Vụ Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình và Repsol: Bàn về pháp trị - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình và Repsol: Bàn về pháp trị


Ảnh tư liệu

Nguyên tắc của “pháp trị – rule of law” (hay nhà nước pháp trị – Etat de Droit) là quan chức nhà nước “làm gì thì cũng phải theo luật mà làm”. Còn người dân thì “được quyền làm mọi thứ mà luật không cấm”.

Đơn giản chỉ có vậy nhưng quan chức nhà nước CSVN không bao giờ ý thức được. Bởi vì, nguyên nhân là Việt Nam chỉ có “pháp quyền” và “nhà nước pháp quyền”. Học giả Việt Nam đến bây giờ còn loay hoay tìm cách định nghĩa hai từ khái niệm này. Mỗi người diễn giải mỗi ý, theo cái cách của mình. Rốt cục ý ngày càng đi xa các khái niệm “the Rule of Law” và “l’Etat de Droit”.

Các vụ “ngồi xổm lên luật” như vụ Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam sau này sẽ trả giá rất đắt. Hôm trước tôi có viết, vụ Trịnh Vĩnh Bình chỉ là “pháo tép” so với “bom nguyên tử” là vụ Trịnh Xuân Thanh.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, nghe “làng báo phe ta” loan tin là ông Bình đã thắng kiện. Vụ này có thiệt thì nhà nước CSVN sẽ phải đền bồi cho ông Bình 1 tỉ 250 triệu đô la.

Theo tôi, tập quán của các tòa quốc tế về kinh tế, ít khi nào có bên thắng 100% hay bên thua 100%. Thông thường là “chia hai trái táo, năm mươi, năm mươi. Tức là, trong vụ Trịnh Vĩnh Bình, tôi nghĩ là phía nhà nước CSVN sẽ “thương lượng” với ông Bình, “chia hai trái táo”, xin được bồi thường 500 triệu, thí dụ vậy. (Dầu vậy tôi nghĩ nhiều lắm là 100 triệu max).

Vụ Trịnh Xuân Thanh, chứng tỏ nhà nước Việt Nam không phải là một nhà nước xây dựng trên nền tảng “Rule of Law” (hay Etat de Droit). Việc cho gián điệp sang một quốc gia khác bắt cóc người, Việt Nam vi phạm đủ thứ luật.

Vụ này (nếu không giàn xếp ổn thỏa) sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến bang giao hai nước Việt Nam và Đức. Sau đó ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và khối EU. Nhưng điều quan trọng hơn hết, khi Việt Nam không coi luật quốc tế ra gì hệ quả là Việt Nam không còn được luật quốc tế bảo vệ nữa.

Không được luật quốc tế bảo vệ, Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích của mình ở HS, TS và Biển Đông?

Vụ Repsol rút giàn khoan vừa rồi cho ta thấy áp lực của TQ đồng thời sự “cô đơn” của Việt Nam trong vấn đề tranh chấp với TQ.

Giàn khoan Repsol khoan trên thềm lục địa của Việt Nam. Đây là “quyền” của Việt Nam được luật quốc tế bảo vệ. Vậy mà không có nước nào lên tiếng cảnh báo hành vi “côn đồ” của TQ qua việc hăm dọa Việt Nam “mầy không rút tao đánh”.

Cái gọi là “pháp quyền” của Việt Nam, (mà học giả Việt Nam đang mày mò diễn giải mỗi người một cách), thực ra là cán bộ CSVN ngồi xổm lên luật, từ luật quốc gia đến luật quốc tế, dùng “luật” để bắt bớ những người không đồng tình với họ.

Tức là “pháp quyền” còn tệ hại hơn cả “rule by law”, “dụng pháp trị”, tức dùng luật để cai trị (nhưng người lãnh đạo đứng trên luật).

“Dụng pháp trị” dầu sao quan chức nhà nước cũng “làm đúng luật”, tức có tôn trọng luật. Trong khi “pháp quyền” của Việt Nam thì, ô thôi loạn xạ cả lên. Nhà nước diễn giải theo cách (dĩ nhiên) có lợi nhứt để giữ quyền.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, hay vụ Trịnh Xuân Thanh, đều là hệ quả của nền “pháp quyền” loạn xạ xà ngầu, trên bảo dưới không nghe.

Hy vọng là qua hai vụ này, nhà nước CSVN và giàn học giả của mình “định vị” lại cho thống nhứt, thế nào là “pháp quyền”?

Bởi vì người dân luôn lãnh búa trước những việc làm ngu xuẩn của kẻ cầm quyền.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình mỗi người dân “móc túi”, ít ra 15 đô la để trả.

Còn vụ Trịnh Xuân Thanh, mất biển mất đảo, ước tính hàng trăm ngàn, hàng triệu tỉ đô la. Cháu con Việt Nam đời đời không có biển, không có đảo.

Bởi vậy, so sánh thì vụ Trịnh Vĩnh Bình chỉ là “pháo tép” mà thôi. Mà nhìn xa, thì đó là hệ quả của việc nhặp nhằng khái niệm “pháp quyền” với “pháp trị”, tức “Rule of Law” (hay Etat de Droit).


Mời xem Video: Ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi tòa án, mặt cười tươi, vui mừng, giơ hai tay như người chiến thắng. Có lẽ ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng?



FB Trương Nhân Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad