Ông Pence hoan nghênh các nghị sỹ đảng Cộng hòa phản đối phiếu bầu Đại cử tri - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Ông Pence hoan nghênh các nghị sỹ đảng Cộng hòa phản đối phiếu bầu Đại cử tri


Bây giờ Chủ tịch Thượng viện thực sự là Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence - người bạn đồng hành tranh cử của Tổng thống Trump - được xem là "người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ" lúc này! (Photo by Ty Wright/Getty Images)


Trong một tuyên bố từ chánh văn phòng của mình gửi tới các phóng viên, Phó Tổng thống Mike Pence bày tỏ hoan nghênh những nỗ lực của các nhà lập pháp nhằm thách thức kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn trong Phiên họp chung sắp tới của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1.


Trong kỳ họp này, các nhà lập pháp hàng đầu nước Mỹ sẽ tiến hành kiểm đếm chính thức phiếu bầu của các Đại cử tri.


Tham mưu trưởng của Phó Tổng thống là ông Marc Short đã đưa ra tuyên bố này hôm thứ Bảy (2/1) để khẳng định rằng, ông Pence sẵn sàng xem xét các phản đối theo kế hoạch của các thành viên Hạ viện và các Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đối với các phiếu bầu của Cử tri đoàn dành cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden. Ông Pence sẽ là người chủ trì phiên họp vào ngày 6/1 với tư cách là Chủ tịch Thượng viện.



Ông Short cũng bổ sung rằng, Phó Tổng thống cũng hoan nghênh nỗ lực của các nhà lập pháp để đưa ra bằng chứng về những bất thường trong bầu cử cùng những cáo buộc gian lận bầu cử trước Quốc hội trong kỳ họp tới đây.


Trong thông cáo gửi các hãng truyền thông, vị tham mưu trưởng nêu rõ: “Phó Tổng thống Pence chia sẻ mối quan ngại của hàng triệu người dân Mỹ về gian lận cử tri và những bất thường trong cuộc bầu cử vừa qua".


Điều này diễn ra sau khi một nhóm 11 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tuyên bố ý định tham gia phản đối phiếu bầu của Đại cử tri đoàn từ các bang tranh chấp trước đó trong cùng ngày. Nhóm các nhà lập pháp do Thượng nghị sĩ Ted Cruz dẫn đầu khẳng định, cuộc bầu cử năm 2020 “nêu ra những cáo buộc chưa từng có về gian lận cử tri, vi phạm và thực thi lỏng lẻo luật bầu cử, cùng những bất thường khác trong cuộc bỏ phiếu”.


Họ nói, các cáo buộc gian lận và bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 “vượt quá mức của bất kỳ [cuộc bầu cử nào] trong cuộc đời chúng ta”. Đồng thời, các thành viên đảng Cộng hòa còn bổ sung rằng, "lòng nghi ngờ sâu sắc" đối với các quy trình dân chủ của Hoa Kỳ "sẽ không biến mất nhờ vào phép màu" và "tất cả chúng ta nên thấy quan ngại" về điều đó, dù do các quan chức đắc cử hoặc các nhà báo có tin vào các cáo buộc này hay không.


"Nó đặt ra một mối đe dọa liên tục đối với tính hợp pháp của bất kỳ chính quyền tiếp theo nào", các Thượng nghị sĩ viết trong tuyên bố của họ. Nhóm 11 nhà lập pháp kêu gọi Quốc hội Mỹ chỉ định một ủy ban bầu cử để tiến hành thẩm tra khẩn cấp kết quả cuộc bầu cử trong vòng 10 ngày.


Các Thượng nghị sĩ khẳng định ý định phản đối các lá phiếu, trừ khi và cho đến khi cuộc thẩm tra khẩn cấp kéo dài 10 ngày được hoàn thành.


Nhóm các Thượng nghị sĩ bao gồm ông Ted Cruz (Texas), ông Ron Johnson (Wisconsin), ông James Lankford (Oklahoma), ông Steve Daines (Montana), ông John Kennedy (Louisiana), ông Marsha Blackburn (Tennessee) và ông Mike Braun (Indiana).



Trong khi đó, Thượng nghị sĩ mới đắc cử Cynthia Lummis thuộc đảng Cộng hòa bang Wyoming, cùng các Thượng nghị sĩ khác là ông Roger Marshall (Kansas), ông Bill Hagerty (Tennessee) và ông Tommy Tuberville (Alaska) cũng có kế hoạch tham gia động thái phản đối này. Họ sẽ tuyên thệ vào Chủ nhật ngày 3/1 (theo giờ Mỹ), vài ngày trước Phiên họp chung.


Với thông báo này, hiện có 12 Thượng nghị sĩ xác nhận ý định phản đối các lá phiếu Đại cử tri gây tranh cãi vào ngày 6/1.


Thượng nghị sĩ Josh Hawley là Thượng nghị sĩ đầu tiên của đảng Cộng hòa công bố kế hoạch phản đối vào đầu tuần này. Ngoài ra, Hạ viện có 40 thành viên khẳng định tham gia phản đối các lá phiếu Đại cử tri, theo một cuộc khảo sát của The Epoch Times.


Để quy trình phản đối có hiệu lực trong Phiên họp chung, cần có ít nhất một thành viên Hạ viện và một Thượng nghị sĩ đưa ra lời phản đối dưới dạng văn bản. Nếu sự phản đối đối với phiếu bầu của Cử tri đoàn từ bất kỳ bang nào đáp ứng các yêu cầu này, Quốc hội Mỹ sẽ tạm dừng Phiên họp chung, đồng thời mỗi viện sẽ rút vào phòng riêng để tranh luận về vấn đề này trong tối đa 2 giờ. Hạ viện và Thượng viện sau đó sẽ bỏ phiếu riêng để quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ phản đối, và để lời phản đối thành công yêu cầu đa số phiếu tại cả 2 viện.


Nếu cả 2 ứng cử viên Tổng thống nhận được ít hơn 270 phiếu Đại cử tri vào ngày 6/1, thì một cuộc bầu cử ngẫu nhiên sẽ được kích hoạt. Khi đó, phái đoàn của mỗi bang tại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ bỏ một phiếu bầu trong khối để xác định tân tổng thống, trong khi phó tổng thống được quyết định bằng một lá phiếu tại Thượng viện Hoa Kỳ.


Đảng Dân chủ và một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối các kế hoạch chống lại kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn. Trong ngày 2/1, các Thượng nghị sĩ Pat Toomey và Lisa Murkowski thuộc đảng Cộng hòa đã đưa ra tuyên bố để tái khẳng định sự ủng hộ của họ cho các lá phiếu Đại cử tri bầu cho ông Biden.


Tương tự, các thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện đã bác bỏ những nỗ lực của các đồng nghiệp thuộc đảng Cộng hòa của họ.



Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar thuộc đảng Dân chủ cho biết trong một tuyên bố: “Ông Joe Biden sẽ được nhậm chức vào ngày 20/1, và không có chiêu trò công khai nào thay đổi được điều đó”.


Một Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ khác là ông Richard Blumenthal cho biết trong một tuyên bố riêng: “Chiêu trò cơ hội thảm hại này là một cuộc công kích vào nền dân chủ của chúng ta. [Nó] đi ngược lại [bản tính] của người Mỹ và [thể hiện sự] vô lương tâm. Các phiếu bầu đã được tính, đếm lại, chứng nhận và tất cả các tranh chấp hoàn toàn bị bác bỏ. Đã đến lúc điều phối lại và hoàn thành công việc".


Trong bản tuyên bố hôm 2/1, các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thừa nhận họ dự đoán được các thành viên đảng Dân chủ và một số thành viên đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu chống lại họ. Tuy nhiên, nhóm 11 Thượng nghị sĩ tuyên bố, việc “ủng hộ tính liêm chính trong bầu cử không phải là vấn đề đảng phái”.


Họ nói: “Một cuộc thẩm định công bằng và đáng tin cậy — được tiến hành khẩn trương và hoàn thành tốt trước ngày 20/1 — sẽ cải thiện đáng kể niềm tin của người Mỹ vào quy trình bầu cử của chúng ta, và sẽ nâng cao đáng kể tính hợp pháp của bất kỳ ai trở thành Tổng thống tiếp theo của chúng ta. Chúng ta nợ người dân [Mỹ] điều đó”.


Lời tuyên bố này được đưa ra, sau khi nhiều đồng minh của Tổng thống Donald Trump kêu gọi Phó Tổng thống Pence bác bỏ các lá phiếu Đại cử tri từ các bang có tranh chấp. Một thẩm phán vào ngày 1/1 đã bác đơn kiện của Hạ nghị sĩ Louie Gohmert và các thành viên đảng Cộng hòa khác chống lại ông Pence.


Đơn kiện yêu cầu tòa án cấp cho vị Phó Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ “quyền độc quyền và toàn quyền quyết định số phiếu Đại cử tri nào sẽ được tính cho một tiểu bang nhất định” vào ngày 6/1.


Đọc thêm »



© Du Miên
    Theo Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad