Liệu một chính quyền Biden có đưa nước Mỹ bước vào đợt suy thoái lần thứ ba? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Liệu một chính quyền Biden có đưa nước Mỹ bước vào đợt suy thoái lần thứ ba?


Liệu một chính quyền Biden có đưa nước Mỹ bước vào đợt suy thoái lần thứ ba? (Tổng hợp)


Đầu tiên, có thể sẽ có người thắc mắc, đợt suy thoái lần thứ ba là gì? Chúng ta vốn chỉ có một đợt suy thoái mà hầu như ai cũng đều biết, đó chính là cuộc Đại Suy thoái kéo dài từ năm 1929 đến cuối những năm 1930.


Nếu giả sử trong trường hợp mọi thứ cuối cùng vẫn nghiêng về phía Đảng Dân chủ, tức là ứng viên Joe Biden sẽ chính thức trở thành tân Tổng thống, trong khi đó Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện, nước Mỹ có lẽ sẽ trải qua một cuộc đại suy thoái lần thứ ba. Và lần này có thể là đợt suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử đối với người dân Hoa Kỳ.


Nhiều người từng nghe cách Tổng thống Franklin Roosevelt “cứu” nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái đầu tiên bằng cách theo đuổi và thúc đẩy các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời tiêu tốn hàng đống tiền ngân sách.



Không ít người bây giờ thậm chí vẫn còn nhìn nhận ông Franklin Roosevelt là một vị Tổng thống vĩ đại, tuy nhiên, những gì mọi người hay được nghe chỉ là sự nhào nặn của truyền thông cánh tả. Chính các chính sách của ông Roosevelt mới là thứ đã đẩy nước Mỹ từ suy thoái thành Đại Suy thoái, chứ không phải ngược lại.


Đọc thêm »


Mặc dù vậy, đa số vẫn nhìn nhận cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 là đợt suy thoái duy nhất mà Hoa Kỳ từng trải qua.


Phải nói thẳng rằng, sách lịch sử ngày nay đã bị những người theo trường phái cấp tiến chắp bút, do đó không nhiều người biết hay có bất kỳ thông tin gì về một cuộc suy thoái khác vào năm 1920 cả.


Vào năm 1920, nhờ các chính sách của vị Tổng thống cấp tiến khác của Đảng Dân chủ - Woodrow Wilson, mà tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng vọt lên 20%. Tổng sản phẩm quốc dân đã giảm 17%. Đó đích thực là một thảm họa đối với nước Mỹ.


Cần nhớ rằng thời bấy giờ không có phúc lợi, Medicare, Medicaid, tem phiếu thực phẩm, an sinh xã hội hoặc bất kỳ chương trình hỗ trợ nào của chính phủ. Điều đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự suy sụp về kinh tế.


Vậy câu hỏi là, chính phủ Mỹ thời bấy giờ đã làm gì?


Câu trả lời thường thấy sẽ là: Như ngày nay, chính phủ chắc chắn phải thiết lập các gói kích thích kinh tế lớn. Chính phủ hẳn đã bắt đầu một chương trình phúc lợi sâu rộng để cứu người dân của mình.



Nhưng thực ra hoàn toàn ngược lại. Những gì chính phủ Mỹ lúc đó làm vào năm 1920 là bầu chọn những người có trách nhiệm về mặt tài chính, những người sẽ nắm quyền vào tháng 3 năm 1921 và đưa ra những quyết định khó khăn mà hầu hết các chính trị gia đương thời sẽ không bao giờ có can đảm thực hiện.


Chính quyền mới đắc cử của Tổng thống Warren G. Harding - Phó Tổng thống Calvin Coolidge (Đảng Cộng hòa) sau đó đã quyết định cắt giảm gần một nửa ngân sách của chính phủ liên bang trong vòng hai năm.


Ai có thể tưởng tượng được rằng nếu ngày hôm nay một người tuyên bố đề xuất các phương án cắt giảm như vậy, những người cánh tả có cảm thấy “xuất huyết” hay không? Nhìn chung, những người trung thành với Đảng Cộng hòa sẽ có xu hướng làm như vậy.


Giờ chúng ta tiếp tục nhìn lại lịch sử...


Thuế đã được cắt giảm cho tất cả mọi người. Ngay cả Cục Dự trữ Liên bang cũng bị kiềm chế đáng kể và may mắn thay, hầu như không can thiệp gì cả.


Mọi thứ lúc này trở nên khủng khiếp, nhưng khó khăn cũng chỉ kéo dài khoảng 1 năm.


Thay vì ngồi than vãn và khóc lóc như nhiều người hiện nay, người dân Mỹ đã làm những gì họ phải làm, hoặc ít nhất đã từng làm. Họ nhẫn nhịn, chịu đựng khó khăn kinh tế và chỉ sáu tháng sau, đến tháng 8 năm 1921, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 20% xuống còn 6,7%.


Tổng thống Harding đột ngột qua đời vào năm 1923, và Phó Tổng thống Great Calvin Coolidge vẫn tiếp tục các chính sách cũ. Vào cuối năm đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,4%, giảm 88%.



Người Mỹ từng nghe thuật ngữ “Tuổi 20 bùng nổ”. Thực ra, chính các chính sách của Harding và Coolidge đã làm nên tiếng vang trong những năm 20 của thế kỷ trước. Không phải là các gói kích thích hay sự can thiệp nào của chính phủ. Không có bất kỳ gói cứu trợ nào. Các công ty được phép phá sản, và những công ty mới cũng lần lượt mọc lên. Chủ nghĩa tư bản cho phép mọi thành phần phát triển trong một môi trường như vậy, và nó đã làm được.


Tất cả các bài học đều có ở đây. Chủ nghĩa tư bản so với chủ nghĩa xã hội, chính phủ so với khu vực tư nhân. Mọi thứ đều đã được thử trước đây. Không có gì mới, và lịch sử cho thấy những gì đã hiệu quả và những gì chưa.


Nếu Đảng Dân chủ và phe cánh tả đánh cắp thành công cuộc bầu cử, thì vào năm 2024, nước Mỹ có thể sẽ còn tệ hại hơn so với năm 1920 rất nhiều lần. Các chính sách của Đảng Dân chủ có xu hướng mở rộng quyền lực của chính phủ, và can thiệp “bàn tay hữu hình” vào sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Ngược lại, Đảng Cộng hòa thường có xu hướng thu hẹp quy mô chính phủ và ít có sự can thiệp hơn, đồng thời cũng đẩy mạnh các chính sách giảm thuế nhằm kích thích sự tăng trưởng mạnh trong khu vực tư nhân.


Sẽ có nỗi đau ập đến một lúc nào đó, bằng cách này hay cách khác. Giả sử đến năm 2024, nước Mỹ vẫn bình thường, thì chúng ta vẫn phải quyết định xem liệu giải pháp để tránh một cuộc suy thoái khác có phải là chấp nhận đau đớn trong ngắn hạn, nhưng đổi lại sẽ vượt qua được khó khăn nhanh chóng như chính sách mà Tổng thống Warren Harding, Phó Tổng thống Calvin Coolidge theo đuổi; hay thỏa mãn các lợi ích trước mắt mà nhận lại nỗi thống khổ kéo dài như cách mà các chính trị gia cấp tiến của Đảng Dân chủ như Tổng thống Woodrow Wilson, Franklin Roosevelt, hay Barack Obama và ứng viên Joe Biden theo đuổi?


Đọc thêm »



© Hoàng Tuấn
    Theo wnd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad