Chuyến thăm Vũ Hán năm 1965 của Mao diễn ra ngay trước khi phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thời kỳ hỗn loạn do chính Mao kích hoạt để tái khẳng định quyền kiểm soát của ông ta đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính trên bờ hồ này, Mao đã vẽ ra bản thiết kế của cuộc Cách mạng Văn hóa và dựng lên những âm mưu để loại bỏ kẻ thù chính trị của mình.
Ngày nay, Vũ Hán là một trung tâm nhộn nhịp của ngành sản xuất ô tô.
Sông Dương Tử, chảy qua Vũ Hán, kéo dài đến Thượng Hải về phía đông và Trùng Khánh về phía tây. Vũ Hán cũng là điểm giữa của Bắc Kinh ở phía bắc và Hồng Kông ở phía nam. Được kết nối với nhiều khu vực khác của Trung Quốc bằng hệ thống đường sắt cao tốc, trung tâm vận tải nội địa chiến lược này đã được hưởng lợi. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Vũ Hán là 20.000 USD, cao hơn so với Thượng Hải, thủ đô kinh tế của Trung Quốc và tiến gần với con số của Bắc Kinh.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng bong bóng kinh tế của Vũ Hán sẽ góp phần vào sự phổ biến toàn cầu của một dịch bệnh”, một người dân Trung Quốc sống ở Vũ Hán trong nhiều năm cho biết.
Lời chia sẻ trên cho thấy cái nhìn sâu sắc về vị thế của Vũ Hán, hiện đang trong tình trạng hỗn loạn và sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới. Sự sung túc của người dân Vũ Hán là một lý do khiến 5 triệu cư dân của thành phố này đã đi du lịch ở trong nước và nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, với gần 15.000 khách du lịch đã bay đến Nhật Bản từ sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán.
Một lý do cho sự sung túc của người dân Vũ Hán là giá bất động sản tăng vọt. Một nguồn tin giấu tên cho biết: “Ngay cả tôi cũng có hai căn nhà ngoài nhà riêng của mình. Giá nhà đã tăng gấp bốn lần trong hai năm qua. Tôi có thể kiếm được một khoản thu nhập đáng kể chỉ bằng cách cho thuê một căn nhà”. Nhưng với dịch virus corona, giá bất động sản dự kiến sẽ giảm.
Dịch bệnh ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sự đầu tư của thế giới vào nước này. Đầu tuần này, cổ phiếu Thượng Hải đã ghi nhận một sự suy giảm lịch sử, một phần do tuyên bố của WHO rằng dịch bệnh đã tạo thành một “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu”.
Vũ Hán với vị thế là một trung tâm vận tải chiến lược, nhưng trong dịch bệnh, vị thế này đã phản tác dụng và gây ảnh hưởng tiêu cực. Ôn Châu, một thành phố ven biển thuộc tỉnh Chiết Giang, ở phía đông của tỉnh Hồ Bắc, vào ngày 2/2 đã bị phong tỏa vì dịch bệnh. Và thành phố Trùng Khánh, ở phía tây của Vũ Hán, cũng đang lo ngại về dịch bệnh. Giống như Vũ Hán, siêu đô thị ở phía tây nam Trung Quốc đóng vai trò là bến cuối cho các chuyến tàu chở hàng quốc tế. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.
Vào ngày 27/1, Chu Tiên Vượng, thị trưởng Vũ Hán, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình trung ương Trung Quốc, CCTV nói rằng: “Là một quan chức chính quyền địa phương, sau khi tôi nhận được thông tin về dịch bệnh này, tôi vẫn phải chờ được ủy quyền trước khi tôi có thể phát hành thông báo”.
Theo Nikkei Asian Review, nhận xét trên gián tiếp chỉ ra rằng chính quyền trung ương phải chịu trách nhiệm cho sai lầm khi để dịch bệnh bùng phát. Nó cũng cho thấy sự tranh cãi trong chính quyền Trung Quốc về việc ai là người phải chịu trách nhiệm khi để cho dịch bệnh bùng phát như vậy. Các tuyến chỉ đạo thông thường, giữa Đảng do ông Tập Cận Bình dẫn đầu, và Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu, đã bị trì hoãn cho đến khi họ quyết định rằng cuộc chiến với vius corona sẽ được chỉ đạo bởi ông Tập.
Vào ngày 28/1, CCTV, đài truyền hình trung ương Trung Quốc, quay cảnh Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc gặp với ông Tập nói rằng: “Dưới sự hướng dẫn và triển khai của Chủ tịch Tập Cận Bình, cho thấy khả năng lãnh đạo tuyệt vời của ông”, với cụm từ “hướng dẫn và triển khai của Chủ tịch Tập Cận Bình”, ngầm thừa nhận rằng hệ thống lãnh đạo tập thể truyền thống của đảng đã được thay thế bằng quy tắc một người lãnh đạo.
Với dịch bệnh đang bùng phát, các quan chức địa phương liệu có thể dám chắc các vấn đề sẽ nằm trong tầm kiểm soát của họ, và dưới “hướng dẫn cá nhân” của lãnh đạo tối cao Trung Quốc, nước này có thể vượt qua được ‘kiếp nạn’ dịch bệnh hay không, điều đó sẽ được trả lời trong tương lai.
© Katsuji Nakazawa | Nikkei Asian Review
Hương Thảo biên dịch
Đại Kỷ Nguyên
Nguồn: Katsuji Nakazawa, Party's half-baked admission misses Xi's biggest problem | Nikkei Asian Review
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét