Tại hội nghị thường niên mới đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, tôi tham gia vào nhóm các lãnh đạo quốc phòng để thảo luận về tương lai của quân đội. Vấn đề được chúng tôi đề cập đến là câu hỏi có tính then chốt: Các quân đội thời nay cần phải được chuẩn bị cho dạng chiến tranh nào?
![]() |
Cảnh hoang tàn sau đợt rải bom ở Syria - Ảnh: AFP |
Sự tiến hóa của chiến tranh
Thế hệ chiến tranh hiện đại đầu tiên bao gồm những cuộc chiến với quân số đông đảo, sử dụng các đội hình dàn hàng ngang và cột kiểu Napoleon. Thế hệ thứ hai, chủ yếu triển khai bằng hỏa lực trên diện rộng, thể hiện qua một câu nói được cho là đúc kết từ trận chiến Verdun năm 1916: “Pháo binh chế ngự, bộ binh chiếm lĩnh”. Và thế hệ thứ ba, được Đức hoàn thiện với chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” vào Thế chiến 2, nhấn mạnh sự di chuyển cơ động lực lượng, các quân đội sử dụng chiêu xâm nhập để vòng tránh quân địch và tiêu diệt kẻ thù từ đằng sau thay vì tấn công trực diện. Chiến tranh thế hệ thứ tư đẩy mạnh hơn nữa hướng tiếp cận theo kiểu phân tán này và chẳng có mặt trận nào cụ thể. Thay vào đó, nó tập trung vào xã hội của kẻ địch, thọc sâu vào lãnh thổ đối phương để bẻ gãy ý chí chính trị của đối thủ. Ngoài ra còn có thể kể thêm thế hệ thứ năm, trong đó các công nghệ như thiết bị bay không người lái và các chiến thuật tấn công mạng cho phép binh lính ở cách các mục tiêu dân sự cả lục địa.
Mặc dù những phác họa cụ thể về các thế hệ có phần tùy hứng, nhưng chúng phản ánh một xu hướng quan trọng: sự xóa nhòa giữa mặt trận quân sự với hậu phương dân sự. Đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi này là sự thay thế chiến tranh giữa các quốc gia bằng những cuộc xung đột quân sự có liên quan đến các yếu tố phi quốc gia, như các nhóm nổi dậy, những mạng lưới khủng bố và những tổ chức tội phạm. Vấn đề càng thêm rối rắm hơn với sự chồng chéo giữa những nhóm trên và một số thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ từ các chính phủ. Chẳng hạn, Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia, tổ chức du kích lâu đời nhất Nam Mỹ, liên kết với các tập đoàn buôn lậu ma túy. Một số nhóm Taliban tại Afghanistan và những nơi khác thắt chặt quan hệ với những tay súng al-Qaeda.
Những tổ chức trên thường tận dụng lợi thế từ những nhà nước thiếu tính chính danh hoặc không đủ năng lực quản lý hiệu quả khu vực của mình, triển khai những chiến dịch hỗn hợp giữa các hoạt động chính trị lẫn vũ trang, và theo thời gian nắm luôn quyền kiểm soát đối với các khu vực dân cư. Những cuộc chiến hỗn hợp này tận dụng nhiều nguồn lực vũ khí khác nhau, và không phải lúc nào cũng dùng đến hỏa lực.
Chiến tranh bất quy tắc
Trong chiến tranh hỗn hợp, các lực lượng quy ước và không quy ước, các tay súng và dân thường, những hành động phá hoại bằng bạo lực và thao túng thông tin bắt đầu quyện chặt vào nhau một cách triệt để. Tại Li Băng năm 2006, Hezbollah đánh nhau với Israel thông qua những nhóm nhỏ được huấn luyện kỹ càng, kết hợp chiến lược tuyên truyền, cộng thêm các chiến thuật quân sự và phóng rốc két từ những khu dân cư đông đúc, và đạt được điều mà nhiều người trong khu vực xem là thắng lợi về mặt chính trị.
Dạng chiến tranh nói trên chủ yếu nổi lên để chống lại lợi thế áp đảo về quân sự của Mỹ sau khi Liên Xô tan rã, thể hiện qua chiến thắng trong cuộc chiến Iraq năm 1991 (chỉ có 148 lính Mỹ thiệt mạng), và sự can thiệp mà không tổn thất nhân mạng của Mỹ trong cuộc xung đột Kosovo năm 1999. Trước tình trạng bất đối xứng trên, các đối thủ của Mỹ, dù ở bình diện quốc gia hoặc phi quốc gia, bắt đầu tập trung vào các chiến thuật bất quy ước.
Về phần mình, các tổ chức khủng bố nhận ra họ không thể nào đánh thắng một quân đội quy ước trong cuộc chiến trực diện, nên nỗ lực lợi dụng chính sức mạnh của chính quyền để chống lại họ. Osama bin Laden đã chọc giận và kích động Mỹ, khiến nước này liên tục thực hiện những hành động thái quá dẫn đến hủy hoại lòng tin, làm suy yếu các liên minh trong thế giới Hồi giáo, và cuối cùng vắt kiệt sức lực của quân đội Mỹ.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) giờ đây cũng áp dụng chiến lược tương tự, pha trộn những chiến dịch quân sự đẫm máu với chiến dịch truyền thông xã hội, được nhấn mạnh bằng các hình ảnh và clip quay cảnh hành quyết dã man. Những nỗ lực này thúc đẩy nhiều cá nhân và tổ chức bất mãn về đầu quân dưới trướng IS.
Sự tiến hóa không thể đoán trước của chiến tranh đang tạo nên thách thức nghiêm trọng đối với những nhà hoạch định chính sách quốc phòng. Đối với một số quốc gia yếu ớt, các mối đe dọa nội tại đã vạch ra những mục tiêu hết sức rõ ràng. Về phần mình, Mỹ buộc phải cân bằng giữa sự ủng hộ đối với các lực lượng quân đội chính quy, vốn đóng vai trò răn đe quan trọng tại châu Á và châu Âu, và việc đầu tư vào các năng lực thay thế cần thiết đối với các cuộc xung đột tại Trung Đông. Trong thời buổi đối diện với sự thay đổi chưa từng có, Mỹ và các cường quốc khác phải chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra.
MUNICH – At the World Economic Forum’s recent annual meeting in Davos, I participated in a panel of defense leaders to discuss the future of the military. The issue we addressed is a critical one: What kind of war should militaries today be preparing to fight?
![]() |
Scenes of devastation after the bombs scattered in Syria - Photo: AFP |
Governments have a very poor track record when it comes to answering this question. After the Vietnam War, for example, the United States’ armed forces suppressed what it had learned about counter-insurgency, only to rediscover it the hard way in Iraq and Afghanistan.
America’s military interventions in these countries exemplify another key challenge of modern warfare. As outgoing US Secretary of Defense Chuck Hagel pointed out in a recent interview, in war, “things can get out of control, and drift and wander” in ways that can cause a military to fall into a more “accelerated” use of force than was initially anticipated. Against this background, the notion that force alone can transform conflict-riven societies in the Middle East and elsewhere is a dangerous fallacy.
But, while war and force may be down, they are not out. They are simply evolving according to a new “generation” of rules and tactics.
The first generation of modern warfare comprised battles fought with massed manpower, using Napoleonic line and column formations. The second, which culminated in World War I, was driven by massed firepower, and is expressed in the saying, reportedly coined at the Battle of Verdun in 1916, “artillery conquers, infantry occupies.” And the third generation – perfected by Germany with the “blitzkrieg” method employed in World War II – emphasized maneuver over force, with militaries using infiltration to bypass the enemy and collapse its force from the rear, rather than attacking frontally.
Fourth-generation warfare takes this decentralized approach one step further, with no definable fronts at all. Instead, it focuses on the enemy’s society, reaching deep into its territory to destroy political will. One might even add a fifth generation, in which technologies like drones and offensive cyber tactics allow soldiers to remain a continent away from their civilian targets.
While particular generational delineations are somewhat arbitrary, they reflect an important trend: the blurring of the military front and the civilian rear. Accelerating this shift is the replacement of interstate war by armed conflict involving non-state actors such as insurgent groups, terrorist networks, militias, and criminal organizations.
Confusing matters further is the overlap among these groups, with some even receiving state support. The Revolutionary Armed Forces of Colombia – Latin America’s oldest guerilla group – formed alliances with narcotics cartels. Some Taliban groups in Afghanistan and elsewhere developed close ties with transnational Al Qaeda terrorists. The insurgents in eastern Ukraine are fighting alongside Russian troops (bearing no insignias).
Such organizations often take advantage of states that lack the legitimacy or capacity to administer their own territory effectively, launching a mix of political and armed operations that, over time, give them coercive control over local populations. The result is what General Sir Rupert Smith, a former British commander in Northern Ireland and the Balkans, called “war among the people” – a kind of struggle that is rarely decided on conventional battlefields by traditional armies.
These hybrid wars are fought using a wide variety of weapons – not all of which have firepower. With cameras in every cell phone and photo-editing software on every computer – not to mention the prevalence of social media – the information contest has become a critical aspect of modern warfare, exemplified in the current wars in Syria and Ukraine.
In hybrid warfare, conventional and unconventional forces, combatants and civilians, physical destruction and information manipulation become thoroughly intertwined. In Lebanon in 2006, Hezbollah fought Israel through well-trained cells that combined propaganda, conventional military tactics, and rockets launched from densely populated civilian areas, achieving what many in the region considered a political victory. More recently, Hamas and Israel have conducted air and land operations in the densely populated Gaza Strip.
This kind of warfare emerged largely in response to America’s overwhelming conventional military advantage after the Soviet Union’s collapse, underscored by its victory in the 1991 Iraq War, with only 148 American casualties, and its intervention in the 1999 conflict in Kosovo, in which no American lives were lost. In the face of this asymmetry, America’s opponents – both state and non-state actors – began to emphasize unconventional tactics.
In China, for example, military planners developed a strategy of “unrestricted warfare” that combines electronic, diplomatic, cyber, terrorist-proxy, economic, and propaganda tools to deceive and exhaust US systems. As one Chinese military official put it, “the first rule of unrestricted warfare is that there are no rules.”
For their part, terrorist groups, recognizing that they cannot defeat a conventional military in a direct war, attempt to use governments’ own power against them. With violent theatrics, Osama bin Laden outraged and provoked the US, driving it to overreact in ways that destroyed its credibility, weakened its alliances in the Muslim world, and ultimately exhausted its military – and, in a sense, its society.
The Islamic State is now employing a similar strategy, mixing ruthless military operations with an incendiary social-media campaign, punctuated by photos and videos of brutal executions, including the beheading of US and other Western citizens. These efforts have mobilized the Islamic State’s enemies, while inspiring a growing number of discontented individuals and groups to self-recruit to its banner.
The unpredictable evolution of warfare poses a serious challenge for defense planners. For some weak states, internal threats provide clear objectives. The US, for its part, must balance continued support for its conventional military forces, which remain an important deterrent in Asia and Europe, with investment in a broad portfolio of alternative capabilities that conflicts in the Middle East require. At a time of unprecedented change, the US – and other major powers – must be ready for anything.
Joseph S. Nye (Giáo sư Đại học Harvard)
Thụy Miên lược dịch
Theo Thanh Niên
- Nguồn: The Future of Force - Joseph S. Nye, Project Syndicate

Joseph S. Nye, cựu thứ trưởng bộ quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, là Giáo sư Đại học tại Đại học Harvard và là thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Hội đồng Chương trình nghị sự toàn cầu về tương lai của Chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét