Thua cuộc, cay cú, không chấp nhận một người như Donald Trump làm tổng thống, phe Dân Chủ đã tìm đủ mọi lý do để đánh phá, nhũng nhiễu Tổng thống không ngừng nghỉ, cùng với sự hỗ trợ của hầu hết các cơ quan truyền thông dòng chính.
Nhưng mọi kịch bản của họ bị phá sản. Cuối cùng họ nhận được báo cáo của một kẻ nặc danh (whistleblower) về cuộc nói chuyện điện thoại giữa Donald Trump với Tổng thống Ukraine nói rằng, Donald Trump đã dùng viện trợ quân sự để gây áp lực lên phía Ukraine (quid pro quo) buộc Ukraine mở cuộc điều tra về tham nhũng của cha con ông Joe Biden tại Ukraine, cựu Phó tổng thống của Barack Obama, ứng viên của phe Dân Chủ cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2020.
Thế là phe Dân Chủ vội vã tiến hành cuộc điều tra ''luận tội'' tại Hạ viện vào tháng 9-2019 và kết luận Tổng thống ''lạm quyền'' và ''cản trở quốc hội trong cuộc điều tra''. Sau hai tuần chần chừ, họ chuyển hồ sơ ''luận tội'' qua Thượng viện để mở phiên toà xét xử.
Hai ''tội'' mơ hồ mà phe Dân Chủ Hạ Viện chụp lên đầu TT Trump đều không phải là tội, vì không có bất cứ một bằng chứng cụ thể nào.
Cái ''tội'' mà phe Dân Chỉ cáo buộc đều dựa trên những lời nghe qua nói lại của người này, người kia. Những nhân chứng trong cuộc điều trần đều thiếu khách quan, thậm chí dối trá, được phe Dân Chủ chọn lựa hầu hết là những người từng có hận thù cá nhân với Trump, từng bị Trump cách chức, sa thải.
Về tội thứ nhất! Transcript của cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Ukraine cho thấy không hề có bất cứ áp lực, một "quid pro quo" nào từ phía Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Ukraine cũng xác nhận như vậy. Còn việc chuẩn chi viện trợ vào thời điểm thích hợp nào nằm trong nghị trình làm việc và quyền hạn của tổng thống.
Về tội thứ nhì! Cuộc ''luận tội'' của phe Dân Chủ thực chất là một trò chơi chính trị, cố ý bôi bẩn và triệt hạ uy tín của Tổng thống Donald Trump, vậy làm sao Tổng thống có thể ''hợp tác''? Thái độ phản ứng của tổng thống là quyền tự vệ chính đáng, như với mọi người khác.
Ông Ari Melber, luật sư, nhà báo, người dẫn chương trình trên NBC News và MSNBC nói rằng, lý luận của phe Dân Chủ quá yếu. Hiến Pháp Mỹ cho phép tổng thống có quyền chống lại quốc hội, kể cả việc thưa kiện quốc hội lên tới Tối Cao Pháp Viện, do đó ông không hiểu tại sao không hợp tác với quốc hội lại là một tội có thể bị đàn hặc và truất phế được. Tam quyền phân lập không có nghiã là hành pháp phải nghe lệnh của lập pháp.
Sau một cuộc tranh luận dài dòng, nhàm chán kéo dài 10 ngày giữa một bên là các luật sư và cộng sự của Tổng thống, một bên khác là các thành viên của đảng Dân Chủ đóng vai trò công tố, cuộc bỏ phiếu trong ngày 31 tháng 1 với tỷ lệ 51-49 đã bác bỏ việc triệu tập thêm nhân chứng mới.
Ngay tức thì phe Dân Chủ mà đại diện là bà Chủ tịch Hạ viện Pelosi cho rằng, “không có nhân chứng nào thì phán quyết vô giá trị".
Vậy thử hỏi rằng, 17 nhân chứng được phe Dân Chủ chọn lựa để luận tội là cái gì? Họ đã có toàn quyền triệu tập mọi nhân chứng cơ mà? Họ ''luận tội'' và cáo buộc rồi thì ra toà phải chứng minh lập luận của mình là đúng chớ! Sao lại có chuyện đã ''kết tội'' xong rồi còn đòi thêm nhân chứng mới để xác nhận ''tội''?
Mặt khác, nếu phe Dân Chủ muốn thêm nhân chứng mới thì họ cũng sẽ phải chấp nhận nhân chứng từ phe Cộng Hoà, kể cả kẻ nặc danh Whistleblower? Nếu hai bên cứ đôi co suốt như vậy thì phiên toà sẽ không biết kéo dài đến bao giờ! Đó cũng là chủ trương của phe Dân Chủ khi nhìn nhận trước kết cục.
Vả lại, chủ toạ phiên toà, ông John Robert, không quyết định việc gọi thêm nhân chứng mới mà thông qua một cuộc bỏ phiếu dân chủ. Dân chủ là phải tôn trọng đa số!
Khi ở Hạ Viện, phe Dân Chủ nắm đa số nên tự tung tự tác trong khi không có bất kỳ một thành viên đảng Cộn g Hoà đồng ý, thì sao? Cứ phải tuân theo ý của phe Dân Chủ thì phiên toà mới là có giá trị à?
Cuộc chiến tranh giành quyền lực thật tàn nhẫn và khốc liệt. Người ta không từ thủ đoạn thâm hiểm, ác độc nào, kể cả vu khống! Dù cuộc chiến không đổ máu nhưng đối phương có thể tan gia, bại sản, thậm chí ngồi tù vì những đòn bẩn thỉu, ghê tởm.
Trong tối ngày 4 tháng 2, khi trao bản Thông điệp Liên Bang cho bà Chủ tịch Ha viện Nancy Pelosi, ông Trump đã không bắt tay bà Pelosi dù bà ta đưa tay ra trước; khi ông Trump kết thúc Thông điệp, bà Pelosi đã xé toạc bản văn thông điệp trước mặt các bá quan văn võ - cho thấy một sự thù hận cay nghiệt, không thể nào khoả lấp, giữa các đảng phái chính trị!
Một tổng thống trong ba năm qua đã mang lại cho nước Mỹ những thành quả lịch sử đáng khâm phục, nhưng với đảng đối lập điều đó không quan trọng, quan trọng hơn với họ là quyền lực, bất chấp lợi ích của quốc gia!
Liệu phiên toà có khép lại hoàn toàn những mâu thuẫn và xung đột giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà?
Chắc chắn sẽ không! Phiên toà hôm nay chỉ kết thúc một màn kịch đựoc ấp ủ từ suốt 3 năm qua của đảng Dân Chủ. Cuộc cọ xát sẽ còn tiếp tục diễn ra!
Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler tuyên bố các cuộc điều tra vẫn sẽ tiếp tục sau khi có biểu quyết của Thượng viện.
Có nghĩa rằng, đứng bao giờ ảo tưởng sân khấu chính trị Mỹ bình lặng, nhất là khi những kẻ thua cuộc, tiểu nhân, hèn nhát nhưng khao khát quyền lực, vẫn còn khoác trên mình quần áo mũ mão của các diễn viên!
© Lê Diễn Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét