Ẩn ý: Vì sao Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm Việt Nam? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Ẩn ý: Vì sao Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm Việt Nam?


 Cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng muốn đả động: Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm Hà Nội trong bối cảnh các nguồn "ngoại viện" cho Việt Nam đã gần như đóng cửa…

Kết quả hình ảnh cho nhật hoàng thăm việt nam
  Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm Việt Nam từ ngày 28/2 đến 05/3
Một hiện tượng chính trị được xem là đặc biệt đang diễn ra: Nhật hoàng và Hoàng hậu sắp tới Hà Nội trong chuyến thăm lần đầu và được xem là có tính biểu tượng cao.

Theo dự kiến Nhà vua Nhật và Hoàng hậu sẽ tới sân bay Nội Bài vào chiều hôm thứ Ba 28/02/2017. Chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được quyết định trong cuộc họp nội các Nhật vào ngày 20/01/2017.

Theo BBC, tuy truyền thông tại Việt Nam mô tả chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu lần này không mang tính chất chính trị hay thúc đẩy kinh tế mà mang ý nghĩa giao lưu hữu nghị giữa hai quốc gia, nhưng Cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Nguyễn Phú Bình, lại mô tả: "Nhật hoàng và Hoàng hậu đi thăm nước nào thì hẳn là nước đó phải có quan hệ đặc biệt lắm”.

“Quan hệ đặc biệt” như thế nào?

Đó là một ẩn ý mà giới phân tích chính trị và phân tích kinh tế đương nhiên muốn tìm hiểu.  

Vào tháng 6/2016, nhân vật vừa chấp nhiệm chức vụ thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc đã có một chuyến đi Nhật để dự Hội nghị G7 mở rộng. Theo một số tin tức từ giới ngoại giao, ông Phúc đã mời vị vua nước Nhật thăm Việt Nam “vào một thời điểm thích hợp”. Giới phân tích kinh tế đã tỏ ra khá đồng thuận trong nhận định rằng tân thủ tướng Việt Nam là người phải gánh quá nhiều khó khăn kinh tế và xã hội để lại từ đời thủ tướng trước - ông Nguyễn Tấn Dũng, và thành công hay thất bại của ông Phúc sẽ tùy thuộc phần lớn vào những chuyến công du đối ngoại để làm sao vay được tiền và xin được viện trợ không hoàn lại.

Nhật Bản lại là quốc gia tỏ ra hào phóng nhất trong chính sách cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ  năm 1992 khi cơ chế ODA được Nhật nối lại với Việt Nam, cho tới nay Nhật đã cung cấp cho quốc gia cộng sản khoảng 25 tỷ USD. Ngay vào thời gian những năm 2015 và 2016 khi các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Á châu đồng loạt tuyên bố Việt Nam không còn được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn kể từ tháng 7/2017, Nhật Bản vẫn là kênh “trung thành” với Việt Nam khi vẫn đều đặn rót vào nước này từ 1 - 1,5 tỷ USD hàng năm cho các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở.   

Nhật Bản cũng là quốc gia có lượng đầu tư đổ vào Việt Nam khá lớn và ổn định cho tới nay.

Không loại trừ mối quan hệ “đặc biệt” về kinh tế và viện trợ như thế, vào tháng 4/2016 lần đầu tiên 3 tàu chiến Nhật đã cùng tập trận với Hải quân Việt Nam ngay tại khu vực biển Đà Nẵng, để sau đó tàu Nhật nghiễm nhiên tiến vào cảng Cam Ranh mà nghe nói thủ tục vào cảng đã được phía Việt Nam tối giản hóa so với tàu Mỹ cũng vào Cam Ranh…

Còn hiện thời, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng muốn đả động: Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 9 liên tiếp, nợ xấu và nợ công ngập đầu, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại. Ngay cả Hiệp định TPP mà giới lãnh đạo Việt Nam từng cố công trông đợi để được “tăng 25% GDP” cũng gần như tan vỡ. Trong khi đó, một hiệp định khác - Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - cũng chưa tới đâu, cho dù đã được ký kết từ cuối năm 2015. Nghe đâu Nghị viện châu Âu còn đang rất cân nhắc có nên thông qua việc triển khai hiệp định này hay không khi chính quyền Việt Nam vẫn thẳng tay đàn áp nhân quyền.

Không khó hiểu là Nhật hoàng và Hoàng hậu sẽ được chào đón nồng nhiệt bởi giới lãnh đạo Việt Nam, thậm chí còn vượt hơn nhiều so với thái độ lạnh lẽo khi tiếp Obama - tổng thống Mỹ - tại Hà Nội vào tháng 5/2016. 

Minh Quân

(Việt Nam Thời Báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad