Văn hóa hăm dọa và con ruồi Tân Hiệp Phát - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

demo-image

Văn hóa hăm dọa và con ruồi Tân Hiệp Phát


Ở Tây phương, hầu như không bao giờ nghe hăm dọa, vì hăm dọa là một tội rất nặng, có thể ở tù. Ở Việt Nam, việc hăm dọa có vẻ dễ được chấp nhận hơn: cha mẹ hăm dọa con cái, trẻ con hăm dọa lẫn nhau, công an hăm dọa thường dân...

vthp
Quen với lối suy nghĩ Tây phương, khi vừa nghe chuyện ô Võ Văn Minh tìm thấy con ruồi trong chai nước của hãng Tân Hiệp Phát và hăm dọa sẽ tố cáo hãng này ra trước công luận nếu không được "bồi thuờng" 500 triệu đồng, tôi nghĩ ngay: đây là một trường hợp tống tiền (extortion) rõ ràng, không thể chối cãi được vì bất cứ lí do gì.

Luật các nước (và VN) nói rất rõ: hăm dọa để ép kẻ khác làm một việc thiệt hại cho họ, tức là tống tiền. Chẳng hạn, luật ở Mỹ:

The specific elements required to prove extortion differ between states, but the general requirements are that the offender maliciously (not mistakenly) make a verbal, written or printed threat with the intent to extort something from the victim or to compel the victim to do something against his or her will. Generally, it is irrelevant whether or not the offender actually succeeds in the attempted extortion. Once the threat is made, the offender has committed extortion. In some jurisdictions, and under the federal extortion definition, the victim does not even have to hear or receive the threat in order for the offender to be charged with extortion.

(Các yếu tố cụ thể cần thiết để chứng minh tống tiền khác nhau giữa các tiểu bang, nhưng yêu cầu chung là người phạm tội cố ý nói, viết, in một đe dọa với mục đích để lấy một cái gì đó từ các nạn nhân hoặc buộc nạn nhân phải làm một cái gì đó bất đắc dĩ. Tống tiền thành công hay không không thành vấn đề. Một khi lời hăm dọa được đưa ra, là đã phạm tội tống tiền. Theo luật liên bang và nhiều nơi khác, thậm chí không cần nạn nhân phải nghe hay nhận được sự hăm dọa (mà thủ phạm vẫn coi là đã tống tiền).

Ở VN có điều 135 bộ Luật Hình Sự: " 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm..."
Dư luận VN phần lớn ủng hộ anh Minh. Có người bảo kết luận anh Minh tống tiền là hấp tấp, vì lỗi là ở hãng THP đã bán sản phẩm dơ bẩn. Tuy nhiên, đó lại là chuyện khác, không quan hệ tới tội của anh Minh, vì cứ hăm dọa để hưởng lợi là tống tiền rồi, không cần biết bên kia có lỗi hay không (cũng như khi thấy một ông lớn đi chơi điếm và hăm dọa bắt phải trả tiền để giữ im lặng, dù rằng chơi điếm là bất hợp pháp). Hành động của anh Minh còn khó tha thứ hơn hành động tống tiền người chơi điếm, vì có liên hệ đến lợi ích chung (sức khỏe cộng đồng).

Co người bảo việc tố cáo THP ra trước công luận mà anh Minh hăm dọa là hoàn toàn hợp pháp, do đó không thể coi là tống tiền. Điều đó cũng không quan trọng, dù việc đe dọa sẽ làm hợp pháp hay không thì bản chất vẫn là sự hăm dọa.

Có người bảo hăm dọa phá hoại, dùng võ lực thì khác với hăm dọa công bố ra báo chí. Điều đó cũng không quan trọng: hễ cứ hăm dọa gây thiệt hại, bất cứ thiệt hại cơ thể, tiền bạc, uy tín... là đều sa vào tội tống tiền.

Có người bảo biết dâu anh ta chưa hăm dọa gì cả mà hãng đã sợ nên trả tiền. Theo luật Tây phương, điều đó cũng không quan trọng, vì hành xử của anh Minh NGỤ Ý hăm họa, hoặc khiến cho đối tượng cảm thấy là anh ta hăm dọa. Chẳng hạn, anh ta có thể điện thoại rằng "tôi tìm thấy chai của THP có con ruồi, hãy trả tôi 1 tỷ". Dù không thốt ra lời hăm doạ, nhưng từ bối cảnh thì ai cũng phải hiểu là anh ta ngầm hăm dọa sẽ tố cáo hay đăng báo. Chẳng hạn: "The threat can be directly stated in the letter [or writing] or can be implied by the contents of the letter [or writing] and the surrounding circumstances or can be intended by the sender to be understood as a threat by the recipient " (Sự hăm dọa có thể viết ra trực tiếp, hoặc chỉ ngụ ý bởi nội dung của thư và bối cảnh xung quanh, hoặc có thể được người gửi cố ý khiến người nhận hiểu là hăm dọa) (tức là như vậy là đủ kết luận là có tống tiền)

Có người viện dẫn luật bảo vệ người tiêu thụ để nói rằng anh Minh đã đòi bồi thường theo đúng luật chứ không tống tiền. Tuy nhiên lập luận này không vững vì số tiền anh đòi khó có thể coi là tương xứng với thiệt hại do một chai nước gây ra. Hơn nữa, dù có đòi bồi thường, anh cũng đã hăm dọa sẽ tố cáo ra trước công chúng. Đáng lẽ khi đòi bồi thường một số tiền lớn, anh phải dùng luật sư, họ sẽ làm thủ tục cần thiết và trách những hành động, lời lẽ có thể bị hiểu lầm là hăm dọa (xem trường hợp bà Nguyễn Thị Thu Hà ở dưới).

Có người bảo anh Minh chỉ thương thuyết để "bán thông tin" chứ không tống tiền. Tuy nhiên, lập luận này không vững vì anh đã hăm dọa hay làm cho hãng THP cảm thấy bị hăm dọa. Đó là chưa kể "bán thông tin" kiểu đó là một hành động kém đạo đức, đồng lõa với kẻ có tội (THP), gây hại cho sức khỏe công chúng (y như những điều mà người ta kết tội THP).

Nói tóm lại, anh Minh khó có thể tránh được tội tống tiền (luật VN nhập chung vào tội cưỡng đoạt tài sản) nếu áp dụng đúng luật. Chỉ mong anh được khoan hồng phần nào vì "không biết luật", hoặc vì "quen với văn hóa hăm dọa của người VN" (!).

Về phần THP, hãng này đã thi hành đúng luật khi tố cáo anh Minh ra công an. Nếu không làm việc đó, họ có thể phạm tội âm mưu với tội phạm để che dấu tội (cả hai tội bán đồ uống dơ bẩn và tội tống tiền). Rõ ràng họ đã hỏi ý kiến luật sư. Tuy nhiên, đáng lẽ họ nên cảnh báo trước cho anh Minh rằng anh đang phạm tội tống tiền, đừng làm vậy nữa, chứ không nên gài bẫy anh Minh kiểu đó (ta cũng chưa biết là họ có làm việc đó không). Việc THP thương thuyết với anh Minh cũng không phải là tội và không chứng minh rằng họ đã bán sản phẩm dơ, nó chỉ chứng mình rằng họ không muốn mất tiền và không muốn sản phẩm mang tiếng, hoặc có thể là họ muốn có thêm bằng cớ cụ thể về tội tống tiền của anh Minh. Nếu THP đã ký giao kèo thỏa thuận trả tiền, việc đó cũng không thể dùng để biện hộ cho anh Minh hay kết tội THP là vi phạm thỏa thuận, vì một giao kèo ký khi bị hăm dọa hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Cũng nên biết rằng kỹ nghệ thực phẩm khắp thế giới rất "nhức đầu" về nạn tống tiền theo kiểu này. Xem http://www.haccpmentor.com/haccp/handle-attempts-food-extortion/. Các chuyên viên khuyên rằng khi bị hăm dọa tống tiền thì công ty phải: 1. Ghi xuống chi tiết, 2. đừng đưa tiền, 3. báo cảnh sát, 4. điều tra kỹ càng lại quy trình sản xuất, 5. Sửa đổi nếu cần. Ít nhất THP đã làm đúng ba khâu đầu tiên.

Tôi không liên hệ gì với công ty Tân Hiệp Phát và không ưa cty này qua nhiều vụ, nhất là vụ bà chủ quán Nguyễn Thị Thu Hà . Bà Hà cũng bị THP gài bẫy, bị CA còng tay v.v. dù đã đòi bồi thường thiệt hại một cách rất đàng hoàng, số tiền phải chăng, làm đúng thủ tục: bà đã đi qua Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và mướn luật sư. Bà Hà vẫn còn đang tranh đấu để được bồi thường. Trường hợp này khác hẳn trường hợp con ruồi. Các bạn nào bất bình với Tân Hiệp Phát, xin đề nghị hãy tập trung vào ủng hộ bà Hà, một người bị đối xử uất ức hơn và xứng đáng được ủng hộ hơn ông Võ Văn Minh. Làm vậy sẽ đóng góp đáng kể cho quyền lợi người tiêu dùng ở VN và vạch mặt rõ cách hành xử xấu xa của THP.

Phạm Quang Tuấn
Theo FB Phạm Quang Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *