Giáo sư Tương Lai nói vụ Đồng Tâm là thắng lợi của người dân. |
Một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho rằng xung đột đất đai tại Thái Bình hơn 20 năm trước chưa được rút ra thành bài học để xử lý mâu thuẫn đất đai hiện nay.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào tuần này, GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả lại nhận định của ông Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xung đột đất đai tại Thái Bình hồi năm 1997.
GS Tương Lai,mô tả những gì xảy ra tại Thái Bình là "vụ long trời lở đất".
"Sự việc xảy ra khi tôi là Viện trưởng Viện Xã hội Học. Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó muốn tôi với tư cách là nhà khoa học về tận nơi xã An ninh huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình là điểm nóng nhất để báo cáo trực tiếp và độc lập cho thủ tướng.
"Dân đã đốt 5-6 ngôi nhà của những người họ cho là có tội với dân từ bí thư đảng ủy tới công an xã và có vài trung đoàn được điều động tới vì nghi là có bàn tay của địch.
"Nhưng sự thật không phải vậy, và kết luận của chúng tôi là "không có địch ta gì cả" mà đây chỉ là mâu thuẫn giữa "nội bộ nhân dân".
GS Tương Lai nói rằng khi ông và nhóm công tác báo cáo như vậy với ông Phạm Văn Đồng, lúc đó với tư cách cố vấn cho chính phủ, sau khi trình Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thì ông Đồng nói là không nên gọi đó là mâu thuẫn giữa "nội bộ nhân dân".
Ông Phạm Văn Đồng nói chúng ta phải nói thẳng ra rằng đây là mâu thuẫn giữa một bên là nhà cầm quyền thoái hóa và một bên là dân không còn chịu được sự đàn áp và đã vùng dậy
GS Tương Lai
"Ông Phạm Văn Đồng nói chúng ta phải nói thẳng ra rằng đây là mâu thuẫn giữa một bên là nhà cầm quyền thoái hóa và một bên là dân không còn chịu được sự đàn áp và đã vùng dậy.
"Ông Phạm Văn Đồng bảo tôi là phải kết luận như thế thì mới có giải pháp đúng đắn được," GS Tương Lai nói.
Theo GS Tương Lai, cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, khi đó phụ trách nông nghiệp, cũng đồng tình với quan điểm không nên dùng bạo lực với dân mà phải dùng đối thoại.
"Thế nhưng kể từ đó thì vẫn xảy ra các vụ trấn áp có bạo lực như vụ Tiên Lãng, vụ Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình. Do vậy tôi cho là đã tới lúc nhà cầm quyền phải thay đổi tư duy và không thể dùng bạo lực với dân được".
'Vấn đề dân cày'
Xung đột đất đai thường bắt nguồn từ giá đền bù cho nông dân quá thấp. |
GS Tương Lai nói về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi ông lên để báo cáo về sự kiện Thái Bình.
"Khi đó tôi đã nói là chính từ cái thời anh và anh Trường Chinh ký bằng bút danh Qua Ninh và Vân Đình viết về "vấn đề dân cày" viết năm 1938 cho đến hôm nay thì vấn đề dân cày vẫn nằm nguyên đấy.
Lúc đó Đại tướng [Võ Nguyên Giáp] tỏ ra rất bức xúc và cho rằng đây là vấn đề lớn và cần phải có giải pháp
GS Tương Lai
"Lúc đó Đại tướng [Võ Nguyên Giáp] tỏ ra rất bức xúc và cho rằng đây là vấn đề lớn và cần phải có giải pháp.
"Do đó nếu không giải quyết được vấn đề này thì mâu thuẫn vẫn còn đấy và xã hội không thể ổn định và không thể phát triển được".
Về vụ việc Đồng Tâm, GS Tương Lai đánh giá cách Chủ tịch Hà Nội xử lý nhằm tránh đổ máu là "khéo léo" tuy ông cũng bày to quan ngại là ông Nguyễn Đức Chung có thể gặp khó khăn nếu trong Hội nghị Trung ương tới đây thế lực bảo thủ, giáo điều lấn át.
"Nếu không diễn biến theo hướng xấu như thế thì đó lại là dấu hiệu tốt cho thất đã tới lúc xóa bỏ độc tài toàn trị để dân và chính quyền hòa hoãn, đi tới xây dựng hiến pháp và pháp luật thế nào đó có thể chấp nhận được, chứ không thể nói cái kiểu không chấp nhận tam quyền phân lập như ông Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố được.
"Đã đến lúc phải thay đổi thể chế, thay đổi chính sách trong đó có vấn đề sở hữu đất đai. Nếu vẫn giữ sở hữu đất đai là thuộc về nhà nước mà nhân danh sở hữu toàn dân để các nhóm lợi ích tha hồ cướp bóc thì vấn đề sẽ còn gay gắt lắm," GS Tương Lai nói.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét