của người ta. Cần phải nghiêm cấm.
-Thầy Đỗ Việt Khoa
|
“Nói về ‘thương cho roi cho vọt’ thì quan điểm của tôi là tôi thấy lạc hậu rồi. Nói đúng ra là người ta viện cớ câu đó khiến cho nhiều người hành hạ học sinh, rồi cho là đánh học sinh để các em khôn lên thành người hơn thì tôi phản đối. Đến trong gia đình, cha mẹ đánh con còn bị cấm huống chi là người thầy. Hơn nữa đòn roi không phải là cách tốt, nhất là trong trường học, học sinh không phải là con cái của mình, không được làm vậy. Đó là nhân phẩm của người ta. Cần phải nghiêm cấm”.
Trong một lần trao đổi với Hòa Ái cũng liên quan đến “video clip” thầy giáo bắt học trò cúi xuống đánh gây xôn xao dư luận hồi tháng 7/2012, nhà xã hội học Quỳnh Hương từ VN nhận định là một đứa trẻ ngay từ bé bị đàn áp bằng vũ lực thì đứa bé đó hiểu rằng chỉ vũ lực mới bắt người khác khuất phục được. Do đó, đứa bé sẽ dùng vũ lực để đối xử lại với người khác trong xã hội. Rõ ràng nhận định này minh chứng cho một thực tế chưa đầy 2 năm mà phản ứng của học sinh qua 2 “clip” từ chịu đựng đến chống trả khi các em đang hằng ngày hằng giờ sống trong môi trường xã hội bạo lực tràn lan.
Các chuyên gia giáo dục tin rằng chắc chắn nhiều thế hệ học sinh về sau sẽ vẫn giữ trọn đạo lý “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và hành trang vào đời của các em là những gì tiếp thu được từ 12 năm đèn sách do thầy cô truyền dạy. Để được như vậy còn tùy thuộc vào bản lĩnh và cái tâm của một nhà giáo chân chính.
Hòa Ái,
phóng viên RFA
=======
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét