Ðó là tin do bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger có nick name là Mẹ Nấm) loan báo hôm 25 tháng 10.
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh |
Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt ngày 10 tháng 10 và thân nhân của cô loan báo cô đã tuyệt thực từ đó đến nay để đòi phải có luật sư trong tiến trình công an thẩm vấn-kết buộc mình phạm tội. Yêu cầu vừa kể vốn đã được luật pháp Việt Nam minh định là một trong các quyền của bị can song công an Việt Nam gần như chưa bao giờ đáp ứng, kể cả với tội phạm hình sự.
Bởi dự đoán sẽ bị bắt, cô Quỳnh từng dặn dò thân nhân và thân hữu rằng cô sẽ đòi công an Việt Nam phải để luật sư của cô tham gia vào tiến trình điều tra. Cô khẳng định sẽ tuyệt thực để đòi cho bằng được điều đó và đã làm giấy ủy quyền để thân mẫu chọn luật sư cho mình.
Sau khi cô Quỳnh bị bắt, thân nhân và thân hữu của cô Quỳnh đã hai lần gửi văn bản cho công an tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu phải để luật sư tham gia vào tiến trình điều tra nhưng cuối cùng, thân mẫu của cô Quỳnh chỉ được công an mời tới để “nghe thông báo” là công an không chấp nhận yêu cầu của bà. Bà Lan vừa tố cáo chuyện này kèm yêu cầu công an Việt Nam phải có văn bản giải thích tại sao lại không đáp ứng quyền được có luật sư của con gái.
Hồi đầu tháng này, sau khi đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, Việt Nam tái khởi động chiến dịch đàn áp đối lập trên diện rộng và hoạt động đàn áp được dán nhãn “bài trừ khủng bố.”
Việt tống giam cô Quỳnh, 37 tuổi, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ là một trong những hành động mạnh tay nhất. Cô Quỳnh không phải là nhân vật xa lạ với công chúng Việt Nam. Nhiều năm qua cô đã cùng nhiều nhân vật đối lập khác khởi xướng nhiều đợt vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Ngay sau khi cô Quỳnh bi bắt giữ, tờ Công An Nhân Dân của Bộ Công An Việt Nam giải thích lý do công an Việt Nam làm việc này là vì cô Quỳnh “có quá trình chống đối quyết liệt, từng nhiều lần bị cảnh cáo, xử lý nhưng càng ngày càng tỏ ra coi thường pháp luật, thách thức cơ quan chức năng, tính chất hành vi vi phạm pháp luật càng ngày càng nguy hiểm.”
Tờ báo vừa kể đã liệt kê nhiều “sai phạm” của cô Quỳnh: Tham gia vào hàng loạt các “tổ chức phản động” như “Người Việt Yêu Nước,” “Tuyên Bố Công Dân Tự Do,” “Mạng Lưới Blogger Việt Nam” liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự. Viết và sử dụng Internet để đăng hàng trăm bài viết “xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, bôi xấu lãnh đạo đảng, nhà nước và các tổ chức bộ máy công quyền, xâm hại đến uy tín của cá nhân, cơ quan tổ chức nhà nước, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, kích động nhân dân chống lại chính quyền.”
Cô Quỳnh cũng là người soạn thảo tập tài liệu “Stop police killing civilians” (Hãy ngăn công an giết dân lành), giới thiệu 31 trường hợp đột tử khi được công an mời làm việc hay bị tạm giữ, tạm giam. Tập tài liệu này bị coi là “đánh tráo bản chất, cho thấy sự thù nghịch lực lượng công an, khiến người đọc hiểu sai vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm giảm uy tín của lực lượng công an nhân dân Việt Nam, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an.”
Có một điểm cần chú ý là dù các bài viết, ý kiến mà cô Quỳnh đã đưa lên Internet cho thấy, cô không đồng tình với Việt Tân trong nhiều vấn đề nhưng một trong những cáo buộc khiến cô bị tạm giam là đã “nhận tiền từ tổ chức khủng bố Việt Tân để in áo thun có nội dung phản đối dự án bauxite ở Tây Nguyên.”
Nói cách khác, một trong những lý do khiến cô Quỳnh bị bắt là vì có quan hệ và nhận tiền khủng bố. Sau khi Việt Nam đưa Việt Tân vào danh sách khủng bố, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ không xem tổ chức này là khủng bố.
Liên Âu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức hoạt động cho nhân quyền đã chỉ trích kích liệt việc công an Việt Nam tống giam cô Quỳnh. Hành động này vi phạm các cam kết về nhân quyền của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Bởi dự đoán sẽ bị bắt, cô Quỳnh từng dặn dò thân nhân và thân hữu rằng cô sẽ đòi công an Việt Nam phải để luật sư của cô tham gia vào tiến trình điều tra. Cô khẳng định sẽ tuyệt thực để đòi cho bằng được điều đó và đã làm giấy ủy quyền để thân mẫu chọn luật sư cho mình.
Sau khi cô Quỳnh bị bắt, thân nhân và thân hữu của cô Quỳnh đã hai lần gửi văn bản cho công an tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu phải để luật sư tham gia vào tiến trình điều tra nhưng cuối cùng, thân mẫu của cô Quỳnh chỉ được công an mời tới để “nghe thông báo” là công an không chấp nhận yêu cầu của bà. Bà Lan vừa tố cáo chuyện này kèm yêu cầu công an Việt Nam phải có văn bản giải thích tại sao lại không đáp ứng quyền được có luật sư của con gái.
Hồi đầu tháng này, sau khi đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, Việt Nam tái khởi động chiến dịch đàn áp đối lập trên diện rộng và hoạt động đàn áp được dán nhãn “bài trừ khủng bố.”
Việt tống giam cô Quỳnh, 37 tuổi, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ là một trong những hành động mạnh tay nhất. Cô Quỳnh không phải là nhân vật xa lạ với công chúng Việt Nam. Nhiều năm qua cô đã cùng nhiều nhân vật đối lập khác khởi xướng nhiều đợt vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Ngay sau khi cô Quỳnh bi bắt giữ, tờ Công An Nhân Dân của Bộ Công An Việt Nam giải thích lý do công an Việt Nam làm việc này là vì cô Quỳnh “có quá trình chống đối quyết liệt, từng nhiều lần bị cảnh cáo, xử lý nhưng càng ngày càng tỏ ra coi thường pháp luật, thách thức cơ quan chức năng, tính chất hành vi vi phạm pháp luật càng ngày càng nguy hiểm.”
Tờ báo vừa kể đã liệt kê nhiều “sai phạm” của cô Quỳnh: Tham gia vào hàng loạt các “tổ chức phản động” như “Người Việt Yêu Nước,” “Tuyên Bố Công Dân Tự Do,” “Mạng Lưới Blogger Việt Nam” liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự. Viết và sử dụng Internet để đăng hàng trăm bài viết “xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, bôi xấu lãnh đạo đảng, nhà nước và các tổ chức bộ máy công quyền, xâm hại đến uy tín của cá nhân, cơ quan tổ chức nhà nước, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, kích động nhân dân chống lại chính quyền.”
Cô Quỳnh cũng là người soạn thảo tập tài liệu “Stop police killing civilians” (Hãy ngăn công an giết dân lành), giới thiệu 31 trường hợp đột tử khi được công an mời làm việc hay bị tạm giữ, tạm giam. Tập tài liệu này bị coi là “đánh tráo bản chất, cho thấy sự thù nghịch lực lượng công an, khiến người đọc hiểu sai vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm giảm uy tín của lực lượng công an nhân dân Việt Nam, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an.”
Có một điểm cần chú ý là dù các bài viết, ý kiến mà cô Quỳnh đã đưa lên Internet cho thấy, cô không đồng tình với Việt Tân trong nhiều vấn đề nhưng một trong những cáo buộc khiến cô bị tạm giam là đã “nhận tiền từ tổ chức khủng bố Việt Tân để in áo thun có nội dung phản đối dự án bauxite ở Tây Nguyên.”
Nói cách khác, một trong những lý do khiến cô Quỳnh bị bắt là vì có quan hệ và nhận tiền khủng bố. Sau khi Việt Nam đưa Việt Tân vào danh sách khủng bố, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ không xem tổ chức này là khủng bố.
Liên Âu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức hoạt động cho nhân quyền đã chỉ trích kích liệt việc công an Việt Nam tống giam cô Quỳnh. Hành động này vi phạm các cam kết về nhân quyền của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét