Chiến dịch kéo dài 4 năm chống lại Tổng thống Donald Trump - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Chiến dịch kéo dài 4 năm chống lại Tổng thống Donald Trump


Luật sư Lin Wood trong nhóm của Tổng thống Trump đã tweet sáu dòng tweet liên tiếp, chỉ ra rằng Hoa Kỳ hiện đang trong cuộc chiến giữa thiện và ác với ĐCSTQ và hy vọng rằng nhiều người Mỹ có thể nhận ra rõ ràng rằng kẻ thù thực sự là ĐCSTQ. (Getty)


Nỗ lực làm suy yếu vị thế và quyền lực của Tổng thống Donald Trump chưa từng dừng lại kể từ năm 2016.


Những đòn thúc đẩy hậu bầu cử để gây áp lực khiến Tổng thống Donald Trump phải nhượng bộ, bất chấp nhiều cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri và những tranh chấp pháp lý đang diễn ra, không phải là một sự cố cá biệt.


Đây là đỉnh điểm của một chiến dịch kéo dài 4 năm chống lại ông Donald Trump, bắt đầu từ lần tranh cử tổng thống đầu tiên của ông vào năm 2016, khi FBI mở một cuộc điều tra có động cơ chính trị về chiến dịch của ông. Trong 4 năm tiếp theo khi ông tại vị, đã có những nỗ lực nhất quán nhằm gạt bỏ ông khỏi chức vụ Tổng thống, đầu tiên là thông qua câu chuyện thông đồng với Nga và sau đó là thông qua vụ luận tội phế truất.


The Epoch Times muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số nỗ lực chính được thực hiện để chống lại đương kim Tổng thống của Hoa Kỳ.



Đây là một vấn đề vượt quá giới hạn của các đảng phái, vì nó không chỉ là một cuộc tấn công vào cá nhân ông Trump, mà còn là một cuộc tấn công vào văn phòng Tổng thống, và cùng với đó, là một cuộc tấn công vào nền tảng của nước Mỹ.


Đọc thêm »


Cuộc điều tra có động cơ chính trị


Vào năm 2016, FBI dưới thời chính quyền Obama đã mở một cuộc điều tra có động cơ chính trị đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump. Dựa trên thông tin công khai, chúng ta biết cuộc điều tra được bắt đầu dựa trên một bằng chứng mong manh nhất, đó là lời nhận xét từ một cố vấn cấp thấp thuộc chiến dịch của ông Trump với đại sứ Úc tại London. Trên thực tế, cuộc điều tra chủ yếu dựa vào “Hồ sơ Steele” thiếu uy tín, do cựu điệp viên MI6 Christopher Steele lập nên, thay mặt cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton và Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC).


Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump bước lên Air Force One tại Căn cứ chung Andrews ở Maryland vào ngày 11/9/2020. (Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)


Cái bóng của vụ bê bối Trump-Nga


Bản thân cuộc điều tra về vụ "Bê bối Nga", hay còn gọi là Crossfire Hurricane của FBI không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và Nga. Tuy nhiên, các cuộc điều tra đang diễn ra, bao gồm cả những rò rỉ có chọn lọc cho giới truyền thông, sẽ tạo ra câu chuyện trước công chúng rằng ông Trump đã thông đồng với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Điều này đã phủ bóng đen lên nhiệm kỳ tổng thống của ông trong vài năm đầu tiên, và hạn chế các hành động của ông cả trong nước và quốc tế. Một số thành viên Quốc hội đã đi xa tới mức kêu gọi cuộc luận tội để phế truất ông vì những cáo buộc sai trái này.


Cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang FBI James Comey, phát biểu trong phiên điều trần hôm Thứ Tư, ngày 30/9/2020 tại Capitol Hill ở Washington, DC. Ủy ban đang lật lại cuộc điều tra của FBI về chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump năm 2016 và sự can thiệp bầu cử của Nga. (Ảnh của Stefani Reynolds-Pool / Getty Images)


FBI dưới sự chỉ đạo của 2 người Comey và McCabe


Dưới thời của Giám đốc James Comey và Phó Giám đốc Andrew McCabe, FBI đã tích cực làm việc chống lại Tổng thống Trump. Ông McCabe đã trực tiếp tham gia vào cuộc điều tra Crossfire Hurricane, làm việc với đặc vụ FBI Peter Strzok và luật sư FBI Lisa Page. Sau khi Tổng thống Trump sa thải ông Comey vào tháng 5/2017, ông McCabe càng tích cực thúc đẩy cơ quan này điều tra thêm về ông Trump. FBI dưới quyền của ông McCabe đã đi xa hơn khi đề nghị quan chức Bộ Tư pháp là ông Bruce Ohr liên hệ lại với cựu điệp viên Steele, mặc dù nhiều tuyên bố trong hồ sơ của người này đã bị bác bỏ vào thời điểm đó, và FBI đã cắt đứt quan hệ với anh ta vì những tiết lộ của anh ta với giới truyền thông.


Tòa nhà New York Times ở Thành phố New York, N.Y., vào ngày 30/6/2020 (Johannes Eisele / AFP qua Getty Images)


Giới truyền thông


Có lẽ một trong những lực lượng chống phá ông Trump mạnh mẽ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông là giới truyền thông. Trong 5 năm qua, họ đã không ngừng công bố nhưng thông tin sai lệch và không chính xác về Tổng thống Trump, nhưng lại luôn tìm cách giảm thiểu hoặc phớt lờ những thành tích thực tế của ông. Họ tìm mọi cách để công khai miêu tả ông như một tổng thống bất hợp pháp. Dạng tin tức này đã tạo ra một làn sóng của phẫn nộ, thù ghét và bất ổn ở Mỹ. Nó đã dẫn đến các mối đe dọa đối với cuộc sống của Tổng thống Trump và hành động bạo lực đối với những người ủng hộ ông.


Quan khách tham dự sự kiện Ngày Quốc Khánh Mỹ 2020 lắng nghe khi Tổng thống Donald J. Trump có bài phát biểu vào Thứ Bảy, ngày 4/7/2020, tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng. (Ảnh chính thức từ Nhà Trắng / Andrea Hanks)


Luận tội phế truất Tổng thống Trump


Vào ngày 18/12/2019, Hạ viện Mỹ đã thực hiện cuộc luận tội phế truất Tổng thống Trump hoàn toàn theo đường lối đảng phái. Mặc dù Thượng viện Mỹ sau đó đã bác bỏ cáo buộc này, nhưng nó đã để lại một dấu ấn trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và kéo cả đất nước vào một cuộc công kích công khai kéo dài nhiều tháng trên các phương tiện truyền thông.


Trung tâm của cuộc luận tội là cuộc điện đàm mà Tổng thống Trump thực hiện vào ngày 25/7/2019 để gọi tới cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong cuộc gọi này, ông Trump bày tỏ hy vọng rằng các cáo buộc tham nhũng tiềm ẩn liên quan đến cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ được điều tra. Với những thông tin được công bố rộng rãi vào thời điểm đó, đã có những lo ngại chính đáng rằng một số phần tử xấu đã lợi dụng ảnh hưởng chính trị của Mỹ và trục lợi từ tiền đóng thuế của người dân Ukraine.



Vào thời điểm đó, đã có thông tin công khai cho biết, con trai Hunter của ông Joe Biden đã nhận hàng chục nghìn USD mỗi tháng từ một công ty năng lượng khổng lồ của Ukraine. Đồng thời, ông Biden khi đó đang là Phó Tổng thống đương nhiệm, đã gây áp lực buộc Tổng thống Ukraine sa thải một công tố viên - theo cách nói của ông. Đây là điều kiện tiên quyết để Ukraine nhận được khoản viện trợ trị giá 1 tỷ USD từ nước ngoài. Chính vị công tố viên đó là người đã điều tra công ty năng lượng Ukraine Burisma, cũng như hội đồng quản trị của nó, trong đó bao gồm cả Hunter Biden.


Một nhân viên y tế lấy một mẫu bệnh phẩm từ một người dân để xét nghiệm virus corona, trên một đường phố ở Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 15/5/2020. (Nguồn ảnh: STR / AFP / Getty Images)


Virus Corona Vũ Hán


Các đối thủ của Tổng thống Trump đã cáo buộc ông xử lý không thỏa đáng và hành động muộn màng khi đại dịch virus Corona Vũ Hán (hay còn gọi là virus ĐCSTQ) bùng phát. Tuy nhiên, những nhận định này hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra hồi đầu năm 2020. Vào ngày 2/2/2020, chính quyền Tổng thống Trump đã cấm tất cả các chuyến du lịch nước ngoài từ Trung Quốc - nơi khởi nguồn của virus Corona Vũ Hán. Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định này dù đi ngược lại lời khuyên của một số cố vấn hàng đầu của ông, và hành động này đi trước những động thái tương tự của hầu hết các quốc gia khác vào thời điểm đó.


Trong khi đó, các đối thủ của ông trong lĩnh vực chính trị và truyền thông lại gọi quyết định này là sự bài ngoại và phản ứng thái quá. Nhìn lại trong thời điểm hiện tại, quyết định này trên thực tế vô cùng có giá trị trong việc giúp làm chậm sự lây lan của virus. Khi virus Corona Vũ Hán lây lan ở Hoa Kỳ, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường khả năng thực hiện xét nghiệm trên toàn nước Mỹ. Chính quyền của ông đã phối hợp với các chính quyền cấp tiểu bang để cung cấp cho họ sự trợ giúp liên bang cần thiết, sử dụng đạo luật sản xuất quốc phòng để buộc các công ty sản xuất thiết bị y tế quan trọng như máy thở, cung cấp hàng tỷ USD từ các khoản tài trợ của liên bang và nới lỏng các quy định của liên bang cho các công ty dược phẩm lớn để thúc đẩy sự phát triển của vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán.


Các binh sĩ quân đội Trung Quốc diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 28/4/2020. (Nguồn ảnh: Lintao Zhang / Getty Images)


Can thiệp từ nước ngoài


Hoàn toàn chính xác khi khẳng định, ông Trump chính là đối thủ lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tổng thống Donald Trump đã phá vỡ chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dựa trên niềm tin rằng, thông qua kết nối và phát triển kinh tế, thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ phát triển từ một chế độ độc tài sang một quốc gia dân chủ hơn. Trên thực tế, chiến lược xoa dịu này chỉ dẫn đến việc Hoa Kỳ bị "chảy máu" hàng nghìn tỷ USD và hàng trăm nghìn việc làm sang Trung Quốc.


Và thay vì trở nên dân chủ hơn, chế độ ĐCSTQ đã lợi dụng sự giàu có này để thúc đẩy chế độ độc tài của mình, tạo ra chế độ chuyên chế có công nghệ tiên tiến nhất mà thế giới từng chứng kiến. ĐCSTQ đã liên tục chống lại ông Trump trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, cả công khai và tại hậu trường. Bắc Kinh đã sử dụng các kênh tuyên truyền trong nước và ở nước ngoài — thường là dựa vào các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ — để phỉ báng ông Trump, thậm chí đổ vấy sự bùng phát của virus ĐCSTQ ở Vũ Hán là do quân đội Mỹ.



Một chiếc xe bọc thép của cảnh sát tuần tra một ngã tư, trong khi một tòa nhà bị đốt cháy bởi những kẻ bạo loạn ở Kenosha, Wis., vào ngày 24/8/2020. (Brandon Bell / Getty Images))


Phong trào Black Lives Matter


Phong trào Black Lives Matter (BLM) đứng sau các cuộc bạo động đã gây rúng động khắp các thành phố Mỹ trong phần lớn thời gian của năm nay. Nhóm này đã lợi dụng các mối quan tâm của người dân về nạn phân biệt chủng tộc và sử dụng chúng để biện minh cho việc thúc đẩy một chương trình nghị sự theo chủ nghĩa Marx. Trong một video năm 2015, người đồng sáng lập BLM là bà Patrisse Cullors đã mô tả bản thân và những người đồng sáng lập của bà là “những người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx”.


Cũng giống như ở Nga, Trung Quốc, Cuba và Venezuela, những người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx đã khai thác những lý do chính đáng để thúc đẩy chương trình nghị sự của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người trong số những người đã sống qua thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc vào những năm 1960 đã nhận xét rằng, các cuộc bạo loạn ở Hoa Kỳ vào mùa hè vừa qua, bao gồm cả việc lật đổ các bức tượng lịch sử, giống với những gì diễn ra trong cuộc Đại Cạch mạng Văn hóa ở Trung Quốc đến kỳ lạ. Kết quả là một bầu không khí hỗn loạn và bất an đã bao trùm toàn bộ nước Mỹ.


Một cựu thành viên Antifa chia sẻ với Foxnews rằng, Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ. (Getty)


Băng đảng Antifa


Trùm kín người với trang phục đen bao gồm áo giáp, mũ bảo hiểm và mặt nạ, đồng thời được huấn luyện về khả năng kích động và chiến đấu cơ bản, những kẻ cực đoan Antifa đã tham gia vào nhiều hành vi bạo lực trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Trong nhiều trường hợp, những hành động bạo lực này nhắm trực tiếp đến lực lượng cảnh sát và tài sản của chính phủ, bao gồm việc sử dụng vũ khí, đá và cocktail Molotov (còn gọi là bom xăng hay bom dầu).


Tuy nhiên, các thành viên Antifa thậm chí đã tấn công trực tiếp vào những công dân bình thường không có vũ khí, chỉ đơn giản vì họ ủng hộ Tổng thống Trump. Chúng ta đã thấy điều này xảy ra 2 lần ở Washington, nơi nhiều người dân đã tập trung để ủng hộ Tổng thống Trump rồi sau đó bị tấn công khi đi một mình trong thành phố vào ban đêm. Việc những phần tử cực đoan Antifa sử dụng lực lượng kiểu dân quân để đe dọa và tấn công vật lý người dân vì niềm tin chính trị của họ, tạo ra một bầu không khí sợ hãi mạnh mẽ và chống lại các giá trị cơ bản nhất của nước Mỹ.


Đài tưởng niệm Washington đối diện Hồ bơi phản chiếu từ Đài tưởng niệm cố Tổng thống Lincoln khi mặt trời mọc trên bầu trời đầy mây trong Ngày Cựu chiến binh 11/11/2020 ở Washington, DC. Ngày Cựu chiến binh là ngày người Mỹ tôn vinh những người đã phục vụ đất nước trong Lực lượng vũ trang. (Ảnh của Samuel Corum / Getty Images)


Chính phủ thường trực


Mặc dù trên cương vị Tổng thống, ông Trump là người lãnh đạo cơ quan hành pháp của nước Mỹ, nhưng khi nhậm chức, ông đã thừa hưởng một chính phủ liên bang với hàng trăm nghìn nhân viên. Không có gì bí mật khi nhiều quan chức trong chính phủ Hoa Kỳ đã tích cực tìm cách phá hoại hoặc thậm chí công khai hoạt động chống lại Tổng thống Trump. Nhiều người trong chính quyền đã bị dẫn dắt bởi những thông tin sai lệch do các tổ chức truyền thông đăng tải khiến họ tin rằng bản thân đang làm điều đúng đắn và rằng bằng cách chống phá Tổng thống Trump, họ đang đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Trên thực tế, họ đã gây ra sự bất đồng trên khắp đất nước, bằng cách ngăn cản một Tổng thống được bầu hợp pháp thực hiện ý nguyện của người dân.



Cố vấn Đặc biệt Robert Mueller phát biểu về cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở Washington, DC, vào ngày 29 tháng 5 năm 2019 (Ảnh của MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)


Cuộc điều tra 'bê bối Nga' của cố vấn đặc biệt Mueller


Sau vụ sa thải Giám đốc FBI Comey, Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein đã giao nhiệm vụ cho cựu Giám đốc FBI Robert Mueller tiếp tục cuộc điều tra của cơ quan này về cáo buộc Tổng thống Trump đã thông đồng với Nga. Trong bản báo cáo cuối cùng, Mueller sẽ kết luận rằng không có bằng chứng nào về sự thông đồng đó. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra sau một cuộc điều tra kéo dài gần 2 năm, đã tạo thêm nhiều khoảng trống thời gian để giới truyền thông và các đối thủ chính trị của ông Trump có cơ hội miêu tả ông Trump là một tổng thống bất hợp pháp vì những cáo buộc về mối liên hệ giữa ông và nước Nga.


Khi Putin đặt một quả bóng vào tay ông Trump và nói: “Quả bóng này giờ nằm trên sân của ông”. (Ảnh chụp từ video)


Rò rỉ thông tin bất hợp pháp


Trong suốt 4 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã liên tục gặp phải cản trở vì các vụ rò rỉ tin tức có chọn lọc nhằm phá hỏng nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Một số vụ rò rỉ này có thể cấu thành tội, chẳng hạn như vụ rò rỉ bản ghi chép các cuộc trò chuyện của Tổng thống Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài — đây có thể xem là một tội trọng. Quan chức tài chính Natalie Edwards bị kết tội làm rò rỉ bất hợp pháp các báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) về các giao dịch tài chính của cựu nhân viên thuộc chiến dịch của ông Trump là ông Paul Manafort, cùng những người khác.


Nhân viên phòng phiếu dán bảng trắng lên các cửa sổ của khu vực kiểm phiếu tại Trung tâm TCF ở Detroit vào ngày 4/11/2020. (Seth Herald / AFP qua Getty Images)


Siêu gian lận bầu cử năm 2020


Sau cuộc bầu cử ngày 3/11, hàng chục cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri hoặc các hành vi bất hợp pháp khác liên quan đến việc kiểm phiếu đã xuất hiện. Hàng chục nhân viên phòng phiếu tại nhiều tiểu bang đã đưa ra lời khai có tuyên thệ và sẵn sàng đối mặt với sự trừng phạt của luật pháp nếu khai man, để nêu chi tiết những bất thường về cách đếm phiếu bầu. Họ cho biết cách những nhân viên bầu cử được hướng dẫn thực hiện những thay đổi bất hợp pháp đối với lá phiếu, về việc họ không thể kiểm phiếu đúng quy trình, và việc họ thấy ​​những lá phiếu mới xuất hiện một cách bí ẩn.


Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã đệ trình một số vụ kiện để khiếu nại quá trình kiểm phiếu trong cuộc bầu cử năm nay. Họ lập luận rằng, chỉ riêng ở Pennsylvania, có đến 600.000 phiếu bầu đáng lý phải bị vô hiệu, vì các quan sát viên bầu cử của đảng Cộng hòa đã không thể chứng kiến ​​quá trình xử lý phiếu bầu.



Kể từ khi nhà tài phiệt Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống, một bộ phận đáng kể công chúng Mỹ đã vì ông mà hoàn toàn “loạn trí”... (Getty)


Thêu dệt những câu chuyện về Tổng thống Trump


Việc thêu dệt những câu chuyện sai lệch để công kích Tổng thống Trump đã trở nên phổ biến kể từ khi ông đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ. Có lẽ câu chuyện đáng chú ý nhất, là tuyên bố rằng ông Trump bảo vệ chủ nghĩa tân Quốc xã ở Charlottesville, Virginia. Trên thực tế, Tổng thống Trump nói rằng có "những người rất tốt ở cả 2 bên", nhăc đến việc nhiều người "ở đó để phản đối việc hạ bệ một bức tượng rất, rất quan trọng đối với họ và việc đổi tên công viên từ Robert E. Lee thành một tên khác".


Tổng thống Trump đặc biệt nhấn mạnh: "Tôi không nói về những người theo chủ nghĩa tân quốc xã và những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, bởi vì cần phải hoàn toàn lên án họ - nhưng các bạn có nhiều người trong nhóm đó không phải là những người theo chủ nghĩa tân phát xít và chủ nghĩa dân tộc da trắng". Dù cho đã thông tin công khai về phát biểu của ông, Tổng thống Trump lại tiếp tục nhận được những câu hỏi trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, đặc biệt là trong mùa bầu cử, liệu ông có sẵn sàng "bác bỏ chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng" hay không. Trên thực tế, đã rất nhiều lần ông Trump tuyên bố không ủng hộ chủ nghĩa này, thậm chí cả trước khi ông trở thành Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Đọc thêm »



© Du Miên
    NTDVN
    Theo Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad