Thực vậy. Trước tiên, CT Bình công du Miên để tây định, tức là củng cố và tăng cường tương quan tay đôi với Miên, trong chuyến đi Miên từ 13-14/10/2016. Tin Reuters cho biết CT Bình không tiếc lời ca ngợi «quan hệ chặt chẽ» giữa hai nước Miên và TQ và coi Thủ tướng Hun Sen của Miên là «lá chắn» bảo vệ lập trường của Trung Quốc chống lại mọi phê phán tranh giành biển đảo của các láng giềng. TQ “đã chấp thuận viện trợ quân sự và giúp Cam Bốt canh tân quân đội”, xóa cho Miên món 89 triệu đô la nợ và còn cung cấp thêm cho chính phủ Hun Sen 14 triệu đôla viện trợ quân sự. Hai bên còn ký 31 thỏa thuận, trong đó có khoản vay 237 triệu đôla với lãi suất thấp. Còn Miên sẽ mua chiến đấu cơ của Trung Quốc để tăng cường bảo vệ không phận. TC đã từng viện trợ và cho vay bán rẻ vũ khí cho Miên, số tiền lên hàng tỷ Mỹ kim. Tiêu biểu, năm 2013 TC cho Miên vay 195 triệu Đô và bán rẻ cho Miên 12 trực thăng Harbin Z-9 trong đó có 4 trực thăng chiến đấu.
Theo nhận định của Reuters, Miên đang có tranh chấp biên giới với Thái Lan và Việt Nam. Miên là thành viên của ASEAN, nhưng nhà cầm quyền Hun Sen công khai ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo của các nước ASEAN như VN và Phi.
Tiếp theo CT Bình đông bình, trong việc tiếp kiến long trọng, cả ba tam đầu chế Thiên Triều, Chủ Tịch Đảng, Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội đều tiếp tân Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte. Duterte cầm đầu một phái đoàn công du TQ từ 18 đến 21 tháng 10 với cả trăm doanh gia trong đó có những đại tài phiệt ở Philippines, với lời TT Duterte tuyên bố muốn xa rời Mỹ và xích lại gần TQ, kể cả trong vấn đề Biển Đông mà Phi bị TC xâm lấn biển đảo phải kiện và thắng TC tại Tòa Trọng Tài Liên hiệp Quốc. Trước khi đến TQ, TT Duterte đã ve vãn TC, Ông thật thà khai báo, rằng ông ngoại của Duterte là người TQ. Và Ô. Duterte ca tụng Tập Cận Bình là «một chủ tịch vĩ đại», đồng thời khen Trung Quốc và Nga đã thể hiện sự tôn trọng Ông, khi tránh chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy. Ông còn tuyên bố Phi muốn mua vũ khí của TC và Nga. Còn TC thì chiêu dụ Duterte và tài phiệt Phi, rằng Trung Quốc đã bỏ cấm vận trên mặt hàng chuối cũng như hứa nhập cảng từ Philippines. Ô. Duterte mong muốn TQ giúp Philippines xây dựng xa lộ và đường xe lửa hầu phát triển cơ sở hạ tầng.
Và như thế CSVN coi như bị Phi chận đầu và Miên bọc hậu trong vai trò chiến lược của VNCS, với mục tiêu khai thác mâu thuẫn giữa Mỹ và TC để VN ở giữa hưởng lợi. TC đã vô hiệu hoá chiến thuật đi đu dây của CSVN lợi dụng tranh chấp Biển Đông để thủ lợi từ TC và Mỹ.
Vị trí chiến lược của VN không còn nữa như tiền đồn nằm ló ra cái voi của bán đảo Đông Dương để quan sát, canh gác con đường hàng hải huyết mạch của thế giới trong vùng biển Á châu Thái bình dương đông dân nhứt thế giới, kinh tế quan trọng trong thế kỷ 21 nữa. CSVN cựa quậy gì, bắt tay Mỹ, xích lại gần Mỹ thì Phi ở phía đông và Miên phía tây cả hai đã thân cận TC sẽ hợp đồng tác chiến cùng khuấy rối CSVN, CSVN phải tập trung sức lực thủ thành, hết mong nhúc nhích, cựa quậy ngoài Biển Đông và trong bán đảo Đông dương nữa. TC khỏi cần tốn kém nhiều cho CSVN như lâu nay.
Sau cùng kể ra TC bình định Miên quá dễ và rẻ. Nhờ TT Hun Sen bản chất là phản bội, từng phản bội Khmer Đỏ, không ngần ngại tỏ ra phản thầy CSVN. Ai cũng biết Hun Sen là một người Việt gốc Miên xuất thân từ tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh của Miền Tây Nam Việt. Y theo Khmer Đỏ Paul Pot, sau đó bỏ hàng ngũ Khmer Đỏ theo CSVN khi CSVN đưa quân qua đánh Khmer Đỏ. CSVN dựng y lên làm thủ tướng bù nhìn tay sai cho CSVN. Sau khi do áp lực của quốc tế CSVN phải rút quân về, CSVN để Hun Sen ở lại với hậu thuẫn ngầm của CSVN. Hun Sen tiếp tực làm thủ tướng ở Miên tính ra còn lâu hơn TT Phạm văn Đồng ở VNCS nữa. Nói theo dân Miền Nam, rồi Hun Sen bẻ chỉa khi thấy TC trổi dậy, lơ là với CSVN qua làm gia nô cho TC. Hun Sen tỏ ra là “đày tớ trung thành” cho TC qua hành động thổ dậy khi cho đại diện Miên chống ASEAN lần đầu tiên mấy chục năm họp thượng đĩnh mà không ra thông cáo chung được vì Miên chống không cho nói đụng tới việc TC tranh chấp biển đảo của VN và Phi.
So với công mà Hun Sen dâng lên quan thầy TC trong tổ chức ASEAN với số tiền TC viện trợ và miễn nợ cho Miên vay thì quá rẻ. TC mua chuộc Miên, biến Miên thành cây dao găm chĩa vào sau lưng CSVN. Một thất bại chánh trị quá lớn cho CS Hà nội. Nhứt định CS Hà nội đau như bị thiến. CS Hà Nội đã chết rất nhiều đảng viên, cán bộ và bộ đội khi kéo quân từ VN qua đánh đuổi Khmer Đỏ, đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng và sau đó phải rút về vì áp lực của Liên Hiệp Quốc. Bây giờ Hun Sen theo TC, phản bội CSVN, làm tay sai cho TC, hại CSVN, phá ASEAN không đặt được vấn đề Biển Đông bị TC xâm lấn.
Còn Phi, nếu TC thoả mãn 100% cầu cạnh của TT Duterte, thì cái giá mà TC mua Phi cũng quá rẻ và dễ. Nếu TT Duterte im lặng tức mặc thị đồng ý cho TC quân sự hoá bãi cạn Scarborough, từ đó TC liên kết với Hoàng sa và Trường sa mà TC đã chiếm cứ của VN thành một tam giác chiến lược để TC khống chế Biển Đông thì Biển Đông thành ao nhà của TC rồi. Và TC chỉ cần móc ngoặc với một tổng thống ăn nói bạt mạng, sáng nắng chiều mưa, lai TC bên ngoại như TT Duterte là TC phá huỷ được tương quan đồng minh của chánh quyền Mỹ với Phi đã trở thành truyền thống, và là TC coi như cỏ rác ý nguyện của đại đa số dân chúng Phi muốn thân thiện với Mỹ.
Nhưng thiết nghĩ thế nước lòng dân Phi không để TT Duterte giải quyết quốc gia đại sự một cách tuỳ cảm xúc riêng tư và quá bất thường như vậy. Cựu TT Ramos rất có uy tín ở Phi, người đỡ đầu chính trị của TT Duterte khi tranh cử ngày 10/10/2016 đã công khai lên tiếng chê trách chính phủ Duterte mới làm việc có 100 ngày mà «đang thua một cách thảm hại». Thẩm phán Tối Cao Justice Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines ngày 14/10/2016 công khai cảnh cáo TT Duterte, rằng không bảo vệ chủ quyền quốc gia là vi phạm Hiến pháp, và nếu tổng thống Duterte nhượng chủ quyền trên bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc, ông có thể bị truất phế.
Đó là chưa nói Quân đội Phi lâu nay rất gần gũi, thân tình, làm việc sát cánh với quân nhân Mỹ được Mỹ gởi sang giúp quân đội Phi ở 5 căn cứ chiến lược của Phi và trong công tác chống Hồi Giáo cực đoan và phiến quân CS Maoist mà TT Duterte đang âm thầm giơ tay ra hoà giải hoà hợp với họ. Dù TT Duterte tuyên bố xa rời Mỹ, nhưng chưa thấy một dấu hiệu xa cách nào giữa quân đội hai bên Mỹ-Phi. Đó cũng chưa nói các gia thế chánh trị ở Phi có cả một bộ đội an ninh và nhiều tương quan với quân đội cũng không để cho Ô Duterte phá hoại truyền thống 65 năm thân thiện với Mỹ. Cũng cần phải nói thêm Ô. Duterte cũng có quá nhiều “nợ máu” đối với các băng đảng xã hội đen, các tổ chức tội phạm, sống ngoài vòng pháp luật ở Phi./.
Vi Anh
Việt Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét